Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Chùm ảnh: Đi tìm “dáng Kiều thơm” của thiếu nữ Hà Thành xưa

Những tấm ảnh đen trắng hiếm hoi đã lưu lại những nét đẹp căng tràn sức xuân của phụ nữ Hà Thành xưa.
Vẻ đẹp của người con gái Tràng An xưa với hàm răng nhuộm đen, với đôi guốc mộc, tà áo tứ thân kín đáo hay yếm đào trễ nải... đã trở thành những giá trị bất biến trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Chẳng thế mà bao chàng trai rời Hà Nội đi xa không khi nào vơi nỗi nhớ về một "dáng Kiều thơm" nơi quê nhà.
Cùng chúng tôi ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX để tìm lại vẻ đẹp của thiếu nữ Hà Thành qua những tấm ảnh đen trắng hiếm hoi còn lại:

Thiếu nữ Hà Thành nhuộm răng đen, 1915.



Một phụ nữ Hà Nội đang ngồi trang điểm. Ảnh chụp những năm 1914-1915.


Thiếu nữ Hà Nội đội nón quai thao.


Cô gái Hà Nội ngồi têm trầu - 1916.


Những người phụ nữ trong một gia đình ở Hà Nội đầu thế kỷ XX.





Nét xuân thì của những cô gái Hà Thành toát lên với dải yếm.


Một trong số những kiểu "ăn chơi" của các thiếu nữ Hà Thành.


Thiếu nữ Hà Nội năm 1922.


Thiếu nữ Tràng An pha trà.


Vường hoa Ngọc Hà những năm đầu thế kỷ XX.




Gáng hàng hoa tren vai những thiếu nữ và em nhỏ ngày ấy.- Theo: Chùm ảnh: Đi tìm “dáng Kiều thơm” của thiếu nữ Hà Thành xưa

Chùm ảnh: Ngẩn ngơ yếm thắm của kiều nữ Việt xưa



Được thiết kế là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, yếm đào dùng để che ngực. Trong ảnh là thiếu nữ khoe vẻ kiêu sa với trang phục yếm đào.

 Từ xa xưa, phụ nữ Việt đã "kết thân" với yếm đào. Yếm thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân.

 Cô gái Bắc Kỳ thời kỳ 1919 - 1926.

 Phụ nữ nông thôn Hà Nội thời kỳ 1919 - 1926.

 Thiếu nữ e ấp, dịu dàng trong yếm thắm.

Theo Wikipedia, phụ nữ Việt xưa không kể tầng lớp, giai cấp xã hội, từ các tôn nữ, công chúa nơi thâm cung, các phu nhân tiểu thư của những gia đình quý tộc, đến những người phụ nữ bình dân tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi chồng, nuôi con... đều sử dụng áo yếm.

 Thời xưa, người ta tôn thờ vẻ đẹp thắt đáy lưng ong ở phái yếu. Một số quan điểm cho rằng, chiếc yếm được ra đời là nhằm tôn lưng ong của người phụ nữ.

 Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở ngoại hình mà còn thể hiện sự nết na, đức hạnh của một người vợ, người mẹ.

Chiếc yếm lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ 12 ở triều Lý.

Theo Wikipedia, vào thế kỷ 18-19, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét làm cổ, hai đầu đính mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ khoét tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cỗ xe, đáy chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ nhạn.

Nếu người lao động đồng ruộng mặc yếm màu nâu bằng vải thô thì con gái nhà gia giáo thích kết thân với những chiếc yếm nhiều màu trang nhã và kín đáo. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm...

Không chỉ quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, bao đời nay, yếm đào cũng đã đi vào thơ ca Việt Nam.

 Dẫu đã thành dĩ vãng, nhưng hình ảnh thiếu nữ e ấp...

 ...mộc mạc với yếm thắm lụa đào còn sống mãi trong tâm thức người Việt. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét