Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Chỉ ra sự thật về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong vụ tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên

TLQ:-Bắc Ninh: Bắt “Cậu Thủy” người tự cho là “nhà tâm linh”
- TLQ: Phan Thị Bích Hằng đính chính về tin đồn Đại Lễ thất bại

-

Phóng Sự: Vụ chôn xương vụn và xương động vật giả làm mộ liệt sĩ
Subscribe (Đăng ký): http://www.youtube.com/subscription_c... để xem bài 2: Bản thỏa thuận giữa Ngân hàng CSXH và kẻ lừa đảo


25 phút sau đây sẽ nói về vụ án tán tận lương tâm nhất trong lĩnh vực đáng trân trọng nhất của xã hội ta, đó là lĩnh vực đền ơn đáp nghĩa tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sĩ.

Đúng vào dịp 27/7/2013 vừa qua một ngân hàng và một nhà tâm linh đã khai quật một điểm ở Quảng Trị để đưa về 9 tiểu sành mà họ gọi là đựng hài cốt liệt sĩ. Nhưng giám định đã cho thấy đây là một vụ chôn xương người lẫn xương động vật giả làm hài cốt liệt sĩ. Và đây đã là vụ thứ 4 họ đã cùng làm
WWW.VTV.VN - Đài Truyền hình Việt Nam.

Bài 1: Từ một cá thể lừa đảo truy ra một tổ chức
> Xem Phóng sự điều tra: Vụ chôn xương vụn và xương động vật giả làm mộ liệt sĩ
Từ ngày 1/1 đến 26/7/2013, 107 tiểu sành chứa xương vụn và xương động vật đã được chôn vào Nghĩa trang Liệt sĩ của 3 tỉnh lớn - Đăk Lăk, Bình Phước, Quảng Trị, với nghi lễ trọng thể có lãnh đạo tỉnh tham gia. Vì sao cả một bộ máy chính quyền bị lôi vào chứng thực cho những hành vi táng tận? Là vì, nơi đứng ra bảo kê cho kẻ lừa đảo, kẻ tự xưng là “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy, là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. 

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 1024x683.

Quote:
“NHCSXH được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.”.

Website Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (vbsp.org.vn)
Cuối năm 2011, từ Hướng Hóa, Quảng Trị, có nhiều nguồn tin báo cho chúng tôi biết, “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy, thường gọi là “cậu Thủy” thường xuyên lên Hướng Hóa và chỉ mộ liệt sĩ ở các bìa rừng. Có nghi vấn chôn xương, giả làm hài cốt liệt sĩ. Kết hợp với thông tin từ một số gia đình liệt sĩ, rằng họ đã đến nhà “Cậu Thủy” ở thị trấn Chờ, Bắc Ninh trước đó vài tháng, kê khai tên họ liệt sĩ, cung cấp giấy báo tử, rồi chờ “cậu” gọi đi.

Với nhiều người, việc chôn xương và di vật giả hài cốt liệt sĩ là việc không thể tưởng tượng nổi. Nhưng thực tế, nhiều người chạy xe ôm ở Quảng Trị đã kể những chuyện như vậy như chuyện không lạ lẫm gì. Đại tá Hồ Thanh Tự, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Quảng Trị nhiều lần nhắc lại vụ việc ông Đặng Xuân Ba bị bắt, khi đang khai quật “hài cốt liệt sĩ” tại Quảng Trị. Có nghi ngờ ông này bỏ xương vụn và lọ peneciline vào hố đất đang đào dở, mà ông này bảo là mộ liệt sĩ. Khi kiểm tra tại nhà khách, đã tìm thấy nhiều lọ peneciline, túi đựng xương vụn và giấy ghi tên liệt sĩ, chuẩn bị sẵn cho 1 loạt vụ sau. Đặng Xuân Ba là “nhà ngoại cảm” đầu tiên bị bắt (năm 2006).

Trở lại với việc điều tra tin đồn rằng “nhà tâm linh” Nguyễn Thanh Thúy không bỏ trộm xương, mà là chôn xương từ trước.

Nơi hi sinh cách nơi “thầy” chỉ hài cốt hơn 100 km

Liệt sĩ (LS) Hoàng Văn Tố, sinh năm 1935, quê Yên Dũng, Bắc Giang. LS nhập ngũ tháng 7 năm 1967, hi sinh ngày 16/11/1969, đơn vị: đại đội 1, tiểu đoàn 1, trung đoàn 6, Quân khu Trị Thiên. Theo Trích lục liệt sĩ do Cục Chính sách, Bộ Quốc phòng cung cấp, LS hi sinh tại Phong Sơn; nơi mai táng ban đầu là “Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế”. 

Ngày 22/4/2012, “cậu Thủy” dẫn 3 người con của LS Hoàng Văn Tố đến Làng Vây, Hướng Hóa, chỉ vào 1 đám đất ở bìa rừng, ven Đường 9, bảo là đồng đội đã chôn LS ở đó.

Chúng tôi đã gặp trên 10 cựu chiến binh (CCB) trong Ban Liên lạc Trung đoàn 6, trong đó có CCB tiểu đoàn 1. Họ đều khẳng định: E6 không hề có mặt ở Làng Vây kể từ năm 1966, mà chiến đấu tại vùng núi Bắc Thừa Thiên – Huế, cách làng Vây trên 100 km. Trong chiến sự năm 1969, không có đường nối giữa 2 địa điểm này. Các cựu binh đều bức xúc trước thông tin về vụ tìm hài cốt trên.

44 năm, mũ cối còn nguyên lớp giấy bồi!

18 giờ ngày 22/4, Nguyễn Thanh Thúy, Mẫn Thị Duyên (vợ không đăng ký của Thúy) và 1 người thân cận tên Vượng bắt đầu đánh dấu nơi được gọi là mộ LS. Thời điểm này, Thúy chưa thấy cần áp dụng đến biện pháp nhập vong, nên cứ thế ra cắm hương, và bảo Duyên xuống hốt cốt. Thúy bảo 3 người con Liệt sĩ gọi bố ơi 3 lần đi. Ba người con cùng cất tiếng nghe ai oán: “Bố ơi! Bố ơi! Bố ơi!”…

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x519.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x576.

Quote:
Nguyễn Thanh Thúy, sinh năm 1959 và vợ không giá thú là Mẫn Thị Duyên (1963) cùng quê Bắc Ninh. Năm 1996, cả hai bị bắt vì tội lừa đảo và tàng trữ vũ khí quân dụng, bị kết án 10 và 12 năm tù. Ra tù năm 2005 và 2007.
Gia đình con trai LS Tố khó khăn, được bình xét hộ nghèo. Ngoài làm nông, ai thuê gì thì làm nấy. Anh Tuyền hiện là người thờ cúng LS. Con gái út của Liệt sĩ cho biết anh em trong nhà cũng cảnh giác, vì sợ bị thôi miên, sợ “nhà ngoại cảm” lén bỏ vật gì vào hố. Nhưng khi đào xuống thấy đôi dép cao su có châm chữ “TO – HB” (hiểu là “Tố - Hà Bắc”) thì tin. Chị Hòa hiện là cán bộ Hội Chữ thập đỏ địa phương. Chị bảo tiền tốn kha khá. Khi nghe tin Nguyễn Thanh Thúy đang bị công an điều tra, chị ngậm ngùi nói: “Chúng em nhà quê, thấy vậy thì tin vậy thôi, biết làm sao được!”.

Khó mà nghi ngờ, vì Thúy – Duyên đã rút kinh nghiệm từ những vụ như Đặng Xuân Ba, là không lén bỏ vật gì lúc khai quật, mà chuẩn bị sẵn hiện trường từ trước. Mánh lới ngụy tạo mồ mả của Thúy ra sao, chúng tôi sẽ kể vào dịp sau. Còn tại chỗ lúc đó, cũng dễ nhận ra 2 điều phi lý sau đây:

Chiếc mũ cối được cho là của LS, có châm chữ “TO – LB” (không hiểu vì sao là LB?) bị dập bẹp, nhưng còn rất mới. Sơn xanh còn nguyên. Tệ hơn, mũ bằng carton ép, mà lớp giấy bồi còn nguyên! Mũ bộ đội vào thời có cốt bằng cót ép, không phải bằng giấy bồi.

Đôi dép cao su có châm chữ “TO – HB” thì mới nguyên, là dép đúc chứ không phải dép rút quai như của bộ đội hồi xưa. Đế dép sắc sảo chưa mòn chút nào. 44 năm, mà quai dép còn đàn hồi được chăng?

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x576.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x576.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x576.

Ảnh đã được thu nhỏ. Vui lòng nhấn vào đây để xem kích thước thật 720x576.


Ấn tượng nhất là hình người nằm dài hơn 2 mét, trong như hình dạng của xác ướp Ai Cập. Hình này là 1 lớp đất đen rất mỏng, không kết dính với lớp đất vàng xung quanh. Sau này, khi tìm được một số người đã từng làm việc cho Thúy, chúng tôi mới biết đây là lớp bùn được dàn ra thành hình, hoặc dễ làm hơn là mang tro trộn với đất. Người đi chôn xương thường đi cùng với Thúy và Duyên, có thể xuất hiện tại chỗ, hoặc có thể đứng xa. Khi xác định chưa đúng vị trí, Thúy cầm điện thoại gọi cho “Mẫu”, và nghe “Mẫu” chỉ: dịch sang trái, phải hay tiến lên lùi xuống.

Đang tiếp tục theo dõi Nguyễn Thanh Thúy, thì thật bất ngờ, chúng tôi nhận được thông tin từ cựu chiến binh ở Đăk Lăk, về việc đang diễn ra vụ quy tập rất lớn tại vùng đất hoang bên Đường 14, thuộc địa phận xã Ea H’Leo, huyện cùng tên. Người chỉ dẫn là “cậu Thủy”, còn nhà tổ chức là Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam. Đó là vào ngày cuối cùng của năm 2012.

Vì sao một Ngân hàng mang một sứ mệnh cao cả là công bằng xã hội, giúp đỡ người nghèo, lại gắn cái tên mình với một nhân vật có tiền án vì tội lừa đảo, nổi tiếng bất minh trong một vùng?

Nhóm PV “Trở về từ ký ức”

> Đón xem Bài 2: Bản thỏa thuận giữa Ngân hàng CSXH và kẻ lừa đảo

http://trovetukyuc.vn/chitiettintuc.asp?id=110#sthash.UQe7eQYh.dpuf

--http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/146342/chon-xuong-vun-va-xuong-dong-vat-gia-hai-cot-liet-si.html

Chôn xương vụn và xương động vật giả hài cốt liệt sĩ

Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội hợp tác với nhà "ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy khai quật hài cốt giả để rút ruột ngân sách hàng chục tỷ (12/2012 - 07/2013).
105 mộ trong nghĩa trang Liệt sỹ của 3 tỉnh chứa xương động vật. 4 đợt khai quật trái chức năng, trái quy định của Đảng, Nhà nước nhưng được các UBND tỉnh hậu thuẫn.
Mỗi bộ "hài cốt", NHCSXH chi cho "ngoại cảm" 75 triệu, tổng mỗi "công trình" chi 300 triệu. Chỉ đếm 4 phi vụ khai quật tập thể, riêng chi cho một nhà "ngoại cảm" tên Nguyễn Thanh Thúy (cậu Thủy) số tiền 7,9 tỷ đồng, đó là chưa kể hàng chục vụ lẻ khác.
Phóng sự do Nhóm phóng viên Trở về từ ký ức thực hiện trong 2 năm.
Nguyễn Thanh Thúy (tức "cậu Thủy") không cho người khác gọi mình là nhà ngoại cảm mà tự xưng là "nhà tâm linh". Từng có tiền án, sau khi ra tù, ông Thúy chuyên hành nghề tìm mồ mả và của cải chôn dưới đất.


Từng vào tù về tội lừa đảo
Theo điều tra của chúng tôi, Nguyễn Thanh Thúy (54 tuổi, quê quán tại thôn Ân Phú, xã Phú Lâm, H.Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) từng là công an. Nhưng ông Thúy đã bị loại khỏi ngành vì lạm dụng chức vụ và lừa đảo.
tâm linh, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm, lừa đảo, hài cốt
Người tự xưng là "nhà tâm linh", tức "cậu Thủy" (đeo kiếng)
Sau khi ly dị vợ đầu, năm 1995, ông Thúy chung sống với bà Mẫn Thị Duyên (50 tuổi), cùng hành nghề cúng bái và tìm mồ mả thất lạc cho người dân địa phương và mấy tỉnh lân cận. Năm 1996, Thúy và Duyên bị công an tỉnh Bắc Ninh bắt vì tội lừa đảo, chiếm dụng tài sản và sử dụng vũ khí quân dụng.
Sau đó, Thúy bị kết án 10 năm tù, Duyên 12 năm tù. Năm 2005, sau khi ra tù, ông Thúy tiếp tục hành nghề “thấu thị”, tìm mồ mả và bắt đầu nhận tìm mộ liệt sĩ với biệt danh tự xưng là “cậu Thủy”.
Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội quy tập K72 của Bộ chỉ huy quân sự Bình Phước, nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, Đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định ADN để đi kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.
Đích thân Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Phước Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị giám định ADN và giám định xương cốt nhưng vẫn không có kết quả.
Quy trình tìm kiếm như sau: Người thân đến tìm “cậu Thủy” và đặt cọc số tiền 15 - 20 triệu đồng. Sau vài tháng, “cậu” gọi đi đến một nơi hoang vắng, sau đó bảo nhập vong. Vong sẽ đưa đến nơi mà đào khoảng 0,5 đến 1 mét là thấy xương vụn kèm di vật có khắc tên. Sau đó, gia đình của liệt sĩ sẽ trả thêm cho cậu khoảng 100 triệu đồng.
Những cuộc tìm kiếm "thành công" của vợ chồng Thúy để lại rất nhiều nghi vấn.
Như trường hợp liệt sĩ Hoàng Văn Tố, hy sinh tại Phong Điền, Thừa Thiên-Huế, cách làng Vây hơn 100 cây số. Vậy mà Thúy lại nói liệt sĩ Tố nằm tại làng này.
44 năm đã qua, xương thì vụn nát mà chiếc mũ cối kèm theo vẫn còn nguyên lớp giấy bồi, không mủn. Dép cao su còn mới nguyên có đục tên, lớp đất đen mà Thúy bảo là xương thịt liệt sĩ hóa thành lại là bùn được rải một lớp mỏng.
Liệt sĩ Trần Văn Thực hy sinh tận Quân khu 9 nhưng Thúy dẫn gia đình ra đến Cam Lộ, Quảng Trị và đưa về một nhúm xương vụn với chi phí lên đến 120 triệu đồng.
Với những cuộc tìm kiếm được trả công hậu hỉ, vợ chồng Thúy - Duyên phất lên nhanh chóng.
Gắn chặt với ngân hàng
Không phải đợi đến vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS) ở Lâm Xuân, xã Gio Mai (H.Gio Linh, Quảng Trị) (như Thanh Niên Online đã tường thuật trong bài 1) mà sự kết hợp của "nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy với Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXHVN) mới bắt đầu.
tâm linh, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm, lừa đảo, hài cốt
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị đã tiến hành đối chứng, kiểm tra việc quy tập hài cốt liệt sĩ mà "cậu Thủy" và một ngân hàng thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hôm 25.7...
Theo thống kê của chúng tôi, đã có đến 105 trường hợp HCLS được cả Thúy và NHCSXHVN tìm được, với chi phí bồi dưỡng cho "nhà tâm linh" là 75 triệu đồng/trường hợp.
Cuối tháng 12.2012, “cậu Thủy” và NHCSXHVN đã tổ chức quy tập HCLS tại xã Ea H’Leo, bàn giao 31 HCLS cho tỉnh Đắk Lắk. Cũng với một kịch bản tương tự tại Quảng Trị, chỉ có người nhà “cậu Thủy” và nhân viên NH được tham gia tìm kiếm, cất bốc. Đội quy tập F320 chỉ đứng ngoài chứng kiến.
Đáng chú ý là tại địa điểm khai quật (khu vực km 105, gần cầu 110, thôn 1, xã Ea H’leo), theo xác minh của Cục Chính trị, Bộ tư lệnh Quân đoàn 3 thì không thấy có đơn vị nào hoặc trận đánh nào thuộc Mặt trận Tây nguyên - Quân đoàn 3 tại đó. Cũng không có thông tin về liệt sĩ nào hy sinh và được mai táng tại khu vực đó.
Ngoài ra, trong danh sách 5 liệt sĩ được xác định danh tính tại đó thì có người có thời điểm hy sinh cách nhau đến 4 năm.
Sự phi lý càng lộ rõ khi liệt sĩ Nguyễn Văn Hải hy sinh năm 1969 tại Quảng Trị, còn liệt sĩ Mẫn Bá Phùng (họ hàng Mẫn Thị Duyên, hiện đồng đội vẫn còn sống) ngã xuống năm 1968 tại Đông Nam bộ nhưng xương cốt của họ lại lại nằm chung với nhau tại mảnh đất Tây nguyên.
tâm linh, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm, lừa đảo, hài cốt
.... và Bộ chỉ huy quân sự Quảng Trị nhận thấy các rễ cây ở lớp đất phía trên hố khai quật đều đã bị cắt từ trước
Tháng 2, tại Bình Phước, hình ảnh “cậu Thủy” cùng dàn nhân viên áo thun xanh đồng phục của NHCSXHVN lại xuất hiện rầm rộ trong một cuộc quy tập mới ở P.Hưng Chiến, H.Bình Long.
Có tổng cộng 15 HCLS được “cậu Thủy” và các nhân viên NH tìm thấy trong cuộc quy tập này. Tuy nhiên, vẫn là những mảng miếng, kịch bản và nghi vấn y chang những lần trước.
Ông Võ Văn Mãng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) Bình Phước, cùng đại tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng Đội quy tập K72, đều bức xúc cho rằng đây là sự lừa bịp rõ ràng.
Trong Báo cáo kết quả giám sát khai quật, đại tá Bình nêu ý kiến: Cùng với Sở LĐ-TB-XH, đội K72 thống nhất xác định đây không phải là hài cốt. Kiến nghị khai quật lại toàn bộ số hài cốt vừa an táng đem đi giám định ADN để có kết luận cuối cùng một cách khoa học và chính xác.
Đích thân Phó giám đốc Võ Văn Mãng hai lần gửi công văn cho Cục Người có công Bộ LĐ-TB-XH (vào tháng 1 và tháng 7.2013) đề nghị giám định ADN và giám định xương cốt đã quy tập nhưng vẫn không có kết quả...
(Theo Thanh niên)



Lần thứ 4 trong vòng 7 tháng, nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy (tức cậu Thủy) cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH) tổ chức đợt quy tập hài cốt liệt sĩ (HCLS). Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị phản đối quyết liệt vì họ khẳng định hiện trường đã bị làm giả.


Hiện trường "đã được chuẩn bị"
Ngày 25/7, thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (H.Gio Linh, Quảng Trị) náo nhiệt lạ thường vì đoàn người mặc áo thun xanh lá cây, mang logo NH CSXH, và nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy tiến hành tìm kiếm, quy tập HCLS tại đây.
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
"Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy (áo vét xám) chỉ đạo cuộc tìm kiếm quy tập vào tối 25/7
Chuyện tìm mộ của đoàn người này cũng khá... ly kỳ. Sau khi làm lễ, ông Thúy trao nhang cho một người phụ nữ mặc áo xanh của NH CSXH. Cùng lúc đó, hai người đàn ông, cũng của ngân hàng dìu người phụ nữ này (cho là đã được vong nhập), đi tìm mộ.
Một việc làm nếu chúng ta không làm hết trách nhiệm của mình thì chúng ta có tội với người đã mất. Hôm nay có các anh giám sát hiện trường để xem xét. Có thể kết luận rằng những nơi mà có hài cốt, mà có di vật gì đó là những nơi đã được chuẩn bị và đào sẵn - Đại tá Trần Minh Thanh - Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị
Đến một nơi, ông Thúy phán đây là mộ phần của các liệt sĩ Tạ Văn Tín, Hoàng Văn Thành và Nguyễn Như Hổ. Ông Thúy và Tổng giám đốc NH CSXH Dương Quyết Thắng yêu cầu phải cho "quân" của mình (là vợ ông Thúy và nhân viên của NH CSXH tự tay tiến hành đào bới, cất bốc HCLS).
Do đã được báo trước về các nghi vấn từ 3 vụ “quy tập” tương tự tại Đắk Lắk và Bình Phước, BCHQS tỉnh Quảng Trị đã bảo vệ hiện trường và thực hiện đào bới bằng tay để đối chứng, với sự chứng kiến của NH CSXH, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Quảng Trị, cùng thân nhân liệt sĩ và người dân địa phương.
Hàng loạt dấu hiệu làm giả hiện trường đã được phơi bày.
Cụ thể, đất ở đây đã được đào bới từ trước nên tơi xốp, đào bằng tay được hơn 1 m trong khi dân quân đào đối chứng ở ba miệng hố xung quanh chỉ được tối đa khoảng 20 cm.
Các rễ cây dưới đất đều bị chặt chưa lâu. Tại nơi phát hiện “hài cốt” vẫn xuất hiện lá tràm xanh tươi.
Trước quá nhiều điều bất thường như vậy, đại tá Trần Minh Thanh, Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị, đã phải kết luận ngay với người của NH CSXH tại đó rằng: “Một việc làm nếu chúng ta không làm hết trách nhiệm của mình thì chúng ta có tội với người đã mất. Hôm nay có các anh giám sát hiện trường để xem xét. Có thể kết luận rằng những nơi mà có hài cốt, có di vật gì đó, là những nơi đã được chuẩn bị và đào sẵn”.
Đến tối cùng ngày, BCHQS tỉnh, huyện và chính quyền xã Gio Mai kết luận số hài cốt tìm được không đủ cơ sở để xác định là HCLS, vì thế các cơ quan này không tham gia tiếp tục khai quật.
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Các nhân viên NH CSXH kè người "nhập vong" để tìm kiếm HCLS tại Quảng Trị ngày 25.7
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Đại tá Trần Minh Thanh (giữa, người mặc quân phục, khoanh tay), Chính ủy BCHQS tỉnh Quảng Trị, giám sát cuộc tìm kiếm quy tập và khẳng định đây là một vụ dàn dựng hiện trường
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Lá cây phát hiện chung với số hài cốt vẫn còn xanh tươi
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Các rễ cây đã bị chặt đứt... từ trước
Chưa khai quật đã xác định tên liệt sĩ!
Ông Nguyễn Thanh Thúy và các nhân viên NH CSXH lại tiếp tục sử dụng cuốc xẻng để mở rộng các vị trí quy tập, phân chia những mẩu xương bốc lên ra 9 tiểu sành nhỏ và đưa về sân vận động xã Gio Mai làm lễ.
Mặc dù không có biên bản bàn giao của BCHQS tỉnh Quảng Trị, nhưng đến sáng 26.7, NH CSXH vẫn đưa 9 tiểu sành vào Nghĩa trang liệt sĩ (NTLS) quốc gia Đường 9 để làm lễ truy điệu chớp nhoáng. Do BCHQS tỉnh Quảng Trị không đồng ý đây là HCLS nên 9 tiểu sành được chôn tạm xuống ven lối đi trong NTLS đường 9.
Ngày 1.8, đại diện NH CSXH Việt Nam đã xin gặp BCHQS tỉnh Quảng Trị để trần tình và đề nghị công nhận HCLS cho các hài cốt vừa tìm được. Đáng chú ý là trong cuộc gặp gỡ này, NH CSXH còn mời cả thân nhân của 2 trong số 3 gia đình liệt sĩ được cho là đã tìm thấy trong cuộc quy tập.
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Buổi tìm kiếm HCLS dù bị BCHQS tỉnh Quảng Trị phản đối nhưng các nhân viên trong đồng phục áo xanh của NH CSXH vẫn tự mình đào bới quy tập hài cốt cho là liệt sĩ
Có một chuyện lạ lùng nữa là khi chưa tiến hành khai quật, NH CSXH đã biết trước là sẽ tìm kiếm được bao nhiêu hài cốt và của LS nào. Trong công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị ngày 15.7, NH này nêu rõ: Theo chương trình “Tìm kiếm quy tập HCLS” trong 2 ngày (25 và 26.7), NH CSXH Việt Nam phối hợp với nhà tâm linh, ngoại cảm xác định và tổ chức cất bốc hài cốt 9 liệt sĩ, trong đó có 3 liệt sĩ Tạ Văn Tín, Nguyễn Như Hổ và Hoàng Văn Thành…
Trong cuộc trần tình với BCHQS tỉnh Quảng Trị, ông Đoàn Văn Khải, Chủ tịch Công đoàn NH CSXH, cho biết đây không phải là lần đầu tiên NH tham gia tìm kiếm, cất bốc và quy tập HCLS. Ông Khải khẳng định đã “tìm được 115 HCLS rồi, ở các nơi khác. Chúng tôi nói là các tỉnh đều xác nhận chứ không riêng Quảng Trị”.
Trước tình hình này, BCHQS tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu làm xét nghiệm ADN đối với 3 gia đình liệt sĩ có tên, và giám định di vật, cụ thể là 3 bi đông khắc tên.
Ngày 4.8, Viện Pháp y quân đội vào lấy mẫu 9 tiểu sành. Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Chủ nhiệm Khoa xét nghiệm, cho biết có 3 loại xương trong mỗi tiểu sành: hài cốt không bị tác động, hài cốt bị tác động (tức là các mảnh vỡ của xương còn mới - PV) và loại hài cốt thứ ba chính là xương động vật.
Ngày 16.8, Viện Pháp y quân đội có văn bản gửi Cục Người có công (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết kết quả giám định bước đầu trong đó khẳng định có một số xương nhỏ nghi ngờ là xương động vật và đề nghị cho ý kiến về việc giám định ADN.
Trong khi đó, kết luận của Phòng khoa học hình sự Công an tỉnh Quảng Trị ngày 20.8 cho biết số di vật (các bi đông tìm được) có nét chữ khắc còn mới trong khi bề mặt kim loại sáng hơn, bờ mép sắc gọn và mức độ oxy hóa ít hơn so với sự oxy hóa trong điều kiện tự nhiên của toàn bộ bề mặt các bi đông.
hài cốt, liệt sĩ, tâm linh, quy tập, lừa đảo, bất thường, Nguyễn Thanh Thúy, ngoại cảm
Người tự xưng là nhà ngoại cảm, tức "cậu Thủy" (đeo kiếng)
Cho đến thời điểm này, quan điểm của BCHQS tỉnh Quảng Trị vẫn trước sau như một, khẳng định chắc chắn số hài cốt được “tìm thấy” hồi tháng 7 năm nay không phải là hài cốt của các anh hùng liệt sĩ bởi những căn cứ xác thực kể trên. Ngoài ra, những lý do khác như "tại sao mũ cối nằm dưới đất 43 năm mà vẫn còn?" cũng được BCHQS tỉnh Quảng Trị đưa ra.
Ngay cả người dân thôn Lâm Xuân hay cấp ủy, chính quyền xã Gio Mai cũng cùng quan điểm trên, vì địa hình gò cát Lâm Xuân chỉ mới được bồi trong vòng một chục năm nay. Thời chiến tranh, tại vị trí khai quật, không diễn ra chiến sự và không có mặt Sư đoàn 320, đơn vị của 2 trong số 3 liệt sĩ được nêu tên.
Theo điều tra của chúng tôi, đây không phải là lần đầu tiên các cuộc tìm kiếm, quy tập HCLS của “cậu Thủy” kết hợp với NH CSXH Việt Nam gặp phản ứng gay gắt từ các sở, ban ngành địa phương.
Vậy nhà tâm linh Nguyễn Thanh Thúy, tức “cậu Thủy”, là ai? NH CSXH vì sao lại nhiệt tâm đến thế trong việc cùng nhà tâm linh này tìm kiếm, quy tập HCLS?
(Thanh niên)

Vì sao loạt bài nói về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tiếp tay cho các "nhà ngoại cảm" lừa đảo, đăng trên báo Đất Việt đã bị gỡ bỏ?

Bài 1 đã bị gỡ: "Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tay cho ngoại cảm rởm?"
http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-tiep-tay-cho-ngoai-cam-rom-2357835/

Xem nội dung tại đây: http://www.baomoi.com/Ngan-hang-Chinh-sach-xa-hoi-tiep-tay-cho-ngoai-cam-rom/141/12221418.epi

Bài 2 đã bị gỡ: "Ngân hàng Chính sách cùng ngoại cảm rởm: Sự thật đau lòng!"
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/ngan-hang-chinh-sach-cung-ngoai-cam-rom-su-that-dau-long-2357944/

Xem nội dung tại đây: http://www.baomoi.com/Ngan-hang-Chinh-sach-cung-ngoai-cam-rom-Su-that-dau-long/121/12229972.epi

Báo Đất Việt quảng cáo bài 3 nhưng có lẽ tác giả đã viết mà chưa từng được lên mặt báo: "Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò gì trong vụ việc tiếp tay nhà ngoại cảm rởm?"

Còn đây là video nói về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam thông đồng với 'nhà tâm linh' Nguyễn Thanh Thúy trong các vụ khai quật hài cốt liệt sĩ ngụy tạo: Vụ chôn xương vụn và xương động vật giả làm hài cốt liệt sĩ:
https://www.youtube.com/watch?v=2QxJiMu1wpc

---------
 http://www.baomoi.com/Ngan-hang-Chinh-sach-xa-hoi-tiep-tay-cho-ngoai-cam-rom/141/12221418.epi

Chiêu trò lừa gạt của nhà ngoại cảm

Tối ngày 25/7, ở thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (Gio Linh - Quảng Trị) có vài chục chiếc ô tô hạng sang và chật ních người đi lại. Hàng chục chiếc ô tô hạng sang này có bỉem kiểm soát ở Nghệ An, Hà Nội, Thanh Hóa...

Những người đi trên những chiếc xe này mặc áo xanh có ghi chữ là Công đoàn NHCSXH, và một số đối tượng tự xưng là “nhà ngoại cảm” có tên là Nguyễn Xuân Thủy đã đến địa điểm trên để khai quật, cất bốc “hài cốt liệt sĩ”.

Trong quá trình chuẩn bị tiến hành khai quật khu vực, ông Thủy liên tục khẳng định: “Khu vực cồn cát giáp ranh thôn Tân Minh, xã Gio Thành với thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai (Gio Linh- Quảng Trị) có 9 hài cốt liệt sĩ, sẽ được cất bốc, đưa về Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 an táng vào sáng 26/7”.
Chân dung Nguyễn Thanh Thủy và các nhân viên Công đoàn NHCSXH trong cuộc đào bới ở xã Gio Mai (Gio Linh - Quảng Trị) vào ngày 25/7.

Theo đề nghị của ông Thủy, việc tự khai quật, cất bốc 9 hài cốt này phải do chính người của “nhà ngoại cảm” và nhân công của Ngân hàng chính sách đứng ra thực hiện cất bốc.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã không chấp thuận và đặt ra nghi vấn: Tại sao cứ phải là người của Ngân hàng chính sách xã hội trực tiếp cất bốc và phải do chính ông Thủy hướng dẫn?.

Chính vì thế, ngay khi ông Thủy cùng đoàn tìm kiếm là người của NHCSXH khai quật địa điểm ở thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Trị đã có mặt trực tiếp để kiểm tra và phát hiện có nhiều điểm nghi vấn.

Cụ thể, đất cát ở đó rất tươi xốp, đào được dễ dàng bằng tay, các hố đào đều theo hình chữ nhật với chiều ngang 0,6m, dài 1,8m bên các gốc cây tràm hoa vàng được người dân trồng từ cách đây khoảng 5 năm.

Nghi ngờ hơn, các rể cây đều đã bị cắt, chặt đứt dấu vết còn rất mới, có thể mới chỉ được đào bới từ mấy ngày trước đó.

Khi cơ quan chức năng đào sâu xuống 1 hố đào và khi đào chỉ ở độ sâu 0,6m đã phát lộ bi đông đựng nước của Trung Quốc đã hoen gỉ, móp méo cùng một số xương được trộn lẩn trong đất đen, nằm trên cùng một mặt phẳng. Khi xới lớp đất này, chúng không có sự liên kết với đất cát nguyên thủy ở đó, cũng như không có sự thẩm lậu của chất đất có màu đen ra xung quanh.
Lực lượng chức năng kiểm tra rễ cây cho thấy dấu hiệu đã có một cuộc đào bới khác từ trước đó.

Mặt khác, lớp đất màu đen ấy được các cán bộ lấy lên khỏi mặt đất đưa cho mọi người xem thì khẳng định lớp đất này là đất sét, chứ không phải là sự thẩm thấu của sự phân hủy từ cơ thể người.

Tại điểm có bi đông đựng nước, cũng không hề có dấu chất hoen gỉ ra xung quanh, mặc dù bi đông này đã bỉ thủng và hoen gỉ gần 1/3. Ở đáy hố đào, lực lượng còn phát hiện một số lá cây còn tươi, bị chôn lẫn vào đất.

Từ kết quả kiểm tra thu được, dựa trên những chứng cớ khoa học, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị khẳng định: “Tất cả các mẫu vật ở hố đào là do làm giả, không phải hài cốt liệt sĩ được chôn cất tại đây”.

Để chứng minh thêm chúng là giả, lực lượng chức năng đã mời tất cả những người còn thắc mắc, hoài nghi sự việc, đào đất bằng tay ở xung quanh hố hình chữ nhật, nhưng không ai có thể đào được do đất ở đó rất chặt và rể cây chằng chịt.

NHCSXH trợ cấp 180 - 200 triệu/ bộ hài cốt tìm được?

Theo tìm hiểu của PV báo Đất Việt, trước khi trò lừa bịp của đối tượng Nguyễn Thanh Thủy bị tỉnh Quảng Trị lật tẩy, ông này đã cùng với một số người là đại diện của Công đoàn NHCSXH đi tìm mộ liệt sĩ ở Bình Dương và Đắk Lắk với số mẫu vật được cho là hài cốt lên tới 105 bộ.
Nhân viên NHCSXH tham gia cuộc tìm kiếm hài cốt mà Nguyễn Thanh Thủy hướng dẫn.

Tất cả trong các cuộc khai quật này, đại diện của Công đoàn NHCSXH trực tiếp tham gia cất bốc và kịch bản giữa các cuộc khai quật đều giống nhau như: đều là hố chôn tập thể, mẫu vật tìm được chỉ là bình tông, cúc áo, đất đen, rễ cây.

Sau khi tìm kiếm, các mẫu vật ở hố chôn tập thể sẽ được chính ông Thủy hướng dẫn phân chia đều ra làm các bộ hài cốt riêng lẻ (nhân viên NHCSXH sẽ trực tiếp làm việc phân chia này) mặc cho quy định của Nhà nước đã quy định rõ ràng: Nếu tìm thấy và khai quật được hài cốt liệt sĩ ở hố chôn tập thể thì không được phân chia các hài cốt thành riêng lẻ.

Theo thông tin mà PV có được, chi phí cho việc tìm kiếm một bộ hài cốt liệt sĩ sẽ được NHCSXH bỏ ra khoảng từ 180 - 200 triệu đồng?

Tại cuộc tìm kiếm ở thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, nhiều nhân viên của NHCSXH cũng thẳng thắn nhận xét: Cảm thấy e ngại và có hoài nghi trước việc có nhiều bất thường trong việc tìm kiếm cất bốc hài cốt mà ông Thủy hướng dẫn.

Và sau những lần e ngại này, các nhân viên ngân hàng ấy đều chốt một câu là mọi việc đều do "Lãnh đạo NHCSXH Việt Nam chỉ đạo, cấp dưới phải thực hiện vì đây là việc nghĩa".
Các kì tới: Vạch trần thêm sự lừa đảo của nhà ngoại cảm rởm và sự tiếp tay của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Vai trò của lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội trong vụ việc lừa đảo mộ liệt sĩ tại Quảng Trị.

Hiền Lương - Quế Phong

Kì trước: Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tay cho ngoại cảm rởm?


NHCSXH đã giúp đối tượng ngoại cảm rởm tìm mộ liệt sĩ như thế nào?
Theo tài liệu từ cơ quan điều tra Quảng Trị, ngày 15/7/2013, NHCSXH Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Quảng Trị có công văn về việc quy tập mộ liệt sĩ UBND tỉnh Quảng Trị ghi:

“Theo chương trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, trong 2 ngày 25 và 26/7/2013, NHCSXH Việt Nam phối hợp với nhà tâm linh ngoại cảm xác định và tổ chức tìm kiếm hài cốt 9 liệt sĩ có tại vị trí thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai.

Trong đó có 3 liệt sĩ có tên: Liệt sĩ Tạ Văn Tín, sinh năm 1946, hy sinh ngày 27/6/1969 ( Người nhà là bà Nguyễn Thị Thu Hồng); Liệt sĩ Nguyễn Như Hồ thuộc Trung đoàn 48, Sư 320, hy sinh ngày 25/5/1968 (người nhà là bà Lê Thị Hiền, kế toán trưởng NHCSXH Việt Nam).

Để đảm bảo chương trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo đúng nghi thức của Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị kính báo, đồng thời trình UBND tỉnh xem xét chỉ đạo".
Đối tượng Nguyễn Thanh Thủy cùng nhân viên của NHCSXH Việt Nam tìm mộ liệt sĩ ở Gio Linh - Quảng Trị.

Trước công văn này, lực lượng chính quyền Quảng Trị đã có cuộc họp khẩn bàn bạc về việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ mà phía NHCSXH Việt Nam đề ra, thấy có những dấu hiệu khả nghi khi thấy đối tượng Nguyễn Thanh Thủy có nhiều cuộc tìm một liệt sĩ mờ ám, không đúng sự thật và trên hết, theo quy định của Chính phủ Việt Nam là không công nhận phương pháp ngoại cảm để tìm một liệt sĩ.

Trong buổi tối ngày 25/7, ông Thủy cùng với nhân viên của NHCSXH Việt Nam thực hiện đào bới ở xã Gio Mai (Gio Linh - Quảng Trị), khi nhân viên NHCSXH Việt Nam đào lên mẫu vật được cho là của 9 liệt sĩ được chôn cất tập thể với 3 điểm.

Tại đây, cơ quan chức năng phân tích dựa trên chứng cứ khoa học cho thấy: Lực lượng đào bới (là nhân viên NHCSXH Việt Nam) không dùng cuốc xẻng mà bằng tay, trước khi chạm đến phần có xương vụn và hiện vật (3 bi đông và 1 số cúc áo) tại 3 điểm như nhà ngoại cảm, lực lượng chức năng đã phát hiện những bất thường tại hiện trường như báo đã đề cập.

Ngay sau đó, cơ quan liên ngành tỉnh Quảng Trị đã họp bàn và đưa ra kết luận: Hiện trường mà NHCSXH Việt Nam đề nghị khai quật đã được chuẩn bị từ trước vì: quan sát bằng mắt thường có nhiều rễ cây đã bị đào bới và chặt phá từ trước; đào bằng tay sâu xuống được 1m; vị trí các hài cốt phát hiện không phù hợp với tư thế chôn cất tự nhiên; đất lẫn với hài cốt màu nâu vàng không phù hợp với đất tự nhiên tại các vị trí khai quật.
Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị họp bàn về những nghi vấn trong việc NHCSXH Việt Nam trợ giúp đối tượng Nguyễn Thanh Thủy trong việc tìm một liệt sĩ vào tháng 7/2013.

Nhiều điểm khó hiểu trong cuộc tìm kiếm

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị đã đối chiếu thông tin liệt sĩ hy sinh trong cuộc khai quật với thông tin mà nhà ngoại cảm và nhân viên NHCSXH Việt Nam đưa ra thấy có nhiều điểm không trùng khớp.

Theo đó, với thông tin liệt sĩ Tạ Văn Tín thì được biết chính xác nơi liệt sĩ này hy sinh là cao điểm 420, địa bàn huyện Hóa (cách khoảng 100km so với vị trí khai quật).

Mặt khác liệt sĩ Tạ Văn Tín, sinh năm 1946, hy sinh ngày 27/6/1969 (Người nhà là bà Nguyễn Thị Thu Hồng, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam); Liệt sĩ Nguyễn Như Hồ thuộc Trung đoàn 48, Sư 320, hy sinh ngày 25/5/968 (người nhà là bà Lê Thị Hiền, kế toán trưởng NHCSXH Việt Nam); Liệt sĩ Hoàng Văn Thành, sinh năm 1947 tại Sơn Lâm, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.

Nhìn vào thông tin này có thể thấy ngay sự bất thường. Thời điểm Liệt sĩ Tín và Liệt sĩ Hồ hy sinh cách nhau hơn 1 năm, cứ giả thiết hy sinh tại một vị trí thì liệu có thể chôn cất tập thể.

Đây là điều không bao giờ xảy ra. Với lại nếu đã hố chôn tập thể thì phải diễn ra một trận đánh ác liệt hay sập hầm nhưng theo lịch sử tỉnh Quảng Trị ghi lại thì không có trận đánh nào tại thời gian và địa điểm như NHCSXH Việt Nam và đối tượng Nguyễn Thanh Thủy đã nêu.
Trung tá Nguyễn Văn Ty, Chính trị viên phó, Chủ nhiệm Chính trị Ban Chỉ huye Quan sự huyện Gio Linh, cho biết, Quảng Trị là chiến trường ác liệt, là nơi ngã xuống của hàng vạn chiến sĩ Giải phóng quân trong cuộc kháng chiến trường kỳ giải phóng dân tộc. Đã có hơn 6 vạn liệt sĩ được tìm thấy hài cốt (biết tên và chưa biết tên) đang yên nghỉ tại 72 nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn Quảng Trị.
Nhưng còn rất nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt, cùng với nỗi khắc khoải của người thân và những cuộc tìm kiếm xuyên thế kỷ. Chính vì thế, công tác tìm kiếm và cất bốc hài cốt liệt sĩ không chỉ là trách nhiệm mà còn là việc nhân nghĩa, thể hiện đạo lý sâu sắc “Uống nước nhớ nguồn”. Và mỗi một phát hiện có hài cốt liệt sĩ đều là tin vui, của toàn dân Việt.

Tuy nhiên, sự kiện ngày 25/7 vừa qua tại thôn Lâm Xuân, xã Gio Mai, huyện Gio Linh tiến hành cất bốc 9 hài cốt liệt sĩ, tìm kiếm bằng phương pháp ngoại cảm mà có sự "tiếp sức" của NHCSXH Việt Nam khiến cho dư luận và cơ quan chức năng Quảng Trị vô cùng bức xúc.

Để tìm hiểu rõ sự việc, PV tìm đến NHCSXH Việt Nam ở Quảng Trị để tìm hiểu nhưng những người trong cuộc trong NHCSXH Việt Nam phải lúng túng, thậm chí tránh trả lời những câu hỏi của PV đặt ra.
Các kì tới: Lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò gì trong vụ việc tiếp tay nhà ngoại cảm rởm?

Hiền Lương - Quế Phong




Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ để thu tiền tỉ (TN).
VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng (MTG)
Xem video VTV vạch trần “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa lừa đảo (VTV/Infonet).

Trò lừa đảo của những nhà ngoại cảm (Dangaba)
Ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ và sự tha hóa không giới hạn của con người? (Triết học đường phố)
Video: Trở về từ Ký ức – Số 22: Hé lộ sự thật về các nhà ngoại cảm (VTV)
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là ai? (Infonet).
Bà Phan Thị Bích Hằng nói gì sau “cáo buộc” lừa dối gia đình liệt sỹ? (GDVN)
Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Xin hãy phân biệt thật, giả (Infonet)
TS Khanh: “Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm” (Soha).
Bà Phan Thị Bích Hằng: Nhà ngoại cảm càng nổi tiếng, càng… tai tiếng (TP)
Vụ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Không nên đánh giá vội vàng (Soha).
Phan Thị Bích Hằng: “Tôi thấy đáng tiếc cho sự hồ đồ của VTV…
Tranh luận về các nhà ngoại cảm(BBC)

--- Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong "cơn bão" hoài nghi
(PetroTimes) - Trong cơn bão hoài nghi của dư luận hướng về các nhà ngoại cảm (NNC) thì Phan Thị Bích Hằng lại đi về một cơn bão thực tế hơn, chị đi về miền Trung, đi trao quà cho đồng bào bị lũ lụt. Vẫn giọng nói nhẹ, tình cảm như thôi miên người nghe, chị chia sẻ với phóng viên PetroTimes về “cơn bão” của lòng mình.

Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

PetroTimes: Những ngày qua, sau phóng sự của đài truyền hình, đã có những luồng dư luận không hay về giới ngoại cảm nói chung và về chị nói riêng. Chị có cảm thấy bị áp lực không, cảm giác của chị như thế nào?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Đương nhiên là cũng có áp lực. Khi mà mình đang bình thường, đang “trắng” và giờ bị nhuộm “đen” thì sao không áp lực được. Nếu tôi không là người tìm được nhiều hài cốt trong những năm qua thì đã không bị chú ý nhiều đến vậy.
PetroTimes: TS Vũ Thế Khanh đã lên tiếng “bênh vực” chị, cho rằng không nên đánh đồng những nhà ngoại cảm chân chính với những nhà ngoại cảm rởm. Chị cảm nhận thế nào khi có những thông tin khiến nhiều người bất ngờ về chị?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Thú thật là tôi chưa tìm hiểu kỹ quy trình tác nghiệp của phóng viên đưa phóng sự đó nên cũng không biết phải trả lời thế nào. Việc đầu tiên, tôi có thể trả lời ngay là sự yếu kém về nghiệp vụ khi đưa ra một phóng sự quan trọng như thế trên một kênh truyền hình. Đề cập đến vấn đề rất quan trọng liên quan đến danh dự và nhân phẩm của một con người mà rất là tự tiện và nói một cách chụp mũ, đánh đồng. Đó là điều mà tôi thấy thực sự ngạc nhiên.
Đầu tiên, không thấy áp lực mà tôi cảm thấy ngạc nhiên. Tôi quá ngạc nhiên vì tại sao một chương trình như vậy, một kênh như vậy mà lại đưa thông tin ra một cách rất thiếu cân nhắc.
PetroTimes: Chị có thể giải thích kỹ hơn những thông tin liên quan đến chị trong phóng sự đó?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Có lẽ tôi sẽ không giải thích những thông tin không phải do tôi đưa ra. Những ai làm chương trình đó phải có trách nhiệm giải thích thấu đáo cho dư luận. Còn về vấn đề chuyên môn, để giải thích được một câu chuyện ngoại cảm, chúng ta sẽ phải ngồi trực tiếp với nhau rất lâu, trao đổi bằng nhiều luận cứ khoa học. Để khách quan, bạn có thể tham khảo ý kiến của TS Vũ Thế Khanh và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
PetroTimes: Chị vốn là nhà ngoại cảm nổi tiếng và được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều. Chị có nghĩ đã làm phật lòng ai đó?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Không, tôi cũng có biết gì đâu và tôi cũng chẳng có quan hệ gì với những người làm chương trình truyền hình đó cả. Đây là chương trình truyền hình mới, tôi chưa thấy ai đề cập đến việc trao đổi thông tin hay làm chương trình như thế cả.
Còn từ trước đến nay, đối tượng hợp tác thường xuyên của tôi là các gia đình liệt sỹ, các cựu chiến binh. Có thể tôi không giúp đỡ hết được tất cả mọi người nhưng khi đã giúp ai thì tôi giúp đỡ nhiệt tình, hết khả năng của mình. Tôi nghĩ mình không làm phật lòng ai cả.
PetroTimes: Đã xuất hiện một số thông tin ngược chiều như: Phải có rất nhiều tiền mới có thể thuê được nhà ngoại cảm Bích Hằng đi tìm mộ. Chị lý giải thế nào về những tin đồn này?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Có lẽ là thế này đi, nếu bây giờ bạn đi hỏi bất kỳ một gia đình nào đã nhờ tôi tìm mộ mà họ bảo là tôi đặt vấn đề đòi tiền thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
PetroTimes: Chị sẽ “giải nghệ” luôn, như một lời thề danh dự của các nhà ngoại cảm?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Tôi sẽ giải nghệ luôn. Không làm gì nữa. Tôi là vậy, cứ đi tìm, đi làm thôi. Nhiều trường hợp gia đình không có phương tiện, chi phí đi lại, nếu lo được thì tôi lo luôn. Nói thật cũng có trường hợp gia đình liệt sỹ tìm xong hài cốt rồi không có tiền trả tiền thuê ô tô, tôi cũng đứng ra trả tiền giúp. Có nhiều người đi làm với tôi đã chứng kiến điều này.
Nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam sẽ không từ bỏ sứ mệnh tìm hài cốt liệt sỹ của mình.
PetroTimes: Cụ thể hơn nữa, trong vụ việc đi tìm một phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, liệu có vấn đề gì ở đây không?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Người ta cứ nói chị đòi hỏi, đặt giá này nọ. Ví dụ như trong vụ việc này, tôi không có điều kiện gặp được gia đình. Tôi đi tìm một phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên là do có mong muốn từ bác Võ Nguyên Giáp và các bác trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Có bác Huyên, bác Kim Sơn, chú Lê Viết Hoài… biết điều này.
Mặc dù được trời ban cho chút khả năng khác người bình thường nhưng với tôi, bác Võ Nguyên Giáp không chỉ như một người ông mà còn là một vị Thánh. Cả dân tộc, cả đất nước, thậm chí là cả thế giới thần tượng bác. Có những thời điểm thăng trầm hoặc những khó khăn của cuộc đời làm nhà ngoại cảm của tôi mà không ai hiểu được. Những lúc như vậy, tôi luôn luôn nghĩ đến bác và khi tìm đến bác để xin những lời khuyên, để cảm thấy tự tin hơn và có thêm sinh khí để tiếp tục công việc tìm hài cốt các liệt sỹ của mình.
Với trường hợp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, bác Võ Nguyên Giáp nói muốn đi tìm lại phần hài cốt đã mất. Nói đến chuyện đó, giọng bác nghẹn lại và không nói được nữa. Tôi thấy vậy và lên đường.
PetroTimes: Chị có nghĩ là có ai đó muốn bôi xấu chị, bôi xấu các nhà ngoại cảm không?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Chuyện thị phi ở đời không thể tránh được dù là các nhà ngoại cảm hay không phải nhà ngoại cảm. Ai cũng có thể gặp phải những chuyện thị phi như vậy. Còn chuyện đố kỵ, ganh ghét, ghen ăn ghét ở thì tồn tại muôn đời nay. Nó nhiều lắm nên tôi cũng chẳng lấy gì làm lạ. Tôi nghĩ, nếu tôi nghèo nàn, rách rưới thì có khi họ còn thương hại. Họ sẽ bảo là con người có khả năng như thế mà lại trông nghèo nàn.
Còn nếu mình có cuộc sống tốt thì người ta sẽ bảo là sao như thế mà lại có nhiều tiền, có tài sản, có xe ô tô, có cái này cái kia. Tôi thấy ở ta có lắm cái cũng buồn cười. Nhiều khi người xấu thì chê người đẹp, người nghèo thì khinh người giàu.
PetroTimes: Cú sốc này có ảnh hưởng đến công việc tìm kiếm hài cốt của chị không?
NNC Phan Thị Bích Hằng: Tôi nghĩ đây là những chuyện không liên quan đến nhau. Cái gì nó ra cái đấy, không phải cứ thấy "sóng cả mà ngã tay chèo".
Tôi nói rồi, tôi còn khả năng và còn làm được thì tôi sẽ làm, sẽ giúp đỡ cho những người còn cần đến mình. Ông trời còn cho tôi khả năng thì tôi sẽ không bao giờ quên sứ mệnh của mình. Còn nhiều gia đình trên khắp đất nước này, còn nhiều liệt sỹ chưa được đoàn tụ vẫn đang đợi tôi...
Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi này!
Hoàng Thắng - Thanh Ngọc (Thực hiện)



- Trò lừa đảo của những nhà ngoại cảm (Dangaba). - Loạt bài nói về Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam tiếp tay cho các “nhà ngoại cảm” lừa đảo, đăng trên báo Đất Việt đã bị gỡ bỏ (FB Tin Không Lề). - Ngoại cảm, tìm mộ liệt sĩ và sự tha hóa không giới hạn của con người? (Triết học đường phố).


- Bà Phan Thị Bích Hằng: Nhà ngoại cảm càng nổi tiếng, càng… tai tiếng (TP). - ĐAU XÓT CHUYỆN LỪA ĐẢO TÌM MỘ BẰNG NGOẠI CẢM (Huỳnh Ngọc Chênh).


- Bà Phan Thị Bích Hằng nói gì sau “cáo buộc” lừa dối gia đình liệt sỹ? (GDVN). - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Xin hãy phân biệt thật, giả (Infonet). - TS Khanh: “Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm” (Soha).- Video: Trở về từ Ký ức – Số 22: Hé lộ sự thật về các nhà ngoại cảm (VTV). - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là ai? (Infonet).- Bà Phan Thị Bích Hằng nói gì sau “cáo buộc” lừa dối gia đình liệt sỹ? (GDVN). - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng: Xin hãy phân biệt thật, giả (Infonet). - TS Khanh: “Nói Phan Thị Bích Hằng như vậy là vô trách nhiệm” (Soha).-- Nghi vấn lừa đảo, làm giả hài cốt liệt sĩ để thu tiền tỉ

Người Đưa Tin

Mấy ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao về một video clip tố cáo hành vi lừa đảo táng tận lương tâm của một số 'nhà ngoại cảm', lợi dụng chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước, trong việc quy tập hài cốt liệt sĩ. PV đã vào cuộc điều tra và phát ...

Kinh hoàng vụ chôn xương động vật giả làm hài…



- Video: Trở về từ Ký ức – Số 22: Hé lộ sự thật về các nhà ngoại cảm (VTV). - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng là ai? (Infonet).






-http://trovetukyuc.vn/Trở về từ ký ức 22

Published on Oct 20, 2013
Cục Người có công - Bộ LĐ-TB&XH vừa trao cho chúng tôi 190 hồ sơ kèm di vật của 190 người lính, hi sinh trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, một số mất vì ốm đau, bệnh tật-- mà các gia đình chưa được báo tin, có lẽ gia đình chỉ biết rằng họ mất tích.


Chúng ta sẽ được nghe bài hát "Dũng sĩ Đồi Động Tri" cua Huy Thục, do chính những người lính đánh trậm Động Tri hát. Và xin báo tin vui là TVTKU đang xác minh những bước cuối cùng để trả lại dnah tính cho 5 LS Động Tri mới được đưa về trong 1 cuộc quy tập chưa lâu.

Hàng loạt các cuộc quy tập gian trá do các "nhà ngoại cảm" mà Viện Pháp y Quân đội giám định cho kết quả là xương động vật, là đất đá... trong đó có Vũ Thị Hòa, Phan Thị Bích Hằng

-

Kỳ 4: Chỉ ra sự thật về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng trong vụ tìm hài cốt tướng Phùng Chí Kiên

Trong giới ngoại cảm, bà Phan Thị Bích Hằng được nhiều người mặc định là thương hiệu uy tín nhất. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện mà nhà ngoại cảm này từng kể để tạo dựng nên "thương hiệu".

LTS: Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên suốt dải đất hình chữ S vẫn còn hàng chục vạn hài cốt liệt sỹ nằm lại nơi rừng sâu, núi thẳm. Và cũng từng đó thân nhân gia đình liệt sỹ luôn khắc khoải mang theo bên mình nỗi đau không gì bù đắp nổi. Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ vừa là trách nhiệm, vừa là tâm nguyện của cả một dân tộc để tri ân những người đã vì nước quên thân. Trong suốt quá trình đó, không thể phủ nhận đóng góp của nhiều nhà ngoại cảm.

Việc tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm (khả năng đặc biệt) là một vấn đề mang tính khoa học và khả năng này có ở rất ít người. Trên hết, kết quả tìm kiếm mộ liệt sỹ bằng phương pháp ngoại cảm phải dựa trên nhiều chứng cứ khoa học.

Trong giới ngoại cảm, bà Phan Thị  Bích Hằng được nhiều người mặc định là một trong rất ít thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến đặt ra nghi ngờ về tính xác thực của những câu chuyện mà nhà ngoại cảm này từng kể để tạo dựng nên "thương hiệu".
Bà Phan Thị Bích Hằng.

Nỗi trăn trở thế kỷ trong gia tộc của vị tướng đầu tiên

Phùng Chí Kiên, tên khai sinh là Nguyễn Vỹ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, sinh năm 1901 tại làng Mỹ Quan, tổng Vạn Phần (nay là xã Diễn Yên), huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Thời kỳ 1925-1927, Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) đã cử hội viên về Nghệ Tĩnh hoạt động. Nhiều thanh niên, học sinh được đưa sang Quảng Châu học tập. Tháng 10 năm 1926, Phùng Chí Kiên cùng một số hội viên được giới thiệu sang Quảng Châu, dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức rồi vào học trường Quân sự Hoàng Phố. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.                        

Nhiều tài liệu khẳng định, Phùng Chí Kiên là Ủy viên Thường vụ T.Ư Đảng khóa I (1935). Như vậy, Phùng Chí Kiên được coi như bậc khai quốc công thần và cũng chính Phùng Chí Kiên là người đầu tiên chính thức được phong hàm Tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.

Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Phùng Chí Kiên cùng Hồ Quang về Pác Bó, tỉnh Cao Bằng. Ông tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh cho các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và các tỉnh miền xuôi. Ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; được cử trực tiếp tổng chỉ huy Khu căn cứ Bắc Sơn, thành lập và là Chỉ huy trưởng Đội Cứu quốc quân 1, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.

Cuối tháng 6 năm 1941, chính quyền thực dân Pháp huy động tới 4.000 quân tổ chức thành ba mũi tấn công mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang mới hình thành. Các cơ sở bí mật của Trung ương Đảng và Cứu quốc quân bị uy hiếp nghiêm trọng. Trong cuộc họp khẩn cấp tại Khuổi Nọi (xã Vũ Lễ), Ban chỉ huy Cứu quốc quân quyết định cử một tổ bảo vệ và dẫn các cán bộ lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản qua Tràng Xá về xuôi an toàn.

Phùng Chí Kiên chỉ huy đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Do chênh lệch lực lượng và vũ khí, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai quyết định để lại một tiểu đội chặn địch, còn hai tiểu đội phá vòng vây, rút lên Cao Bằng để bảo toàn lực lượng. Ngày 19 tháng 8 năm 1941, cánh quân của Phùng Chí Kiên và Lương Văn Tri qua Pò Kép (châu Na Rì, Bắc Kạn) thì bị đối phương phục kích nhưng thoát được.

Ngày 21 tháng 8 năm 1941, đơn vị lại bị phục kích và bị bao vây tại xã Bằng Đức trên đường đi Cao Bằng. Lương Văn Tri bị thương rồi hy sinh. Mặc dù bị thương nặng, Phùng Chí Kiên vẫn bắn chặn quân địch để đồng đội thoát khỏi vòng vây. Bắn hết viên đạn cuối cùng, ông bị bắt. Ngày 22 tháng 8 năm 1941, địch chặt đầu ông rồi bêu ở đầu cầu Ngân Sơn hòng uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân địa phương.

Cũng kể từ đó, phần hài cốt này đã bị thất lạc. Năm 1990, phần hài cốt không đầu của ông Phùng Chí Kiên được đưa về an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Trải suốt hàng chục năm, dòng tộc Nguyễn Văn tại xã Diễn Yên không nguôi niềm trăn trở tìm kiếm phần di cốt trên. Ngay từ những năm 70, hàng năm, tranh thủ thời gian nghỉ phép, thân nhân ông Phùng Chí Kiến đã tìm lên Bắc Kạn, la cà khắp các ngõ ngách, hỏi han dân chúng trong địa bàn mà ngày xưa "chú Vỹ" đã chiến đấu và hy sinh, nhưng đều không thu lượm được kết quả gì. Phần hài cốt bị thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vẫn chưa có manh mối nào.

“Điều đó khiến cả dòng họ nhà tôi trăn trở. Mấy chục năm trời, dòng họ này cứ trăn trở khôn nguôi mong ngóng tìm được phần hài cốt bị thất lạc, làm các thủ tục công nhận danh hiệu liệt sỹ, danh phận cho cụ Phùng Chí Kiên. Năm 1994, cụ được tặng Huân chương chiến công hạng 3. Năm 2003, cụ được truy tặng danh hiệu liệt sỹ. Tuy nhiên, phần hài cốt bị thất lạc thì vẫn bặt mối thông tin”, một người con cháu của cụ Phùng Chí Kiên kể lại với phóng viên.

Việc tìm thấy di cốt còn thất lạc của ông Phùng Chí Kiên vừa là ước nguyện vừa là nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước, của nhân dân và gia đình người chiến sĩ cách mạng Phùng Chí Kiên.

Niềm hy vọng về việc tìm được phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tưởng như vơi dần rồi tắt lịm thì gia tộc họ Nguyễn đã may mắn có duyên được bà Phan Thị Bích Hằng đứng ra góp sức tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm vào đầu năm 2008. Việc tìm thấy phần hài cốt bị thất lạc của vị tướng đầu tiên tưởng như chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hỗ trợ tối đa, trùng khớp từng chi tiết, chỉ  sai... ADN

Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Đậu, người đang trông coi khu thờ tự của cụ Phùng Chí Kiên tại quê nhà Nghệ An thì ông Phùng Chí Kiên là anh em với ông nội ông. Việc tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên khiến gia đình nhiều lần trăn trở: “Nhưng gia đình không có điều kiện đâu cháu ạ! Phải thông qua những mối liên hệ, sự giúp đỡ của các nhà báo và một số mối quan hệ đặc biệt khác thì gia đình mới có chi phí đi tìm và gặp được Phan Thị Bích Hằng. Việc tìm kiếm ngày bấy giờ có cả sự chỉ đạo, cho ý kiến của Bộ Quốc phòng”.

Một đoàn tìm kiếm được thành lập vào khoảng tháng 4/2008, bao gồm một số nhà báo, đại diện gia đình, một vị đại tá quân đội. Đoàn tìm kiếm này tất nhiên không thể thiếu Phan Thị Bích Hằng. Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Quang, cháu gọi Phùng Chí Kiên là ông thì trước khi đi tìm mộ của cụ Phùng Chí Kiên, đại diện gia đình, đoàn tìm kiếm cùng Phan Thị Bích Hằng đã ra cúng bái vong hồn cụ Phùng Chí Kiên tại nghĩa trang Mai Dịch và vào làm lễ tại chùa Phúc Khánh.

“Thông qua" bà Phan Thị Bích Hằng, ông nhà mình còn nhắn lại với con cháu: "Khi các con đi đến Ngân Sơn, nhớ đi qua chùa Thành Long để cúng anh em đồng đội ở đó cho ông. Đầu tháng 4/2008, đoàn tìm kiếm chính thức lên Bắc Kạn. Bà Hằng có việc bận nên phải ở lại Hà Nội”, ông Nguyễn Văn Quang cho biết.

“Vì ông tôi là một chí sỹ cách mạng lão thành, anh dũng hy sinh nên việc tìm kiếm phần hài cốt bị thất lạc rất được lãnh đạo tỉnh Bắc Kạn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, lãnh đạo huyện Ngân Sơn quan tâm, tạo điều kiện. Họ còn cử người đi theo dẫn đường, giúp đỡ. Dù có sự đóng góp của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, có những thời điểm, việc tìm kiếm gần như lâm vào bế tắc.

Manh mối về những người có thể biết thông tin về phần hài cốt của ông nhà tôi được các cơ quan, cá nhân tại tỉnh Bắc Kạn hết mực tạo điều kiện, lần tìm ra. Ví dụ như trường hợp của ông thợ cắt tóc, người được cho là đã ăn trộm phần đầu của cụ Phùng Chí Kiên rồi đem chôn cất vì cảm kích trước sự hy sinh anh dũng của cụ cũng được các nhà báo, công an tìm thấy dù đã đổi tên, chuyển nhà đi nơi khác. Mọi động thái, tiến độ tìm kiếm đều được báo cáo lại với Bí thư tỉnh ủy Bắc Kạn hồi bấy giờ.

Bà Hằng đi cùng đoàn nhưng đến tối 7/5 thì bà  Hằng có việc bận phải về gấp. Tuy bà Hằng không đi nhưng mọi chỉ đạo đều do Bích Hằng. Ví như đi giờ nào là do cô ấy quyết định hết. Đoàn tìm kiếm và các ban ngành chỉ việc nghe theo. Đối với tôi, tôi rất tin bà Hằng vì bà ấy nói rất đúng về các chi tiết liên quan tới ông nhà tôi”, ông Quang cho hay.

Việc khai quật vị trí được cho là có hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên được định vào ngày 7/5/2008. Trước khi khai quật, có sự tham gia chứng kiến của đầy đủ ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Kạn. Vị trí khai quật thuộc địa bàn Tiểu khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn. 1h30 ngày 8/5, việc khai quật chính thức bắt đầu.

“Phần di cốt bị thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên nhanh chóng được tìm thấy nhưng trước đó, khi làm việc với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn, họ đã nói rõ tìm thấy đầu mà không thấy răng thì không phải đầu người. Vì thế, đến 4h sáng, việc tìm kiếm chưa thể kết thúc vì không thấy chiếc răng nào. Đúng lúc đó thì bị mất điện. Gọi điện cho Bích Hằng thì cô ấy bảo là cụ Phùng Chí Kiên bảo để cho mọi người nghỉ. Sáng mai đúng 7h sẽ tìm thấy. Đúng như lời bà Hằng, 7h sáng hôm sau thì tìm thấy mẩu xương được cho là răng của cụ nhà tôi. Việc tìm kiếm kết thúc. Trong quá trình đi tìm thì đường đi như thế nào, bà Hằng miêu tả chính xác luôn. Tất cả các chi tiết, từ đường xá, địa hình và đặc điểm phần hài cốt đựng trong cái gì đều rất chuẩn xác...”, ông Quang nhớ lại.

Công văn Viện Pháp y Quân đội 108 trả lời về việc giám định một phần hài cốt được tìm thấy theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.

Sau đó, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn lập, các cơ quan chức năng và đoàn thể địa phương cùng đại diện gia đình là ông Nguyễn Văn Quang ký vào biên bản. Cùng ngày, tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, thay mặt Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bắc Kạn, Trung tá Hoàng Bình Tĩnh bàn giao bọc đỏ được niêm phong cho ông Đào Tất Vinh, đại diện Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng dưới sự chứng kiến của Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Cạn Hoàng Thị Tảo, đại diện gia đình và đoàn tìm kiếm.

Sau khi đăng tải loạt bài "Bi hài chuyện áp vong tìm mộ" "vạch mặt" một số nhà ngoại cảm rởm, báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được ý kiến của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh  Quân khu III, Nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI.

Tướng Thước cho biết, do tính chất ác liệt của chiến tranh, số chiến sỹ của ta hi sinh rất lớn. Riêng quân đoàn III, trong vòng 10 năm chiến đấu ở mặt trận Tây Nguyên (1965-1975), có khoảng 3 vạn liệt sỹ. Trong đó, trên 1 vạn chưa xác định được hài cốt, còn số hài cốt tìm thấy, chủ yếu chưa có tên. Điều này cho thấy, việc tìm và xác định hài cốt của các liệt sỹ là điều nan giải.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khẳng định: "Tìm hài cốt liệt sỹ là một việc hết sức thiêng liêng. Nếu vì năng lực kém, tìm sai hài cốt hoặc không tìm thấy, thì có thể thông cảm một phần. Nhưng nếu là ngoại cảm “rởm” và lợi dụng vấn đề tìm hài cốt liệt sỹ thiêng liêng ấy để kiếm tiền thì không chấp nhận được. Đó là hành động tội lỗi với những anh linh đã hi sinh vì độc lập dân tộc, là một tội ác không thể tha thứ. Và việc này cần phải đưa ra pháp luật trừng trị”.

Như vậy, 68 năm sau ngày hi sinh, phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên tưởng như đã được tìm thấy thông qua sự vào cuộc nhiệt tình của đoàn tìm kiếm và sự hỗ trợ của lãnh đạo các ban, ngành tỉnh Bắc Cạn và nhất là sự “chỉ đạo” của Bích Hằng. Phần hài cốt trên đã được đưa đi giám định tại Viện pháp y quân đội. Tuy nhiên, khi mà mọi người đều tin chắc rằng phần hài cốt được tìm thấy chính là di cốt từng thất lạc của cụ Phùng Chí Kiên, thì ngày 16/9/2008, theo công văn số 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời việc giám định đã nêu rõ: “Những mẫu vật mà Viện này nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu Bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.

Hành trình tìm một phần hài cốt của cụ Phùng Chí Kiên lại rơi vào bế tắc.

Không công nhận ngoại cảm là phương pháp xác định danh tính liệt sĩ

Các bộ, ngành đã thống nhất giám định gen là phương pháp chủ yếu xác định danh tính liệt sĩ và không coi ngoại cảm là một phương pháp xác định danh tính hài cốt liệt sĩ vì độ phức tạp rất lớn. Về quyết định này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Doãn Mậu Diệp cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh các nhà ngoại cảm tham gia vào quá trình tìm kiếm, chứ chính thức công nhận đấy là một phương pháp tìm kiếm đảm bảo 100% là chính xác, thì Bộ LĐ-TB & XH không có ý kiến về vấn đề này”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - Nguyễn Văn Lạng khẳng định: “Cần phải có quy định về tiêu chuẩn, định chế xác định nhà ngoại cảm, nên xem xét rà soát lại tất cả các trung tâm để có biện pháp chấn chỉnh hoạt động tìm kiếm bằng ngoại cảm”.

Ông Hoàng Công Thái, Cục trưởng Cục Người có công (Bộ LĐTB & XH) cũng đồng tình quan điểm trên và cho rằng, ngoại cảm chưa đủ điều kiện để được coi là phương pháp xác định hài cốt liệt sĩ.

Trong thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã nở rộ các trung tâm tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, nhiều yếu tố tâm linh không được kiểm chứng, nhiều người mạo danh ngoại cảm lừa đảo dẫn đến nhiều gia đình liệt sĩ bị lừa. Bộ LĐ-TB & XH sẽ sớm có chủ trương nhằm xử lý tình trạng mạo danh ngoại cảm lừa đảo trong việc tìm mộ liệt sĩ.
-

“Trở về từ ký ức” vạch mặt ngoại cảm rởm!

(Petrotimes) - Không phải ngoại cảm, mà chỉ có “Vòng tròn Tìm kiếm” tức: Giấy báo tử - Hồ sơ gốc – Đồng đội – Người quy tập – Thân nhân mới là con đường đúng đắn để có thông tin chính xác về liệt sĩ.
Chương trình Trở về từ ký ức (TVTKƯ) tháng 9/2012 tiếp tục đề cập các “ban ngoại cảm từ xa”, “trung tâm ngoại cảm” tìm mộ liệt sĩ. Những đơn vị kiếm lợi này vốn không thuộc đối tượng của TVTKƯ, nhưng những người làm chương trình không thể không làm rõ, vì đến hôm nay vẫn còn những “thầy”, “cậu”, “cô” lợi dụng nhu cầu tìm liệt sĩ của các gia đình, mà làm hại tới sức khỏe và tiền bạc, và gây nên khá nhiều rối ren trong xã hội.
Trong chương trình TVTKƯ kỳ này là tường hợp Liệt sĩ Nguyễn Văn Cống, Sư đoàn 308, hi sinh năm 1972 tại Quảng Trị, một nhà ngoại cảm được chỉ đích danh trong chương trình đã chỉ dẫn gia đình đến nơi mà Sư đoàn 308 chưa đặt chân. Nhà ngoại cảm này vẽ cho một sơ đồ nghĩa trang mà khi gia đình lên đến nơi thì thấy quy mô nhỏ hơn hẳn. Mộ được nhà ngoại cảm này đánh dấu, thì lại là mộ có tên. Gọi điện về thì được nhà ngoại cảm chỉ dẫn hết lùi lại tiến, hết chọn mộ bên phải lại quay qua mộ bên trái… Cuối cùng, nhà ngoại cảm tắt máy.
Hành trình tìm kiếm mộ liệt sĩ của TVTKƯ
Những người làm chương trình TVTKƯ cho biết nếu để đưa ra những người thực việc thực như thế thì có nhiều ngàn câu chuyện tố cáo ngoại cảm để kể. Nhưng câu chuyện đi tìm Liệt sĩ Nguyễn Văn Cống được đưa trong Chương trình số 9 này, là vì: Chính là nhờ Giấy báo tử - Hồ sơ gốc – Đồng đội – Người quy tập – Quản trang, mà hai người con trai của Liệt sĩ đã được đến khóc bên mộ của cha mình, 40 năm kể từ ngày ông ôm hai con rồi ra đi.
TVTKƯ một lần nữa khẳng định rằng không phải ngoại cảm, mà chỉ có “Vòng tròn Tìm kiếm” (Giấy báo tử - Hồ sơ gốc – Đồng đội – Người quy tập – Thân nhân) mới là con đường đúng đắn để có thông tin chính xác về liệt sĩ.
Cũng trong Trở về từ ký ức số 9 này, khán giả sẽ cùng theo dõi một cuộc trở về với người thân nữa, của Liệt sĩ Nguyễn Hữu Độ, hi sinh tại Hà Roi, Phú Yên. Từ một thông tin của Cựu chiến binh Mạc Đăng Bình, rằng ông từng tự tay mai táng 2 liệt sĩ, tên là Dần và Độ gửi tới Chương trình, Những người thực hiện đã phối hợp với các cán bộ chính sách Phú Yên và tìm đường báo tin về gia đình, đưa gia đình đến nhận mộ người thân.
Trở về từ ký ức số 9 được trực tiếp trên VTV1 từ 14:15 - 15:00, Chủ Nhật, 16/9/2012. Trực tiếp trên Tuổi Trẻ Online, Tuổi Trẻ Mobile và website của Chương trình – trovetukyuc.vn. Phát lại trên VTV1: 14h15 thứ Bảy, 26/9/2012. Phát lại trên VTV4: 1h45 & 18h15 thứ Hai, 01/10/2012 – 7h thứ Ba, 02/10/2012.

-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét