Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2009

Ngôn ngữ 9X: nghe mà hãi, đọc mà kinh

Ngôn ngữ 9X: nghe mà hãi, đọc mà kinh
(TuanVietNam)- Tây chẳng ra tây, ta chẳng ra ta, na ná tiếng Thái, hao hao tiếng Hàn, tựa tựa tiếng Trung, nhang nhác tiếng Lào… đó là kiểu dung chữ của các tay bloger mặt búng ra sữa.


- “Mấy hôm nay tao đát quá, tao chỉ có mớm mồi chút xíu là con cần ít mờ ni để “Nhật hoá” mái tóc mà đã mẹ xị bố cúp (merci beaucoup) roài. Chán chả buồn… ăn cơm”.

- “Úi zời, mới thế mà đã cong môi lên khoe. Tao á, năn nỉ ị cả ra quần, bà già mới cho 2 xị để rebuild cái… móng chân. Thôi, ăn nhanh để vào kẻo con mụ gác cổng nó lại vỉa cho vài nhát bây giờ”.

Những hội thoại ná ná như vậy có thể bắt gặp ở những nơi các cô cậu cấp 3 quần đen áo trắng tụ tập.

Chứng tỏ sành điệu

Vào những quán chè, quán trà sữa trân trâu hay đơn giản vào một shop teen nào đó thì biết. Cái thời của “ông bà già tao”, “vãi chưởng”… đã đi vào dĩ vãng từ lâu rồi. Giờ đây bọn trẻ nói chuyện với nhau bằng những ngôn từ tận đẩu tận đâu. Không phải tiếng Việt đơn thuần, không hẳn toàn bộ là tiếng Tây, mà cũng chẳng phải tiếng Lào hay Hàn Quốc. Nó là sự pha tạp của các thể loại ngôn ngữ. Teen coi nói năng như vậy là mốt, không nói không sành điệu.

Một đoạn chữ viết kì quặc trên "bloger teen"


Thật khó mới thống kê hết sự phong phú của những khẩu ngữ đó, mà phải theo tình huống và tâm trạng, những tính từ quái chiêu nhất sẽ tự bật ra mà teen không thể kiểm soát được. Không phải tất cả giới trẻ đều đang tiêm nhiễm một thứ ngôn ngữ quái dị như vậy, chỉ một số ít.

Thứ ngôn ngữ đó phải có đất diễn và bạn diễn cùng mới phát huy hết công năng của nó. Thông thường những địa điểm công cộng, bạn bè túm năm tụm bảy thì mới “lỡ miệng”.

Để chứng tỏ mình là sành điệu, mình là dân “ai ti”, nhiều bạn trẻ không kiềm được mình mà có thể xả bất cứ lúc nào và nhiều trường hợp dở khóc dở cười. Tôi có chứng kiến một cô gái vào shop thời trang, sau khi thử được mấy bộ váy, cô ưng ý lấy một chiếc rồi hỏi phục vụ: “có sêu ọp (sale off ) không?”. Cô phục vụ nghe chưa thủng bèn xin lỗi và nói: “chị chờ chút ạ, sếp em đang họp nên sẽ ra tiếp chị trong giây lát, chị cứ thoải mái thử”.

Nhiều câu cú rất “nặng đô” đến nỗi ngay cả những người nghe nó cũng phải "botay.com".

Một cậu choai choai đang ngồi nhâm nhi cốc trà đá ở một cổng trường cấp III tỏ ra rất hào hứng khi nói chuyện về các bạn gái trong lớp. Cậu trò nhỏ này khoe là vẽ rất đẹp. Cậu ta thường treo tâm hồn ngược cành cây để vẽ hình các bạn gái trong lớp. Tôi đề nghị cậu vẽ cô gái đang ngồi uống nước bàn bên cạnh. Cậu giở sổ và xé một tờ giấy và bắt đầu “tác nghiệp” trong khi tôi làn giở cuốn sổ ấy và đọc được những dòng tâm sự ma quái.

“pùn ư? trước giờ vẫn thế hok ai hĩu mìh có lẽ có 1 vai người hĩu mún wan tâm ai đó, mún ai đó wan tâm mìh.... thế thôi

mún đc yên tĩh. mún ngũ 16h/n ... khó lắm hnay lại cúp học AV.... thik thật dạo này xui vl mới hun xe hkia trật tay gòi mye

giá như mìh sai gòi thằg ngu ùhm mih ngu sẽ dẫm đạp lên người khác đễ sốg và sốg theo kách kũa mìh hok đc pùn nữa,có người pùn theo thì khỗ có niềm vui thật sự vào mỗi tối từ 11g tít tít nhớ kái nhìn 1 mắt nhìn mìh bằg 1mắt đói gòi đi an ság”.

Chưa hết. Trong khi nói chuyện cậu ta luôn miệng nói những câu như: “con này đẹp vãi lúa”. “phải yêu những em nhà bích, bố rích í chứ”. “Nhiều hôm đang ngồi vẽ bị thằng cha tóc quăn bắt được, nó phệt ngay con 1 vào sổ nam tào, nhục như bánh cáy chấm dáy tai”.

"Trẻ em không hư nếu hành vi chỉ gặp một lần. Đứa trẻ chỉ hư khi những sai lầm về giáo dục được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài". Ảnh minh họa: photo.zing.vn

Teen đang tạo thế giới riêng?

Teen đang cố tạo ra một thế giới riêng, nếu không thường xuyên đọc những dòng entry này thì khó có thể “giải mã” được.

“lâu gòi mí vit entry nhé =)) 2,3 thág gòi thì phãi chạ nhớ tại dạo nài chạ pùn vít, ví chạ bit nên vit gì, tự nhiên hwa trog lòg kứ nô nức rạo rực mún vít 1 kái gì đoá =)) nên hnay mí choa ra đời kái này nhá =))

ôi mún nói nhìu chuyện woá mà chạ bít nên bắc đầu từ đâu
kái gì cũg thay đỗi hết gòi từ kon người .........

za đìh nhé

từ tết giờ chứa noi chuyện với ba thì phãi, ba dạo nài khác woe, kứ như nào ế. thôi chã wan tâm đâu, mỗi tuần phát tiền là ok gòi.

anh chị em dao nài tốt lắm, hôm wa chị mí mua choa 2 kái wần rất sih, ság chị chỡ đi ăn ság thik gì đâu =)) kứ như thế wài thì thik nhĩ =)) nhưg mìh bit chị mih bị hâm lâu lâu mi tút như thế chứ bìh thườg cãi nhua wài

mẹ thì vẫn thế vẫn tút như xưa.nhớ kái hôm vn bắn chit thái =)) chưa gì đt mày về nhà gấp =)lo xa đếy yêu ghia

vợ thì vẫn hâm đơ=)) khác gòi kứ sao sao ế, thôi kệ =))

dẫn vợ về nhà gòi nhoé pa mẹ anh chị ai cũg thik nhé mẹ thì đi đâu cũg bão dẫn pạn kon theo wan tâm kòn hơn kã mìh chĩ có chị vân chê vợ xấu thôi hok wan tâm nhoé yêu vợ thôi vợ heo sấu xí”.

Tất nhiên, thông tin trên blog không ai kiểm duyệt và cũng chẳng ai cần ngoài sự tò mò. Việc post bài vở, suy nghĩ tuỳ thuộc vào chủ nhân nhưng vô hình chung tạo nên một thói quen sử dụng một thứ ngôn ngữ quái dị. Sự phong phú của font chữ kèm khả năng vận dụng cách nói tỉnh lược cả câu vẫn chữ khiến cho nội dung của những dòng tâm sự trên blog… chẳng biết thế nào mà lần.

B.Spock nói rằng: "Trẻ em không hư nếu hành vi chỉ gặp một lần. Đứa trẻ chỉ hư khi những sai lầm về giáo dục được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài". Tình trạng giới trẻ đang xa đà vào một thứ ngôn ngữ lai căng, phàm tục pha chút quái đản này chắc hẳn khiến nhiều người phải lo lắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét