Việc cần lưu tâm (lđ).
Quản lý đất đai, mỗi nơi "chơi" mỗi kiểu (nd):
- Cứ để rắc rối "sổ hồng, sổ đỏ", xã hội day dứt lắm Sau khi nghe tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của UBKT của QH về vấn đề sửa đổi một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có Luật Đất đai và Luật Nhà ở, Phó Chủ...
- Gộp "sổ hồng", "sổ đỏ" vào làm một
-
- Sổ “đỏ”, sổ “hồng” được quy về một mối
- Buông lỏng đất đai, công sản là nuôi dưỡng tham nhũng
Ngày 26/3/2009 của Tổng cục quản lý đất đai thuộc Bộ tài nguyên và môi trường thì tình hình quản lý sử dụng đất đai hiện nay còn rất nhiều bất cập, quản lý chưa chặt chẽ, sử dụng kém hiệu quả, còn để xảy ra nhiều tiêu cực. Trong số 7.507.318 ha đất Nhà nước giao cho các tổ chức thì có tới hàng trăm nghìn héc ta sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng ma thuật để biến đất công thành đất tư.
Tình trạng buông lỏng quản lý đất đai gây nên những hiệu ứng xã hội bất thuận đó là trên 80% ý kiến kiến nghị của cử tri và hơn 85% các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực đất đai, nhà cửa, đền bù giải phóng mặt bằng. Do bức xúc của cử tri, do những cảnh báo của dư luận xã hội và do phản ánh đa chiều của các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong những ngày đầu tháng 5 này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất thu hồi 104 cơ sở nhà đất sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới 96.000.000 m2 đất và các công trình gắn liền với đất tọa lạc ở những vị trí rất đắt địa do các cơ quan Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp quản lý cũng rơi vào tình trạng như trên.
Chúng ta không khỏi giật mình khi Thường trực ban chỉ đạo kiểm kê quĩ đất của Thành phố Hồ Chí Minh công bố ngày 10/2/2009 tại thành phố có 348 khu đất với 1170 ha bị bỏ hoang, 285 khu cho thuê trái phép, 65 khu cho mượn trái pháp luật bao gồm cả tài sản gắn liền trên đất. Ngày 12 tháng 4 năm 2009 Cục Công sản thuộc Bộ Tài chính đã tham mưu đề xuất thu hồi 31 cơ sở trên 50 mặt bằng của Tổng công ty lương thực miền Nam trị giá hàng ngàn tỷ đồng.
"Thử hỏi nếu rà soát quỹ đất giao cho hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước, hàng chục bộ, ngành, hàng nghìn đơn vị Trung ương và địa phương thì sẽ phát hiện lãng phí biết bao nhiêu đất công? Trị giá bao trăm ngàn tỷ và rất có thể Chính phủ đủ nguồn lực trang trải cho các nhu cầu an sinh xã hội chứ không cần phải trình Quốc hội tại kỳ họp này để phát hành trái phiếu Chính phủ thêm 20 nghìn tỷ." |
Tình trạng quản lý nhà công, nhà công sở, nhà công vụ, nhà biệt thự cũng diễn ra tương tự. Hàng trăm nghìn mét vuông trụ sở cơ quan, đơn vị, hàng nghìn nhà biệt thự tại các đô thị lớn đang bị biến dạng nghiêm trọng, đang trở thành chung cư chắp vá, cơi nới, manh mún, thiếu thẩm mĩ. Khối tài sản khổng lồ hữu hình là di sản văn hóa kiến trúc của Nhà nước đang bị xâm hại nghiêm trọng, đang bị chiếm dụng trái pháp luật.
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thu hồi số đất vàng, nhà ngọc đang hàng ngày, hàng giờ bị chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích hoặc hàng nghìn ha đất bị hoang hóa do hậu quả của các dự án treo xuyên thế kỷ. Để đưa vào đấu giá quyền sử dụng đất, nộp cho ngân sách Nhà nước hoặc chuyển mục đích sử dụng cho các công trình phúc lợi xã hội.
Trong khi đó việc xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, ký túc xá cho sinh viên, bệnh viện, trường học, trạm y tế, cho các thiết chế văn hóa, nhà ở cho người nghèo, nhà ở xã hội đang từng giờ, từng phút trông chờ quỹ đất. Dự kiến đến năm 2015 mới có khoảng 60% sinh viên cơ sở đào tạo và 50% công nhân lao động tại các khu công nhiệp được đáp ứng chỗ ở, tỷ lệ này là rất thấp. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này mới chỉ khoảng 20 - 22%.
Theo số liệu của hai cơ quan quản lý giáo dục thì ở Hà Nội để đạt diện tích của các trường chuẩn quốc gia riêng hệ mầm non và phổ thông còn cần 1500 nghìn mét vuông đất cho 8 quận nội thành và Thành phố Hồ Chí Minh để đạt diện tích trường chuẩn quốc gia cho hệ phổ thông cần 4874 nghìn mét vuông đất. Vừa qua Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thu hồi 2899 nghìn mét vuông đất sử dụng không hiệu quả, trái mục đích để xây dựng các trường chuẩn quốc gia trong 5 năm tới, đó là một tín hiệu đáng mừng.
Việc lỏng lẻo trong quản lý đất đai và tài sản công gắn liền với đất không những gây thất thoát nguồn lực của xã hội mà còn là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng tham nhũng, lãng phí, là môi trường tha hóa cán bộ, công chức, là nguyên nhân làm mất cán bộ và là thách thức lớn trong việc thực thi pháp luật, phòng, chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thời sự nhất là Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước được Quốc hội mới ban hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2009.
Hơn lúc nào hết chúng tôi đề nghị Chính phủ, các cơ quan chức năng của Chính phủ ráo riết vào cuộc, tổng rà soát toàn bộ quỹ đất, quỹ nhà, tài sản công trên cả nước. Có giải pháp trước mắt và lâu dài chấn chỉnh sai phạm, lập lại trật tự trên mặt trận này.
Tại Kỳ họp thứ năm này chúng tôi xin đề nghị các vị Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài chính với tư cách là quản lý Nhà nước về đất đai, nhà ở, công sản giải trình trước Quốc hội về nhóm vấn đề đang được Quốc hội,cử tri và dư luận xã hội rất quan tâm. Xin cảm ơn Quốc hội.
Lê Như Tiến ( Ủy viên Thường trực UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên & Nhi đồng của Quốc hội; Đại biểu Quảng Trị )Diện tích đất trồng lúa giảm nhanh | ||||
09:57' 30/05/2009 (GMT+7) | ||||
- Hiện chỉ có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này lại đang giảm một cách nhanh chóng. Đây là cảnh báo được đưa ra tại hội thảo “Chiến lược an ninh lương thực quốc gia và quy hoạch đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Văn phòng Trung ương Đảng và Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/5 tại Cần Thơ. Theo số liệu mới nhất đưa ra tại hội nghị, nước ta chỉ có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 4 triệu ha đất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này lại đang giảm một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi năm, người nông dân Việt Nam phải nhường 74.000 ha đất nông nghiệp để xây dựng các công trình nhà ở, đô thị và khu công nghiệp. Tốc độ mất đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu hiện nay là 1%. Với đà này, TS. Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn đảm bảo nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.
TS. Đỗ Kim Chung (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) phân tích, an ninh lương thực không chỉ bó hẹp ở những nông sản có chứa tinh bột (chủ yếu là lúa gạo) mà còn gồm cả lương thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người. “Điều đáng lo ngại hiện nay là không ít người nghĩ rằng càng làm lúa càng nghèo. Điều này xuất phát từ thực tế hiện cả nước có 71% dân số làm nông nghiệp nhưng số hộ nghèo chiếm tới 23,4%, trong khi bộ phận người phi nông nghiệp chỉ có 5% hộ nghèo.”, TS. Chung nói.
Tuy nhiên, với lợi nhuận này phần lớn nông dân vẫn chưa đảm bảo có được đời sống khá so với mặt bằng chung của dân số. Một ví dụ đơn giản là nếu một gia đình có 4 nhân khẩu canh tác một ha đất, mỗi năm hai vụ thì lợi nhuận cao nhất cũng chỉ có 20-22 triệu đồng. Đây là số tiền quá nhỏ so với tất cả các chi phí của tất cả các thành viên trong gia đình đó. Theo TS. Chung, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là chúng ta phải nghĩ đến quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đô thị. Mỗi năm Việt Nam dành 70.000 ha đất nông nghiệp cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị. “Việc đất canh tác giảm dần trong khi năng suất tăng có hạn dẫn đến khả năng thiếu hụt lương thực trong thời gian không xa.”, TS. Chung cảnh báo. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét