VietCatholic News (30 May 2009 10:51)
Đức Tổng giám Mục Agostino Marchetto suy xét đến những nguồn gốc của vấn đề.
ROMA (Zenit.org).- Mặc dầu việc buôn người là một sự xúc phạm ghê tởm tới phẩm giá,” không có giải pháp dễ dàng cho vấn đề muôn mặt và quốc tế này, một viên chức Vatican nói.
Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân và Du Mục, đã suy xét tính trầm trọng việc buôn người trong một bài phát biếu ngày thứ Tư tại một hội nghị được tổ chức do Hiệp Hội Cộng Đòan Đức Giáo Hoảng Gioan XXIII.
Vị giám chức đã gọi việc buôn này là “một hiện tượng xấu hổ nhất thời đại chúng ta.” Ngài thừa nhận “cảnh nghèo khổ và sự thiếu những cơ hội và sự gắn bó xã hội” là nguồn gốc của thảm kịch này, bởi vì những nguyên nhân này đưa dân chúng tới chỗ tìm kiếm một tương lai tốt hơn mặc cho những rủi ro.”
Tổng Giám Mục Marchetto khẳng định rằng việc buôn người tiếp tục lan tràn, một phần do “sự vắng bóng những qui tắc đặc biệt trong một số xứ, do sự không hiểu biết về những quyền lợi của mình, do cấu trúc văn hóa xã hội và những xung đột vũ trang.”
Ngài cũng nhắc đến “những hạn chế hiện nay mà những di dân gặp phải trong việc ra đi một cách hợp pháp tới những nước phát triển.”
Phải làm gì
Tổng Giám Mục Marchetto than phiền rằng “không có những giải pháp dễ dàng,” và đã khẳng định rằng một “phương pháp mạch lạc và nguyên tuyền” là cần thiết để chấm dứt hình thức đặc biệt lạm dụng này.
“Không những nhu cầu của các nạn nhân [phải được xem xét],” ngài nói, “nhưng cũng phải có hình phạt đúng cho những kẻ hưởng lợi từ sinh hoạt này, và sự thực hiện những biện pháp phòng ngừa, trước hết phải gia tăng ý thức và sự nhạy cảm, và cũng đảm nhiệm những nguyên nhân của hiện tượng này.”
Vị giám chức đã khẳng định rằng sự cố gắng này cũng sẽ cổ võ sự hội nhập các nạn nhân vào trong những xã hội mới của họ, “cách riêng những kẻ cộng tác với những thẩm quyền chống lại những con buôn.”
Đồng thời, viên chức Vatican đã gợi ý một khả năng có thể trở về những quốc gia gốc sẽ được cứu xét, một sự trở về “có thể được kèm theo đề nghị một tín dụng nho nhỏ hay là những món tiền cho mượn, nhờ đó mà bảo đảm cho những nạn nhân không trở về trong cũng môi trường nguy hiểm vì không có nguồn lực.”
Ngài cũng đề nghi một hệ thống bồi hoàn phải được tài trợ với số tiền tịch thu từ những kẻ buôn người.
Muôn mặt
Tổng Giám Mục Marchetto đã nói, việc buôn người là một “vấn đề muôn mặt, thường liên kết với sụ di dân, đi quá sự kinh doanh tình dục và cũng bao gồm sự cưỡng bách lao công đối với những người nam, những người nữ và các trẻ em trong những khu vực công nghiệp, xây dựng, sửa chữa và du lịch, nông nghiệp và những dịch vụ gia thất.”
Đức Tổng giải thích cho dầu một phần lao động cưỡng bách liên kết với sự kỳ thị và cảnh nghèo, những tập quán địa phương, sự thiếu nhà ở và sự mù chữ của các nạn nhân, một phần liên hệ với lao động linh động và rẻ tiền, thường dễ dàng hóa những giá thấp đối với kẻ hưởng thụ, điều đó thành hấp dẫn đối với những ông chủ”.
Và vị giám chức than phiền rằng những nạn nhân chỉ thường được bảo vệ trong những cuộc điều tra chống lại những con buôn; lúc đó họ được hồi hương, với hay không một “số tiền “ nâng đỡ giúp họ bắt đầu lại cuộc sống của mìnmh.
“Chỉ trong một số it quốc gia đã có những biện pháp bảo đảm sự hỗ trợ cho các nạn nhân này,” ngài nói, “bằng cách cho họ khả năng lưu lại trong xã hội đã tiếp nhận họ, và bằng cách hội nhập họ, ít ra với một số điều kiện,”
ROMA (Zenit.org).- Mặc dầu việc buôn người là một sự xúc phạm ghê tởm tới phẩm giá,” không có giải pháp dễ dàng cho vấn đề muôn mặt và quốc tế này, một viên chức Vatican nói.
Tổng Giám Mục Agostino Marchetto, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân và Du Mục, đã suy xét tính trầm trọng việc buôn người trong một bài phát biếu ngày thứ Tư tại một hội nghị được tổ chức do Hiệp Hội Cộng Đòan Đức Giáo Hoảng Gioan XXIII.
Vị giám chức đã gọi việc buôn này là “một hiện tượng xấu hổ nhất thời đại chúng ta.” Ngài thừa nhận “cảnh nghèo khổ và sự thiếu những cơ hội và sự gắn bó xã hội” là nguồn gốc của thảm kịch này, bởi vì những nguyên nhân này đưa dân chúng tới chỗ tìm kiếm một tương lai tốt hơn mặc cho những rủi ro.”
Tổng Giám Mục Marchetto khẳng định rằng việc buôn người tiếp tục lan tràn, một phần do “sự vắng bóng những qui tắc đặc biệt trong một số xứ, do sự không hiểu biết về những quyền lợi của mình, do cấu trúc văn hóa xã hội và những xung đột vũ trang.”
Ngài cũng nhắc đến “những hạn chế hiện nay mà những di dân gặp phải trong việc ra đi một cách hợp pháp tới những nước phát triển.”
Phải làm gì
Tổng Giám Mục Marchetto than phiền rằng “không có những giải pháp dễ dàng,” và đã khẳng định rằng một “phương pháp mạch lạc và nguyên tuyền” là cần thiết để chấm dứt hình thức đặc biệt lạm dụng này.
“Không những nhu cầu của các nạn nhân [phải được xem xét],” ngài nói, “nhưng cũng phải có hình phạt đúng cho những kẻ hưởng lợi từ sinh hoạt này, và sự thực hiện những biện pháp phòng ngừa, trước hết phải gia tăng ý thức và sự nhạy cảm, và cũng đảm nhiệm những nguyên nhân của hiện tượng này.”
Vị giám chức đã khẳng định rằng sự cố gắng này cũng sẽ cổ võ sự hội nhập các nạn nhân vào trong những xã hội mới của họ, “cách riêng những kẻ cộng tác với những thẩm quyền chống lại những con buôn.”
Đồng thời, viên chức Vatican đã gợi ý một khả năng có thể trở về những quốc gia gốc sẽ được cứu xét, một sự trở về “có thể được kèm theo đề nghị một tín dụng nho nhỏ hay là những món tiền cho mượn, nhờ đó mà bảo đảm cho những nạn nhân không trở về trong cũng môi trường nguy hiểm vì không có nguồn lực.”
Ngài cũng đề nghi một hệ thống bồi hoàn phải được tài trợ với số tiền tịch thu từ những kẻ buôn người.
Muôn mặt
Tổng Giám Mục Marchetto đã nói, việc buôn người là một “vấn đề muôn mặt, thường liên kết với sụ di dân, đi quá sự kinh doanh tình dục và cũng bao gồm sự cưỡng bách lao công đối với những người nam, những người nữ và các trẻ em trong những khu vực công nghiệp, xây dựng, sửa chữa và du lịch, nông nghiệp và những dịch vụ gia thất.”
Đức Tổng giải thích cho dầu một phần lao động cưỡng bách liên kết với sự kỳ thị và cảnh nghèo, những tập quán địa phương, sự thiếu nhà ở và sự mù chữ của các nạn nhân, một phần liên hệ với lao động linh động và rẻ tiền, thường dễ dàng hóa những giá thấp đối với kẻ hưởng thụ, điều đó thành hấp dẫn đối với những ông chủ”.
Và vị giám chức than phiền rằng những nạn nhân chỉ thường được bảo vệ trong những cuộc điều tra chống lại những con buôn; lúc đó họ được hồi hương, với hay không một “số tiền “ nâng đỡ giúp họ bắt đầu lại cuộc sống của mìnmh.
“Chỉ trong một số it quốc gia đã có những biện pháp bảo đảm sự hỗ trợ cho các nạn nhân này,” ngài nói, “bằng cách cho họ khả năng lưu lại trong xã hội đã tiếp nhận họ, và bằng cách hội nhập họ, ít ra với một số điều kiện,”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét