Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Hà Nội - nỗi say đắm khôn nguôi...

(Tuần Việt Nam) - Hà Nội - cái tên, mỗi góc phố, những con đường, mỗi hàng cây, mỗi mùa hoa, mỗi khung cảnh đều mang lại thứ cảm xúc "say đắm dấu yêu" với mỗi người con Hà Nội. Là thân quen quý mến ríu rít như người tri kỷ bao lâu nhưng lại ngạc nhiên thích thú như mới gặp lần đầu, là trầm mặc cổ kính như bao đời vẫn thế mà vẫn luôn mới mẻ như "sáng nay thay áo mới". Tuần Việt Nam giới thiệu đến độc giả những ca khúc, tản văn, tiểu luận ngập tràn lòng yêu Hà Nội.

Ca khúc: Hà Nội đêm trở gió
Sáng tác: Trọng Đài - Thể hiện: Mỹ Linh


Hà Nội – mười hai tháng hoa...
:
Nghĩ đến Hà Nội, trong tôi dấy lên những cảm xúc về mỗi mùa một loài hoa. Thiên nhiên, hoa sắc Hà Nội không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp mà tạo hóa mang lại. Mỗi mùa hoa, với tôi lại là những ấn tượng, những kỷ niệm với những người thân, với bạn bè, với ngôi nhà tôi lớn lên, với mái trường, và với những con đường Hà Nội thân quen. (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Hà Nội! Ngẫu hứng phố...: Hà Nội cứ xanh lơ nước Hồ Tây huyền diệu, xanh lơ tuổi trẻ, khao khát và tình yêu. Hà Nội vàng những ánh điện đêm, mầu vàng huyễn hoặc mờ ảo bao dung trước những bước chân lang bạt. Hà Nội trắng sương đêm tần ngần cong cong mái đền Cổ Ngư thấp thoáng. Hà Nội nâu trầm phố cổ, những con lách, hẻm nhỏ ngoằn ngèo đường lượn đến rêu mốc cả vết xe qua. (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Nguồn: photobucket.com


Em ơi, Hà Nội phố...
:
Câu hát “Em ơi Hà Nội phố” vang lên cùng tiếng đàn dương cầm êm đềm như lời thủ thỉ của một chàng trai với một cô gái. Một miền Hà Nội tràn về bình yên với “mùi hoàng lan”, “mùi hoa sữa”. Người ta thường nói Hà Nội đẹp nhất vào mùa thu. Thế nhưng khi sang đông, Hà Nội còn có một dáng vẻ quyến rũ khác: xa vắng đơn côi nhưng thanh lịch và đầy ám ảnh. (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Im lặng đêm Hà Nội: Trong “không gian dạ hương sâu thẳm” ta nghe rõ “tiếng chim đêm khắc khoải vọng về” hay là tiếng lòng người con gái đang thổn thức nhớ về những kỉ niệm của mối tình đầu? Trong ánh trăng cuối thu “lạnh mờ sương” ấy, cô gái như soi thấu tâm hồn mình để nhận ra một Hà Nội của đêm thật sâu lắng. (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Nghe Nguyễn Đình Thi kể chuyện "Người Hà Nội": "Tự nhiên trong đầu óc tôi vọng lên những nhịp pháo gầm, những tiếng súng và bầu trời Hà Nội cháy hiển hiện trở lại. Tứ nhạc cứ thế hiện ra. Cảnh đầu tiên là "Hà Nội cháy khói lửa ngập trời, Hà Nội ầm ầm rung, Hà Nội vùng đứng lên... ", rồi nhớ Hà Nội có "Hà Nội đẹp sao, Hà Nội vui sao..." rồi kết thúc trở lại những câu đầu. Lúc đó bài Người Hà Nội tôi chỉ viết đến đấy." (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Hà Nội của ta ơi, còn cồn cào chi lắm...?: Giây phút cuối, anh bước đi, đành lòng xa Hà Nội thôi nhưng vẫn có một niềm tin nơi đáy sâu tâm hồn, đó chỉ là tạm biệt, là chia xa tạm thời thôi. Sự thực vẫn hiện hữu nhưng có niềm tin trở lại làm khuất lấp nỗi buồn ấy. Anh sợ Hà Nội buồn, anh an ủi Hà Nội trước khi chia xa, hay chính là lời an ủi dành cho người tình của mình, và đó cũng là an ủi chính lòng mình. (Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Nguồn: tamtay.vn


Hà Nội mùa vắng những cơn mưa:
Biết bao cảm xúc bộn bề mỗi lúc mùa sang, mỗi lúc thấy gió hanh heo lạnh, khi chợt nhận ra mỗi buổi sáng thức dậy đã nhón chân se sẽ trên nền nhà bởi "lạnh quá", và với thêm chiếc áo khoác dày trước khi bước ra khỏi cửa. Và lại thấy lòng xốn xang khi mùa đông lại về, lạnh đấy, nhưng nồng nàn lắm, niềm giao cảm của đất trời, con người.
(Bấm vào đây để đọc toàn bài và nghe nhạc)

Thăng Long-Hà Nội, một không gian cho những cấu tứ thơ văn: Người ta nhắc đến Hà Nội với khu trung tâm mới quanh Hồ Gươm, với nhà hát Tây, nhà dây thép (tức bưu điện), ga xe lửa, vườn bách thú, với phố ta Hàng Ngang, Hàng Đào, Khâm Thiên, Bạch Mai, với các phố tây dài rộng, chạy song song từ phía ga xe lửa đổ ra phía bờ sông Cái... Lớp trai trẻ bước ra đời từ các trường Pháp-Việt sống với một Hà thành như thế. Và "Hà thành hoa lệ", như câu nói của thanh niên khắp đất Bắc đương thời, đi vào thơ văn với rất nhiều màu sắc, với những biểu tượng mới. (Bấm vào đây để đọc toàn bài)

Hà Nội: Dạo bờ đê, vào chợ, ra phố...: Hà Nội gắn với sông Hồng tức là Hà Nội nằm ngay dưới chân cái đập nước khổng lồ. Ngày nay hẳn không thể tính đến phương án bỏ đê sông Hồng, nhưng chắc hẳn phải tính đến các nguy cơ và lo đối phó. Trước tiên, vùng ngoại đê, tức là không gian từ đê chính bờ tả đến đê chính bờ hữu, cần được thông thoáng tối đa, sẵn sàng dành cho nước mùa lũ. (Bấm vào đây để đọc toàn bài)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét