Vừa bán, vừa chửi – “Nét văn hoá Hà Nội”?
Trưa 15/02, một khách mới dừng xe trước quán hỏi: “Chị ơi, để xe ở đâu?” Bà đốp ngay vào mặt: “Để lên nóc nhà này này!” Một thực khách gọi rau sống đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát với vào nhà: “Đây không có rau, tự trồng mà ăn!”.
Nghe bà chửi đã quen, một chị khách sau bữa trưa ngon miệng dũng cảm lại gần bà bảo: “Chị gói cho em 1 cái lưỡi về nhà, nhà em ít người, chị cho cái be bé”. Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: “Đây không có hàng bé! 60 nghìn đổ đầu” Chị khách bắt đầu hãi, gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguýt chị khách: “Đã muốn ăn ngon lại còn đòi rẻ!” Rồi cơn cáu giận dâng cao trào, bà móc cái lưỡi lợn ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, ném vào rổ: “Thôi không bán nữa đâu, về đi!” Chị khách tím mặt lủi thủi ra về. (1)
Văn miếu xứ ngàn năm văn vật Nguồn: thugian.com.vn |
Ai bảo bị chửi là khổ, bị chửi sướng lắm chứ!
Chắc không ai thích nghe chửi? Nhưng những bà bán quán Hà Thành nếu có chửi cũng không có ý “chĩa mũi dùi” vào chính người khách. Những câu chửi như “hát” đó có thể coi là một loại “hình nghệ thuật” giúp cho quán ăn có một “phong vị” đặc biệt. Vì thế mới có nhận định như sau:
Thậm chí có người còn cho rằng khi biết những lời nói phũ phàng kia không cố tình dành cho mình thì chúng trở thành một thứ giúp người ta nhớ lại thời… thơ ấu.Khi mà quán cháo chửi nổi tiếng cạnh Nhà thờ Lớn... hết chửi (có thể do thưa khách dần, và cháo gà không đủ hấp dẫn thực khách bằng những món ăn hiện đại mới “nổi”), người sành ăn Hà Nội lại bổ sung vào danh sách ghé chân, là những quán ăn mới, vừa bán vừa chửi “ác liệt” hơn. (1)
Không ăn thì biến!Tôi không phải người Hà Nội. Nhưng tôi sinh tại Hà nội và một phần tuổi thơ tôi đã ở đó. Thỉnh thoảng về Hà nội, tôi lại thích ghé vào những quán “chửi” như vậy để nghe lại những “bài chửi” của hàng xóm khu tập thể mất con gà hoặc của những cô mậu dịch viên trong những lần chen chân mua hàng bằng tem phiếu mà đã quá lâu rồi tôi không nghe thấy nữa; mặc dù tôi có thừa tiền để vào những nhà hàng sang trọng nhất. Những lúc thế này, tôi như sống lại thời niên thiếu. Mong các bạn thông cảm. Những hàng quán mà các bạn lên án ở Hà Nội sở dĩ vẫn đông khách có lẽ vẫn còn nhiều người có tâm trạng như tôi. (Lê Văn Sơn, Nguyễn Hoàng, Đà Nẵng, leson40@...) (2)
Tuy nhiên, món ăn được nêm thêm “gia vị” chửi cũng làm rất nhiều thực khách lợm giọng.
Có khách còn phân tích việc “Chửi hay Không Chửi” một cách thực tế rành rọt hơn.Ngày nào đi làm về tôi cũng đi qua hàng bún ở ngách Chợ Ngô Sĩ Liên. Có một lần, tôi giận chồng không ăn cơm nhà mới tạt vào quán bún dọc mùng của bà bán bún có nói tới trong bài viết, vừa ngồi xuống ghế giật mình nghe bà ta chửi người làm: “Thằng kia mắt mày mù à, mù thế mà thấy gái hở hang ngoài đường cứ là cứ dán mắt vào mông, ngực...” và còn rất tục tĩu hơn nữa.
Ngôn ngữ chợ: “Thằng kia mắt mày mù à, mù thế mà thấy gái hở hang ngoài đường cứ là cứ dán mắt vào mông, ngực...”
Nguồn:vietnamnet.vn
Tôi thấy nóng mặt, định đứng dậy ra về thì bà ta đưa bát bún cho tôi, tôi đành ăn vài gắp rồi ra về. Thế mà khách cứ đến đông nghịt. Có ngon đến đâu nhưng nghe bà ta chửi, tôi cũng không thể nuốt nổi. Từ giờ đến già, tôi sẽ không bao giờ qua đó mà đi đường khác vì tôi dị ứng với những lời ăn tiếng nói vô văn hóa. (Cẩm Tú, Ngõ Văn Hương, Đống Đa, Hà Nội, saobang_511_163@...) (2)
“Chửi”: Bệnh lây lan đường miệngNhững nhà hàng ngược đời nói trên thường có “cá tính” đó là chế biến ngon và dường như cả ý thức lẫn vô tình, họ cố gắng xử tệ với khách như để tạo sức hấp dẫn, chất “gây nghiện” của riêng mình. Và quát, đuổi, chửi tức là vẫn còn... quan tâm đến khách. Nhưng phổ biến hơn, ngán ngẩm hơn chính là sự coi thường khách. Bơ (bỏ mặc) hết!
Trong một quán ăn sáng ở phố Yên Phụ, đám khách miền Nam vào gọi bánh mì ốpla. Không thấy nhà hàng đả động, tưởng bị quên, khách nhắc. Tay phục vụ không thèm nhìn khách, liền nói: “Đợi 15 phút!” Chờ 10 phút sau, khách lại gọi tay nhân viên nọ. Anh ta cộc lốc: “Mới 14 phút!”. “Ốp quả trứng thì hai phút chứ mấy!” - “Ở đây quy định gọi gì cũng 15 phút” - “Trời, quy định kỳ vậy?” Gã phục vụ mặt không biến sắc, mắt không nhìn người đối thoại, vừa đi vào nhà vừa lẩm bẩm: “Ăn không ăn thì biến!” Đoàn khách há hốc mồm, người nọ hỏi người kia mà không tin ở tai mình...
Phổ biến nhất là tình trạng gọi ít mang nhiều. Gọi món trong thực đơn, nhà hàng không có nhưng cũng không thèm thông báo. Khi khách hỏi quá thì nói là hết rồi. Thậm chí không hết cũng nói là hết để đỡ... phiền. Một nhà hàng có địa thế đẹp nhất nhì Hà Nội bán đặc sản bánh tôm ngay cạnh hồ Tây cũng có thái độ phục vụ rất khó chịu. Khách ăn xong, gọi chén trà, nhân viên xẵng giọng: “Không có!” Nhưng khi thấy đoàn khách nước ngoài ngồi bàn bên ăn xong thì họ bê ra một ấm trà. Tất nhiên là tính thêm tiền... (3)
Hàng quán vỉa hè Nguồn: vietnamnet.vn |
Như trái cầu tuyết càng lăn càng to, tiếng chửi càng lúc càng trở nên thô bỉ tục tằn. Thậm chí lời chửi có thể làm cho người (thích) chửi từ “đau thương biến thành hành động”Thuận bức xúc kể về một lần mua áo: Vào cửa hàng quần áo, chọn mãi mới được một kiểu vừa mắt. Tôi mặc thử, mấy chị bán hàng tấm tắc khen đẹp, hợp dáng. Áo hơi rộng nên tôi không mua, nào ngờ vừa bước chân ra khỏi cửa hàng đã bị chị bán hàng quát thẳng vào mặt: “Đồ con điên, xấu như Thị Nở còn bon chen áo xống!”
Tại một cửa hàng quần áo cạnh đó, bà chủ hàng đồng ý cho một khách mặc thử một chiếc quần bò. Sau khi thử, khách tỏ ý hài lòng nhưng khi nghe bà chủ “hét” giá 320.000 đồng, cô bỏ ngay ý định mua. Mè nheo ép khách mặc cả không thành, bà chủ liếc xéo, gằn giọng: “Khố rách áo ôm, một xu không dính túi thì đừng có sờ vào hàng người ta, hãm tài cả ngày”. (4)
Từ chợ đến… trườngTrưa 16/2, đập vào mắt PV là hình ảnh một bà chủ miệng xoen xoét chửi khách hàng, tay khua khua giấy đốt vía qua… đũng quần của bà.
Tại một quầy quần áo, một khách bị chủ hàng túm tóc, nắm chặt tay không cho đi vì chưa “mở hàng, mặc cả rồi thì phải lấy!” Hỏi ra, mới biết giá nói thách của chiếc áo là 300.000 đồng, khách chỉ trả 100.000 đồng. Thấy khách đi chợ tò mò đứng lại xem, bà chủ hàng đành buông tay giữ khách, tay kia quăng cái áo vào mặt khách, miệng không ngớt ném theo sau “thượng đế” những câu chửi tục tĩu. (4)
“Nói bậy/nói tục” là một xì-tin (style) hay mốt (mode) không “kỳ thị giới tính”Chuyện học sinh chửi bậy thời nay đã trở thành nhan nhản. Hiếm khi đứng trước cổng trường cấp 3 nào (kể cả trường chuyên, trường điểm) mà không thấy bóng dáng vài áo trắng văng “phụ khoa” tứ tung. Càng “bóng sáng”, càng hot boy hot girl lại càng văng nhiều như để khẳng định vị trí Vip của mình. Nhưng với các trai tài gái sắc ngày nay, thì không hẳn có việc gì mới chửi bậy, họ đã chuyển sang “nói bậy”, nghĩa là bất cứ chuyện gì cũng lôi từ bậy vào chứ không nhất thiết ghét ai mới chửi. Ngôn ngữ “phụ khoa” được tung ra để thay thế cho vài từ và câu thông thường như “Đ..o”, “Đ..t” thay cho “Không”, “Có L…” thay cho “Còn lâu”… Dần dần, trên các forum, trong các câu chuyện phiếm và cả chuyện nghiêm túc, xì tin vận dụng “triệt để” từ bậy nhằm thay thế câu thông thường. Ngôn ngữ “phụ khoa” đang dần chiếm lĩnh các cuộc đối thoại. (5)
Chửi thề dường như là cái dip để các “teen” phát huy khả năng sáng tạo của họ.Chẳng biết có phải sinh ra trong một gia đình chuyên… đòi nợ thuê nên Huyền Trâm (sn1992) sớm ngấm vào người cái “tư chất” chửi bậy không. Hiếm khi thấy Trâm nói một câu bình thường mà không văng loạn xạ, trừ khi nào lên lớp, trả lời thầy cô giáo. Với Trâm, mặc nhiên trong từ điển ngôn ngữ của cô không có từ “Không”, mà là “Đ..o”, hoặc “Đ..t”, không có “Cái gì” mà là “L..”, thật vô cùng “phong phú”!! Ví dụ, bạn gọi đi ăn mà không đi được, ngay lập tức Trâm trả lời: “Ăn l… gì giờ này, đ… đợi tao được một tí à!”. Chính vì quen thói nói bậy, nên Trâm đã phải sớm bye bye tình yêu lớn của mình một cách đầy cay đắng (5)
Học chửi onlineCách đây 2, 3 năm thì nổi lên cái phong trào gắn tên ba mẹ vào tên con rồi gọi, hay khủng khiếp hơn là chỉ gọi mình tên ba mẹ. Tôi có một câu chuyện vui và là một kỉ niệm đau đớn của thằng bạn tôi về vụ này: Hôm đó hắn đang ở nhà một mình và ngủ trưa.Chuông reo. Có giọng 1 người vang lên: “B ơi! (B là tên ba hắn). Hắn ngái ngủ nghe không rõ tưởng mấy thằng bạn đi qua “nhân tiện” gọi “tên hắn” luôn. Hắn nhào ra ban công và hét: “ĐCM mấy thằng chửi cái gì đấy”. Ôi thôi, khỏi nói kết cục chắc ai cũng biết. Người bấm chuông là một người họ hàng ở quê lên nên cuối cùng cũng không căng thẳng lắm nhưng người họ hàng đó chắc không bao giờ quên cái câu hắn đã hét. Cứ thử tưởng tượng nếu người bấm chuông là sếp của ba hay mẹ hắn thì hậu quả như thế nào?
Gần đây thì lại là kiểu chửi đệm tiếng Anh vào cho “sang”. Bắt đầu thấy những nhóm bạn đi trên đường mà toàn ríu rít những F với S**t. Hay ho gì nhỉ? Chửi vẫn là chửi, bậy thì còn bậy hơn Tiếng Việt nhiều. Dùng tiếng Anh có nâng cao tư cách hay mác học thức của bạn hơn không? Nếu những người nước ngoài đến VN, đến TH và thấy học sinh, thấy dân teen chửi bậy vô tội vạ như vậy thì họ sẽ đánh giá con người Việt Nam kiểu gì đây? (6)
Người ta không chỉ dùng chửi để câu khách vào quán mà còn dùng nó như một món hàng để bán cho người, nhất là cho những đứa trẻ ham vui, ham chơi.
Ngoài game online, bọn trẻ cũng có thể vào các blog, các forum để “tập chửi” cho nhuyễn.Hầu như tất cả các game online hiện nay đều có trường hợp chửi bậy công khai. Do đó, các game thủ thuộc dạng con nhà lành (không biết chửi) thì gần như không thể chơi game. Ðối với các bạn trẻ, việc chửi nhau khi chơi game đã trở thành một thói quen.
Có một nhóm học sinh 15 tuổi vào quán game, lần đầu ngồi đọc tất cả những câu chửi bới của các game thủ trong game liền phán, “Eo ơi, bọn này chửi nhau vãi lúa nhỉ!” Thế rồi sau đó ngồi cười sằng sặc và tiếp tục chăm chú theo dõi. Ðến một lúc kia, một cô bạn trong nhóm liền nói “Ð.m, tao thấy trò này hay đó, vào game kiếm đứa chửi nhau cho vui mới được.”
Cứ thế, thứ ngôn ngữ gây sốc đó truyền từ người này qua người khác và biến không gian ảo trở thành một khu vực để học những từ “nóng.” Rất nhiều câu chửi thiếu văn hóa của các game thủ được sử dụng ở đời thường. Thậm chí ngay cả những game thủ nhà lành rồi dần dần cũng nhiễm những ngôn ngữ này. (7)
Để thành một cao thủ về “văng thuật” cũng không phải dễ, người theo nghề phải biết các “kiểu chửi”, các “dạng người chửi” cũng như học các “kinh nghiệm chửi” hay các bài chửi mẫu như “Bài Chửi Mất Gà”. (9)Và trên muôn mặt của blog, các forum, diễn đàn thảo luận…có vô số hình thức văng tục trưng dụng. Một blogger ***yeuanh còn có hẳn một entry tổng hợp về các kiểu chửi tục và đệm kèm theo đó là những câu bình luận hưởng ứng rất khó nghe. Thành viên của các diễn đàn “lách luật” cấm văng tục chửi bậy bằng cách dùng hình ảnh để… chửi như avatar là hình ngón giữa chỉ lên, và các kí hiệu tượng hình khác. (8)
Chẳng hạn như chữ mẹ. Giả sử chữ này bị cấm thì theo ngôn ngữ “xì tin” (style), các game thủ Việt Nam sẽ chuyển thành m3 (số 3 gần giống chư e). Do đó, game online dường như đã gắn liền với “bãi rác” nơi các game thủ tha hồ “phun châu nhả ngọc,” hay gọi cách khác, các game thủ coi môi trường không gian ảo này là “đất để chửi.” (7)
“Chửi”: Văn hóa hay bệnh dịch?
Hiện trạng chửi nhiều, chửi bậy, chửi tràn lan... ở mọi nơi mọi chốn đã làm nhiều người tỏ ý quan ngại một cách sâu sắc.
Tiền vệ Hoàng Danh Ngọc vỗ “của quý” và chửi bậy Nguồn: news.zing.vn |
Chửi đã lây lan như một bệnh dịch, và có người cố gắng tìm hiểu về những nguyên nhân cho căn bệnh đó:Tôi là người Hà Nội và tôi cảm thấy rất xấu hổ khi giữa cái mảnh đất luôn tự hào là “nghìn năm văn hiến” này lại tồn tại những người có thể dung túng cho những hành động vô văn hóa và thô tục như thế tồn tại, như thể nó là một mảng của “văn hóa” Hà Nội. Tôi rất hoan nghênh khi tác giả phanh phui những “trò thô thiển” của các hàng quán như vậy trên mặt báo, đó là trách nhiệm cao cả của người làm báo.
Nhưng báo chí chỉ có thể cung cấp thông tin, cung cấp sự thật, còn trách nhiệm phản biện thuộc về xã hội mà cụ thể là thuộc về mỗi người dân Hà Nội. Chúng ta không đọc báo chỉ để biết, biết rồi... để đấy! Người dân Hà Nội hãy kiên quyết nói không với những hàng ăn quán nước kinh doanh trên nền tảng vô văn hóa này. Chúng ta không thể thỏa hiệp để sống chung với thói xấu, mà hãy quét sạch nó ra khỏi xã hội! (ĐTH, Hà Nội, j.angelus@...) (2)
Giáo sư Bùi Minh Đức trong cuốn “Dấu ấn văn hóa Huế” đã phân tích tiếng chửi miền Núi Ngự Sông Hương và cho rằng: Chửi là một hình thức phản kháng, phản kháng tích cực là vung câu vung chữ quyết liệt vào mặt nhau còn phản ứng tiêu cực là dùng tiếng khóc để biểu lộ tâm tình. Đúng, nước mắt cũng là một thứ vũ khí, tiếng thở dài cũng là một thứ vũ khí, thậm chí sự im lặng cũng là một thứ vũ khí để bày tỏ sự đối lập. Và nói gì thì nói, tiếng chửi vẫn là thứ vũ khí tai hại nhất, tai hại với cả người, người bị chửi và môi trường dân cư. (10)
Nếu chửi là một cách để bày tỏ sự phản kháng, đối lập thì trong tình hình Việt Nam hôm nay chửi sẽ đi tới đâu? Có thể nào từ “phở chửi” đến “game chửi” người dân sẽ dần quen và tiến lên chửi luôn cả... chính quyền, hay là người dân sẽ chỉ dám chửi lẫn nhau mà thôi? Tất cả đều tùy thuộc vào sự quyết định của người Việt Nam.
Không có căn bệnh nào được chữa khỏi nếu ta không diệt trừ chính căn nguyên phát sinh ra nó.
© DCVOnline
(1) Ăn hàng Hà Nội: Miệng nhai, tai nghe chửi , Vietnamnet, 17/02/2009Không có căn bệnh nào được chữa khỏi nếu ta không diệt trừ chính căn nguyên phát sinh ra nó.
© DCVOnline
(2) Không thể chấp nhận “kiểu văn hóa” vừa ăn, vừa nghe chửi , Vietnamnet, 17/02/2009
(3) Cảm thương “thượng đế” Hà thành, Quang Thiện, tuoitre.com, 25/06/2006
(4) Bán hàng, “khuyến mại”... chửi!, Vietnamnet, 17/02/2009
(5) Teen Và “Văn Hóa” Chửi Bậy buonchuyen.info, 02/02/2009
(6) Xì tin đang dần “nghiện” nói bậy?, tintuc.timnhanh.com, 07/04/2009
(7) Chửi bậy và văn hóa học đường, Gunrunner, 22/02/2007
(8) Giới trẻ ở Việt Nam học chửi qua game, Nguyễn Lê, ngươi-viet.com, 18/04/2009
Văn hóa “chửi thề”, Vietbao, 27/11/2007
(9) Các kiểu chửi , Huỳnh Văn Thâm, cuasotinhoc, 05/14/2008
(10) Chửi như hát hay , Gia Quan, Kiến thức gia đình - Số Tết, Xuân Mậu Tý, 2008.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét