Nguồn: Thịt mỡ – Dưa hành – Câu đối Tết
Cứ năm mới đến, dân ta có thú chơi chữ – Câu Đối (CĐ), Hoành Phi (HP). Đặc trưng của thể loại văn này như những lời chúc, mong ước hướng tới tương lai, thể hiện gia phong của những gia đình Việt thời xưa.
Hoành phi thực chất là bức thư hoạ chữ Hán, thẻ hiện theo phương nằm ngang (hoành), treo trên xà nhà, nơi thờ tự hoặc nơi trang trọng ở gian chính (đối diện với cửa chính ra vào nhà), còn câu đối thường theo phưong thẳng đứng (tung). Trước tiên nói về Hoành phi – Đại tự:
1- Hoành Phi – Đại tự
Hoành phi thường chỉ có từ 2, 3 hoặc 4 từ , chữ to dùng để treo ở giữa, hai bên phải trái là các câu đối. (Đại = To, lớn. Tự = Từ ngữ, chữ) – Gia chủ cho viết rồi thuê chạm khắc vào tấm gỗ qúy được trang trí nghệ thuật bằng khảm trai hoặc sơn son thếp vàng. Chữ đề trên Đại tự – Hoành phi là chữ Hán, thí dụ: Long phi (Rồng bay), Ẩn tư nguyên (Uống nước nhớ nguồn), Tích thụ kim hoa (Cây xưa hoa nay), Quang minh chính đại…
Hoành phi vốn là loại hình ngôn từ mang tích thông điệp, định hướng nên được dân gian xử dụng nhằm mục đích răn dậy, để người đời hướng tới sự cao cả trong ứng xử làm người tốt, người quân tử. Thế nhưng các nhà Nho đôi khi cũng ’’phá cách’’ – dùng loại hình văn hóa này chế diễu, phê phán, diễu cợt kẻ dốt nát nhưng hợm người.
Lấy một thí dụ:
Ở một Huyện kia, của tỉnh T… có viên quan huyện, vốn gốc gác dân nghèo, gia cảnh bần hàn, nhưng được người cha cố gắng phấn đấu kiếm sống để chu cấp cho con ăn học. Ông bố không từ ngành nghề nào – dù thấp hèn, nhếch nhác hay bị dan cư’’chê’’ – kiếm tiền để cho con yên tâm học tập.
Dưới thời phong kiến xa xưa, dân ta coi nghề lái buôn không mấy lương thiện vì bản chất những người hành nghề này thường nói dối, lừa đảo, thớ nợ, có vậy họ mới thu nhiều lợi nhuân. Đặc biệt có 2 nghề là Lái trâu và Lái lợn bị khinh miệt trong nghề lái buôn. Nông thôn Việt ta khi xưa có 2 con vật gắn bó với nông dân: Con trâu và con Lợn. Trâu được xếp’’ con trâu là đầu cơ nghiệp’’ và con lợn – dứng hàng thứ hai sau trâu trong những gia súc được người nuôi, bởi Trâu phục vụ cho cầy cấy làm ra gạo nuôi sống người.
Con Lợn là nguồn thịt cung cấp cho đời sống, sinh sản ra đàn lợn con tiếp tục phục vụ cho kinh tế gia đình. Hai con vật này là mục tiêu ’’đánh phá’’ của cánh lái buôn.
Ông bố kia thà chịu mang tiếng với đời đành bỏ mặc danh dự quyết đi buôn lợn để lấy tiền cho con ăn học… Kết qủa cậu con đã đáp ứng lòng mong muốn của người cha, làm rạng danh tổ tiên: Đỗ đạt, được bổ làm quan huyện.
Từ khi làm quan, anh ta quên ngay gốc gác mình, đổ đốn: Tham nhũng, thụt két, ăn của đút, hống hách với nhân dân. Vì có chút chữ nghĩa quan ta lại háo danh liền nghĩ ra cách để tự quảng bá mình – tổ chức một cuộc thi sáng tác Hoành phi, Đại tự, câu đối – với chủ đề: Uống nước nhớ nguồn , mời những nhà nho, những nho sinh sáng tác không quên giao hẹn: Nếu tác phẩm của ai có giá trị nghệ thuật, hay, được chọn – sẽ hậu thưởng.
Rất nhiều bài thi – được thí sinh thể hiện bằng bút lực của chính tác giả – gửi tới. Trong số mấy chục bài thi ông ta chọn được đôi câu đối, 1 bức Hoành phi có tiêu đề Đại Lai. Bức đại tự này được tác giả viết đúng như cổ nhân nói, chữ viết ’’như Phượng múa – Rồng bay’’.
Về hình thức không thể nào chê. Nhưng cẩn thận, quan ta cho gọi tác giả của bài thi đến. Khi người kia xuất hiện, quan thấy khó ưa ngay vì ông kia ăn mặc xuyềnh xoàng, không giống cách ăn mặc của nhà nho đương thời. Điểm khó chịu nhất: Từ người bốc ra mùi rượu nồng nặc… Tuy vậy quan và hai bạn đồng liêu không chấp nhặt, hỏi: Chúng tôi chọn bài thi của anh, nhưng trước khi trao giải, anh hãy giải thích về hai từ ĐẠI LAI!
Ông kia lấy những dẫn chứng từ thời cổ đại Nghiêu – Thuần bên Trung Hoa , đến Hán Vũ Đế, rồi qua Đường , Tống, Minh , Thanh để chứng minh cho hai từ mà mình viết ra với ý nghĩa gì… tác dụng răn dậy ra sao… Sau khi nghe nhà hùng biện thuyết giải… các vị đang bay bổng với ý nghiã siêu việt của ngôn từ… cuối cùng nhà nho kia mới bật mí: Đại – nghĩa là Vĩ đại, To, Lớn.
Lai – nghĩa là đến, trở lai – ĐẠI LAi nghĩa là nhựng thứ to lớn sẽ đến với ngài trong tương lai! Ngừng một chút nhìn huyện quan, ông ta tiếp: Những thứ to lớn kia – chính là chức tước, phẩm hàm và nhiều bạc vàng …
Huyện quan nghe như rót vào tai, quay sang hai bạn tỏ vẻ ngầm hỏi… hai ’’bạn vàng’’ tươi cười gật đầu… Quan ta gọi người nhà mang túi tiền ra, trao cho ’’tên bợm rượu’’. Gã kia nhận, kính cẩn cúi chào – vái 3 vái rồi ưỡn ngực bước ra khỏi công đường huyện lị.
Cùng lúc, quan gọi người thư lại, ra lệnh: Cầm 3 mảnh giấy – đại tự và 2 câu đối – đi ngay đến làng nghề mộc tìm cơ sở cham khắc, thuê làm ngay phải xong trưóc tết nguyên đán. Bức đại tự và đôi câu đối sơn son thếp vàng. Để làm vừa lòng thượng cấp, viên thư lại dặn thêm: Chữ khắc to, đẹp cân xứng với căn phòng treo. Lượng vàng thếp trên chữ phải đủ độ dầy để hàng trăm năm không bị mòn phai… Nghệ sĩ chạm khắc vâng dạ, hứa sẽ làm đúng như yêu cầu của quan.
Hai tuần sau nhóm thơ mang sản phẩm đến treo lên gian giữa đối diện với cửa ra vào. Chữ Đại Lai – to, sáng rực căn phòng. Chủ nhà ngắm nhìn rạo nrực niềm mãn nguyện, tự hào về sáng kiến của mình…
Nhân một lần, quan Tuần phủ – cấp trên trực tiếp của Huyện quan – có việc về huyện công cán. Việc công xong, quan Tuần nói: Ta nghe nhiều người ca ngợi bức đại tự của anh lắm. Ta muốn đến chiêm ngưỡng – được không?
Huyện quan vui như mở cờ trong bụng kính cẩn mời Tuân phủ về nhà.
Bước chân vào cửa, mắt quan Tuần sáng lên, rồi từ mỉm cưòi chuyển sang cưòi to, cười ngặt nghẽo… Quan Huyện ngạc nhiên: Thưa ngài điều gì làm ngài vui thế?
Quan Tuần chưa trả lời – vốn biết lí lịch của hạ cấp – hỏi: Bức đại tự này ai tặng hay chính do anh tự nghĩ và làm ra?
Quan Huyện kể lại chuyện có bức ĐT…
- Cóphải người nhận giải thưỡng tuổi chừng… ăn mặc lôi thôi, sặc sụa mùi rượu?
- Thưa đúng người này – quan huyện xác nhận.
- Đó chính là Cử H… rất giỏi chữ, nhưng tính khí ngang tàng…được người đời gọi là’’Ngô chữ’’!
Mắt quan Huyện sáng lên, mặt tươi rói…
Dường như để cho y ta vui chút xíu, quan Tuần mới tiếp: Lão ta đã chơi xỏ anh đó!
- Dạ, thưa… tôi chưa hiểu ý ngài.
- Anh hãy đọc to hai chữ kia đi… vậy được rồi, giờ đảo nghiã hai chữ ấy – đọc lại đọc to lên xem – Viên quan huyện thực hiện – ĐẠi LAI – LỚN lẠI…
Anh ta tái mặt, run rẩy… .
Thấy đã đủ làm cho kẻ háo danh sáng mắt, viên Tuần phủ nhẹ nhàng an ủi hạ cấp: Đây là sự nhạo báng, nhưng là sự nhạo báng có chủ đích, đáng trân trọng. Cử H… đã nhắc nhở anh : Đừng quên cội nguồn. Tổ tiên anh vốn là Lái lợn (lớn lại). Anh từ trong nghèo hèn đi lên. Hãy nhớ đến qúa khứ làm nhiều điều thiện, điều tốt cho dân… Ngừng lại một chút, ông tiếp : Vả lại, được ‘’Ngộ chữ’’ cho chữ, dậy dỗ đáng là vinh hạnh đó!
Viên quan Huyện đành’’ngậm bồ hòn làm ngọt’’ vâng dạ, hưá với quan trên sẽ thực hiện lời chỉ bảo này…
Berlin – Tết Nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
(Kì 2 : Câu đối thời cổ đại [2]
Tiếp theo phần I
Câu đối không chỉ để văn nhân sĩ tử thù tạc, hưởng thụ gío – trăng – hoa – cỏ, mà còn phản ánh những bức xúc của cuộc đời, thời cuộc, chính sự. Trong từng mốc thời gian, câu đối dần nâng lên, phát triển về số lượng, chất lượng, ngày càng được những người yêu thích, thưởng thức, tham gia sáng tác.
Ngay từ khi nước Đại Việt ra đời, có chữ viết, có nhà nước phong kiến, vua quan, các đối tượng có học (nhà nho, thầy đồ, sĩ tử, học sinh) – đều ưa thích và sáng tác diễn tả sinh hoạt đời sống của cá nhân hay xã hội… 680 năm trước (1332), nhà sử học Lê Văn Hưu lúc thiếu thời đã từng làm câu đối. Một câu đối trong số đó được lưu truyền tới hôm nay. Tương truyền, khi còn bé, đi học về qua chiếc lò rèn, thấy bác thợ cả đang bằng chiếc búa nhỏ, đập từng tiếng trên đe, trên vật rèn…. chỉ huy anh thợ phụ quai búa rèn sắt. Vốn tính hiếu kì, LVH đứng lại xem. Chỉ một loáng, từ thanh sắt đỏ rực, thầy trò bác thơ đã rèn ra chiếc dùi nhọn. Thích thú lại quen biết, chú bé cất lời xin một chiếc. Bác thợ cả hỏi: Cậu lấy dùi làm gì? Không phải dùng làm’’vũ khí’’ đánh nhau với bạn chứ?
LVH vội thanh minh: Ồ không! Cháu xin để làm dùi đóng sách vở.
- Thế à? – Bác thợ cũng là người có học, chợt nghĩ ra… bảo : Nếu vậy, ta ra cho câu đối, đối được sẽ tặng một chiếc. Có dám đối không? không để cho cậu bé lên tiếng, ông đọc luôn:
Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò rèn lên dùi vở.
Không hề lúng túng, sợ sệt Lê Văn Hưu ứng đối ngay:
Nghiên ở túi, giấy ở túi, bút ở túi – viết lúi húi mà đậu khôi khoa.
Chỉ từ một quy trình của công nghệ rèn, với những dụng cụ và sức lao động, người thợ rèn đã biến sắt thép thành những dụng cụ , đồ nghề phục vụ cuộc sống và chiến đấu chống giặc ngoại xâm (gươm, giáo…). Bên bễ, lò, đe, búa – bác thợ cả như một vị tướng – cầm chiếc búa con chỉ huy người lính (thợ phụ) quai búa tạ (búa to) biến sắt thành vật hữu dụng .
Về mặt nghệ thuật đôi câu đối đạt đến cảnh giới tuyệt đỉnh. Đối nhau từng chữ, từng đôi, từng nhóm từng cụm từ. và từng ý…nhưng cốt lõi chỉ nằm ở hai động từ:
Câu của bác thợ rèn – ‘’thổi phì phò’’…
Câu của Lê Văn Hưu –‘’viết lúi húi’’….
Tại sao lại thổi phì phò?
Khi xưa những chiếc lò rèn có 3 chi tiết quan trọng: Bễ – Lò nung – Đe búa. Muốn rèn được sắt thành vật dụng, phải cho vào lò lửa. Muốn cho thanh sắt nóng đỏ lên, mềm ra, Bễ phải thổi gió vào lò cho than cháy rực lên nhằm tăng nhiệt độ . Vât sinh gió chính là chiếc Bễ – được cấu tạo thành 2 ống bằng nhôm, kim loại hay gỗ ghép, đường kính chừng 20 phân. bên trong có cuộn giẻ bọc da, buộc ở đầu qcây que. Người thợ mỗi tay cầm 1 cây, tay này kéo lên, tay kia ấn xuống đẩy gió vào lò qua ống dẫn. Dưới tác động của hơi gió, ngọn lửa cháy to tạo ra những tiếng phì phò… phì phò. Cùng với tiếng quạt gió, những người thợ làm việc nặng nhọc cũng ‘’ tthở rốc…phì phò’’ – theo. Tiếng động này dân ta nói một cách hình tượng – Thở như…trâu khi con vật kéo cầy trên ruộng.
Còn Viết lúi húi là thế nào?
Khi người ta đầu cứ ngẩng lên, cúi xuống – dân gian gọi là lúi húi . Chàng thư sinh – cũng với dụng cụ cần cho việc trau dồi kiến thức(sách, bút, nghiên) nhưng nhà nghèo, không có bàn ghế ngồi học, phải nằm phủ phục trong ổ rơm, trên phản, trên giường – lúi húi, cặm cụi học: Kết qủa của sự học đó là đỗ đạt, được bổ đi làm quan…
Cả hai người – Mộ công nhân – một trí thức đều lao động’’cật lực’’ mới có thành quả. Chỉ cần dung 3 từ, đôi câu đối đã thể hiện đầy đủ công việc nặng nhọc của người thợ, ngưòi học trò nghèo. Chỉ vẻn vẹn mỗi câu 16 chữ mà đôi câu đối nói được đầy đủ một qúa trình lao động sang tạo, bao gồm ý nghiã rõ ràng, sâu sắc điều cần diễn đạt…
120 năm sau (1322 – 1442), đến lượt vua Lê Thánh Tôn đã đưa câu đối tiếp tục lên đỉnh cao nghệ thuật. Tương truyền: Lê Thánh Tôn là ông vua giỏi trị nước. Ngài dùng câu đối để phản ánh sinh hoạt đời sống của thần dân mình sau mỗi chuyến vi hành, tìm hiểu cuộc sống của dân để ra các quyết sách có lợi cho dân cho nước. Những câu đối của ngài, được lưu truyền trong dân gian, đưọc sách báo, văn chương ghi lại. Xin giới thiệu một vài câu nổi tiếng này :
Nhà vua vốn rất thương dân, không chịu giam mình trong cung điện, nghe đám quần thần tấu trình mà trong đó khá nhiều điều gian trá’’xàm tấu’’ nên thường cải trang thành thường dân đi xem dân chúng làm ăn sinh sống…
Một năm kia – vào chiều 30 tết – Ngài cải trang thành Thư sinh cùng một Thị vệ đóng vai thơ đồng đi tìm hiểu dân gian đón tết. Dân Việt có câu tục ngữ từ bao đời: Ðói ngày giỗ cha, no ba ngày tết. Dù cả năm ăn đói mặc rách, nhưng ngày tết nhà nào cũng cố sắm sửa cho con cái mình được bữa no có tấm áo lành, đẹp để mặc.
Khi Ngài đến cuối một phô nhỏ, vắng – trong kinh thàng Thăng Long – thấy có một túp lều, cửa đóng im ỉm, lạnh tanh. Viên thị vệ tiến lên đánh tiếng, mãi sau mới thấy có một người đàn ông vẻ ngái ngủ ra nhấc tấm phên che. Nhà vua bắt chuyện, hỏi… người kia than phiền: … Nghèo đến độ chỉ đủ hai bữa cơm hàng ngày, không có dư để mua sám tết. Ngạc nhiên – vì ngài thường được các quan trong triều tấu sớ rằng con dân của ngài sung túc – giờ thấy người kia nói vậy, nhà vua thấy lạ, hỏi: Anh làm nghề gì? Có chịu khó làm việc không?
- Bẩm, con làm nghề… hót phân. Hàng ngày đi từ sáng sớm đến tối mịt, chỉ hót được hai thúng, đem bán cho các chủ ruộng, mua vừa đủ hai bữa gạo ăn.
Nhà vua nghe xong thương cảm. Bảo người Thị vệ cho anh ta ít tiền đoạn sẵn giấy bút mang theo Ngài viết cho đôi câu đối:
Khoác một chiến bào, đảm đang khó khăn thiên hạ
Vung ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian.
Khẩu khí như của một ông Nguyên Soái chuẩn bị ra trận. Nào chiến bào, nào Kiếm, nào gánh vác thiên hạ trên hai vai. Ðủ cả. Thế nhưng nhìn người hót phân cũng thây đúng các trang phục này:
- Áo bào chính là áo tơi khoác ngoài, che mưa nắng, rét mướt – vì cấu trúc, hình thể của chúng hoàn toàn giống y trang. Chỉ khác: một làm bằng lụa quý thêu kim tuyến, còn một làm bằng lá gồi – thứ lá cây dùng làm nón và lợp nhà dành cho dân nghèo.
- Kiếm, đao – chính chiếc cào, chiếc xẻng để hót những đống phân người, phân suc vật vương vãi trên đường làng. Vừa làm sạch đường lại vừa để bón cho lúa, hoa mầu tốt tươi .
- Trên vai gánh đôi thúng. – chính là gánh vác giang sơn –‘’ đảm đang… thiên ha’’.
Thời xưa, nghề hót phân là nghề mạt hạng nhất. Ðến độ, khi dậy con cái, bố mẹ, ông bà – thường đem nghề này ra ”dọa” trẻ: ”Không chịu học hành, dốt nát, sau này lớn lên chỉ đi hót phân”. Dươi mắt của Minh Quân Lê Thánh Tôn, người làm nghề thấp hèn, bẩn thỉu nhất đã trở nên quan trọng: Còn gì vĩ đại bằng người thu phục được ”nhân tâm” thiên hạ – Ðó là ước nguyện, hành động của các đế vương!
Tiếp theo, nhà vua đến một ngôi nhà ở phố khác.
Theo phong tục, người chủ nhà cùng đứa con lớn ra chào khách xông nhà. Gia chủ này có vẻ khá hơn người hót phân, tuy cũng không hơn nhiều vì đến giờ tất niên mà nhà ông ta vẫn còn la liệt những mảnh vải đang nhuộm dở phơi trên giây. Biết khách là học trò, ông chủ nhà xin thầy cho đôi câu đối lấy may, đoạn sai cậu con trai mang giấy, bút, phẩm mực đến. Nhà vua quan sát, suy nghĩ… đọạn viết:
Thanh hoàng ngã thủ giai thiên hạ
Triều trung chu tử tổng ngô gia.
Dịch:
Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Ðỏ tía triều đình bởi cửa ta.
Ông thợ nhuộm thì trong nhà phải có phẩm mực đầy mầu sắc – Xanh, vàng, đỏ , tiá (Tím thẫm), các mầu này chỉ dung cho vua quan. Ông thợ nhuộm đã tô điểm ngay cho cả triều đình… khiến họ mơi trở nên danh gía!
Hai đôi câu đối này được 2 gia chủ treo ở cửa nhà đón xuân. Thám báo của triều đình thấy khẩu khí có vẻ lộng ngôn, ngạo mạn, phạm thượng… vội về tâu trình thượng cấp trị tội. Sau khi biết rõ nguồn cơn… các quan đại thần vô cùng cảm phục minh quân của mình. Hai gia chủ kia lập tức được nhận ân xủng: Con trai ông thợ nhuộm được ngay một quan đại thần, đem con gái gả cho. Còn người hót phân thì chức sắc đia phương cấp ruộng công điền… và lộc vua ào ào đổ dến. Thiên tử đến nhà là phúc lơn không chỉ cho cá nhân mà còn là ơn mưa móc của trời đất tưới cho cả vùng…
Berlin – Tết nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
(Kì sau 3 : Câu đối thời cận đại…)
—————————————-
Ghi chú:
Theo WIKIPEDIA:
- Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休;1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký, bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Bộ sách này không còn nhưng nhờ nó mà sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư.
Lê Văn Hưu là người làng Phủ Lý (tục gọi Kẻ Rỵ), huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 20 tháng 7[1] năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497[1]), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có tên khác là Lê Hạo (黎灝). Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến.
Câu đối thời Trung cận đại [3]
- Tết
Một vị’’thần đối’’ của nước Đại Việt thời Trung đại mà chúng ta không thể không nhắc đến: Lưỡng quốc trạng nguyên – Mạc Đĩnh Chi (MĐC).
Đã có rất nhiều người viết về cụ, bài viết này chỉ giới thiệu một câu đối nổi tiếng được sử sách ghi lại: Tương truyền , một lần MĐC được vua Trần Anh Tông cử đi sứ sang Trung quốc nhằm thiết lập bang giao.
Bước chân tới cửa khẩu biên giới rồi vào cổng thành kinh đô của họ, cụ liên tục bị đám quan quân nước sở tại gây khó dễ bằng cách ra câu đôi hòng dồn cụ phải bó tay, chịu nhục. Nhưng tất cả âm mưu đó đều bị cụ đánh bại bởi tài trí thông minh tuyệt đỉnh, cách ứng xử nhanh trí, qua những câu đối hay, chuẩn xác, đầy kiêu hãnh khiến đám người kia tuy tức giận mà không làm gì được Sứ thần của nước ”Man di” – (cách gọi những nước ngoài biên giơi Trung Nguyên của đám Bành trướng Trung Hoa cổ).
Riêng đôi với Sứ thần nước Đại Việt còn có đặc điểm ”xấu như qủy” luôn thắng trước các cuộc thử tài – khiên sự ghét bỏ đói với cụ Mạc ngày càng tăng. Lần này những bộ óc siêu việt của Trung Nguyên quyết tâm tìm cách hạ gục, trả mối hận. Vẫn võ cũ – ”hạ tiện” – sau khi đoàn ngoại giao của ta được bố trí nghỉ ngơi ở quán khách, Người đại diện cho nhà vua nước sở tại đến đưa cho trưởng đoàn một vế đối nói rằng nếu đối chỉnh mới được vào trình quốc thư. Nội dung vế ra như sau:
Ly, Mỵ, Võng, Lượng – Tứ tiểu quỷ.
Ðây là vế ra đề rất khó, ác hiểm: 4 chữ đầu đều là tên 4 Quẻ trong Kinh Dịch. 3 chữ tiếp theo lột tả bản chất của 4 chữ đầu, tạo ra một tập hợp Hán từ vừa mang ý nghiã cấu trúc của từ vựng tượng hình, vừa mang ý nghĩa của từ rất ”Nôm” – (Người xấu như Qủy). Ðiều quan trọng: Làm thế nào để đối được câu này hoàn chỉnh cả về ý lẫn về lời. Nhất là làm sao hạ gục, xóa bỏ ý nghĩa của tập hợp từ ”Tứ Tiểu Qủy”
Kinh Dịch là tác phẩm triết học, khoa học cổ đại nhất của Trung Hoa mà chỉ có rất ít những người học giỏi, học rộng, đọc, hiểu. Kinh Dịch lại viết bằng Hán tự – tiếng nói, ngôn ngữ của chính họ. Dưới mắt họ, viên Sứ thần nước Man di – xấu như qủy – tài học làm sao bì được với những bộ óc kiệt xuất của Trung Nguyên. Chẳng ngờ, nhận đề xong, cụ Mạc không suy nghĩ, đọc ngay vế đôí:
Cầm, Sắt, Tỳ, Bà – Bát đại vương!
Cầm, Sắt, Tỳ, Bà cũng là 4 quẻ trong Kinh dịch. Trong 4 từ này, ở mỗi từ tiếng Hán cổ đều có 2 chữ Vương. Vế đối hoàn chỉnh đến lạ lùng. Bát Ðại Vương đối với Tứ Tiểu Quỷ. Nhưng còn tuyệt diệu hơn: Người ra đề là chủ, khinh miệt khách ở hình hài, trí tuệ đến hợm hĩnh, chủ quan tự đặt mình, núp trong ”Tứ Tiểu Qủy” – hòng áp đảo đối thủ..
Còn khách thì kiêu hãnh cũng tự nhận, đặt mình vào 8 chữ Vương – Bát Ðại Vương (8 ông vua lớn – tiếng Hán cổ) – chứ không phải là 4 Qủy Nhỏ. Trước 8’’vua lớn’’ tất nhiên 4’’qủy nhỏ’’ sẽ bị chém đầu.
Quan viên nước chủ nhà ra đón đều giật mình kinh ngạc, bái phục, vội mở rộng cửa mới danh sỹ Mạc Ðĩnh Chi vào trình quốc thư. Chính những thử thách này… nhà vua Trung Hoa đã phong cho Mạc Đĩnh Chi danh xưng – Lưỡng quốc trạng nguyên !
Không thua kém tiền bối, 8 thế kỉ sau (1304 – 1907) Vua Duy Tân đã phát huy tinh thần chống giặc xâm lược Pháp qua một câu đối. Tương truyền: Sau khi chiếm thành Hà Nội, để dễ bề cai trị, Pháp chia bản đồ nưóc ta thành 3 vùng – 3 kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì. Bắc và Trung kì giao cho chính phủ Nam triều nhà Nguyễn qủan lí, dưới sự giám sát của viên Khâm sứ đại diện cho toàn quyền Đông Dương. Nam kì tách ra thành lập chế độ thuộc địa, trực tiếp Pháp cai trị. Quyết định này dấy lên sự chống đối mãnh liệt của dân Việt và triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm l ược trắng trợn của Pháp..
Hoàng tử Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh nă m 1900 , lên ngôi năm 1907, đặt niên hiệu Duy Tân. Ông lên ngôi, còn qúa trẻ , thực lực của đất nước hạn chế: Quân sự yếu kém, kinh tế nghèo nàn nên đành chịu lép vế , dù vị vua trẻ có ý định ngay từ khi lên ngôi muốn Duy Tân đất nước..
Một lần, tên Khâm sứ đến yêu cầu nhà vua và triều đình tham gia cùng chúng dẹp yên sự chống đối của dân Việt trước việc phân chia. Y là tên thực dân cáo gìa, thông tuệ ngôn ngữ Hán – Nôm, hiểu phong tục tập quán lịch sử, địa lý của Việt Nam. Sau một hồi làm việc căng thẳng, để giảm sức căng, Y khéo léo lái cuộc ’’hội đàm’’ sang lĩnh vực văn chương, cùng nhà vua bàn chuyện thi phú… sau một hồi rào đón…rốt cuộc đề nghị hai bên chơi chữ – đọc câu đối . Nhà vua trẻ đồng ý, viên khâm sứ đọc vế ra:
Rút ruột VƯƠNG – Tam phân thiên hạ
Phải thừa nhân vế ra của tên thực dân cáo già rất hay, khúc chiết, lại nói lên được vấn đề mà Y đang quan tâm. Đây là loại câu đối dùng chiết tự trong chữ Hán:
Chữ Vương là Vua.
Nếu (rút) bỏ đi nét sổ, nằm ở giữa (ruột) – chữ Vương thành chữ TAM là Ba – con số 3 đang nhức nhối trong lòng nhà vua (tam phân thiên hạ). Cân đối ngụ ý: Ông Vua hãy cởi lòng, bỏ đi những trăn trở, mặc cảm đưa việc phân chia địa lí (3 Kì) vào ổn định, để Pháp – Việt chung sống trong hòa bình, thịnh vượng – đề huề.
Vua Duy Tân là ông vua có ý chí tự cường, thông minh bẩm sinh (2). Ngay từ khi lên ngôi, tuổi còn ấu thơ (8 tuổi) đã có tinh thần kiên cường , là một trong 2 vị vua thời nhà Nguyễn có tinh thần chống Pháp mạnh nhất (Duy Tân, Hàm Nghi). Vế ra đề không thể làm khó được vị vua thiếu niên anh hùng. Chẳng cần suy nghĩ lâu, nhà vua đọc ngay vế đối:
Chặt đầu TÂY – Tứ hải gia huynh .
Cả 2 vế – ra đề, đối lại thật hay hoàn chỉnh cả ý lẩn lời (Từ ngữ):
Rút ruột Vương – Tam phân thiên hạ
Chặt đầu Tây – Tứ hải gia huynh.
Nhà vua cũng dùng phương pháp chiết tự để bẻ gẫy ý chí ngông cuồng của tên thực dân. Trong Hán tự: Chữ TÂY –‘’chặt đầu’’ – (bỏ đi nét ngang trên đầu), trở thành chữ Tứ là Bốn – 4. Mệnh đề phụ của vế đối là một thành ngữ: Tứ Hải gia huynh đệ – (Bốn bể đều là anh em). Nhà vua đã lớn tiếng mắng vào mặt tên xâm lược: Nếu giết hết bọn bay, thiên hạ sẽ thái bình, tình anh em sẽ được thiết lập!
Nếu chỉ xét riêng về ngôn ngữ 2 câu đối của 2 người – Vua Duy Tân và tên Khâm sứ thực dân – nhà vua chiếm thế thượng phong, có dũng khí của dũng tướng trước đối thủ. Toàn bộ câu đối chỉ có 14 từ, chia làm 2 vế, mỗi vế 7 từ, từng từ, từng cụm từ – đối nhau chan chát:
Chặt đầu – đối với – Rút ruột
VƯƠNG – đối với – TÂY
Tứ – đối với – Tam
Tứ hải gia huynh – đối với – Tam phân thiên hạ.
Cứ tưởng hai Nho sĩ đang thù tạc khi ’’trà dư tửu hậu’’, nhưng thực chất là một cuộc đấu bằng ý chí thông qua ngôn ngữ. Đó là thông điệp của ’’thiên tử’’ , thay mặt cho ’’thần dân’’ nước đại Việt, dõng dạc tuyên bố: Nước Việt quyết tâm đánh đuổi kẻ xâm lược, xây dựng mối giao hảo an hem với bốn biển năm châu…
Một lĩnh vực để Câu đối vùng vẫy là hài hước, chế giễu, biểu dương nhưng thật tế nhị, thâm thúy – đó là vịnh, ’’chọc cười’’ đối tượng. Người bị ’’chọc’’ không giận (tuy trong lòng không thích). Lây vài câu tiêu biểu làm thí dụ:
Nguyễn Công Trứ thời trai trẻ rất phong lưu, đào hoa, thích hát xướng đặc biệt ông thích 2 loại hình: Chèo và hát ả đào (cô đầu). Khi đã thi đỗ, làm quan, cụ vẫn mê hát. Cụ nghè Nguyễn Qúy Tân là bạn học, quen biết, hay chữ rất hiểu bạn mình. Một lần khi cụ Thương Trứ đã về nghỉ hưu, con chắu làm lễ thượng thọ mời quan khách tới dự. Cụ Nghè Tân gửi tặng đôi câu đối:
Giang sơn tóm lấy đôi sân khấu
Văn vũ ra tay một khúc cầm.
Mọi người trong nhà xúm vào khen rối rít. Cụ Thượng Trứ chỉ tủm tỉm cười… bạn bè cố suy nghĩ, mãi sau rồi cũng hiểu ra thâm ý của Nghè Tân…
Nguyễn Công Trứ là vị quan có công khai khẩn đất hoang ven biển Vịnh Bắc Bộ nằm ở 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, tạo ra miền đất trù phú làm cho dân chúng phát triển nghề canh nông, nhưng bản chất phóng khoáng, trăng hoa đặc biệt vơi các Đào nương. Cụ rất thích sân khấu, tuồng chèo. Một giai thoại kể lại: Khi còn đi học, một lần cùng người đẹp đi trên cánh đồng đang mùa lúa trổ bông. Mây nước gợi tình, chàng Nguyễn lấy ngay đất làm giường, trời làm màn, chiếu cùng nàng ’’mây mưa’’…
Khi đã làm quan lớn, nhân việc đi kinh lí qua vùng kia, nghỉ trong nhà khách của quan Huyện. Người giúp việc vào báo tin, một phụ nữ rất đẹp muốn được tiếp kiến. Thấy nói có phụ nữ đẹp tới thăm, cụ Nguyễn cho vào. Nhìn thấy người nhưng Quan không nhớ đã gặp ở đâu… Người phục nữ kia biết ý cất tiếng ngâm hai câu thơ:
Giang sơn một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ứ… hự… anh hùng nhớ chăng?
Nghe câu thơ, Nguyễn Công Trứ nhớ tới cái buổi cùng người đẹp đi trên cánh đồng… cụ nhận ra ’’người xưa’’.
Trên sân khấu biểu diễn có người hát, phải cò đàn – (cầm), nên đọc câu đối lên, thấy ngay không khí ca vui:
Giang sơn – đối với – Văn vũ (Đất nước – quan văn, quan võ)
Tóm lây – đối với – ra tay
Đôi sân Khấu – đối với – Một khúc cầm.
Trên – tóm lấy đôi…
Dứới – cầm một khúc…
Ngẫm nghĩ, liên hệ rồi trí tưởng bay bổng, ngưòi đọc nhận ra ngay ’’hiện trường’’…
Bản tính gió trăng của cụ Thương thời trai trẻ… nhất là 6 từ của 2 câu trên: Đôi san khấu – Một khúc cầm. Chẳng trách nào cụ Thượng bị lão Nghè chơi ’’xỏ’’ mà chi biết cười trừ… vì câu đối qúa hay, dùng từ qúa chuẩn, qúa đúng… không thể giân ’’Lão ngoan đồng’’ này được!
Một câu đối khác của ông bạn già – quan văn, tặng ông bạn già – quan võ, cũng được người đời truyền tụng: Hai ông là bạn học thời trẻ. Về gìa cùng nghỉ hưu. Quan võ cả cuộc đời chính chiến, tung hoành làm lên nhiều chiến công, nhưng thân thể cũng trầy da tróc vẩy… Nhân lễ mừng thượng thọ, ông quan văn sai người mang đến tặng bạn đôi câu đối:
Cung kiếm ra tay – Thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Đao thương vùng vẫy – Anh hùng chỉ có một ngươi thôi.
Quan võ vốn biết bạn là người hay chữ nổi tiếng trong vùng nên xem món qùa như vật qúy, sai con chắu tạc vào bảng gỗ sơn son thếp vàng làm câu đối treo ở nơi trang trọng trong nhà. Một ông bạn học khác, có dịp về quê, tới thăm. Quan võ mở tiệc thết đãi. Rượu được vài tuần, đã ngà ngà, ông bạn hỏi gia chủ: Ai tặng ông câu đối này vậy?
Quan võ nói tên…
Bạn rượu nghiêm nghị, hỏi: Ông thấy câu đối có gì khác không?
Quan võ vốn thật thà, trả lời: Chẳng có vấn đề gì cả. Có điều ’’thằng cha’’ đề cao tôi hơi qúa. Cái gì mà ’’thiên hạ đổ dồn’’… ’’anh hùng chỉ có…’’.
Ông bạn kia cười vang, bảo: Vấn đề ở câu đó!
Sau một hồi suy nghĩ quan ta nhận ra, nổi cáu: Thế hóa ra nó chửi tôi là thằng chột, ư?. Câu đối nghĩa đen ca ngợi bạn nhưng cũng chấm phá vài nét về thân hình: Quả thật trong chiến trận, quan võ đã bị chột (hỏng) một mắt. Người chột (chỉ còn một mắt – con ngươi) nên khi nhìn vật nào đó phải ’’đổ dồn’’ mắt còn lại vào điểm nhìn. Còn, người ’’anh hùng chỉ có một (con) ngươi thôi’’ – cũng chính còn bao gồm anh hùng chột một mắt!
Berlin – Tết Nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
————————————————
(1) – Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) tự Tiết Phu (節夫), làm quan đời Trần Anh Tông (sau là đời Trần minh Tông). Ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm lưỡng quốc trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa .
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh
(2) Tên của vua Duy T ân là Nguyễn Phúc Vĩnh San, con thứ 5 của vua Thành Thái. Sinh năm 1900, lên ngôi vua năm 1907 hiệu là Duy Tân, bị Pháp truất ngôi năm 1915, đưa đi đầy ở đảo Ruynion…
Tương tuyền, nhà vua rất thông minh. Một giai thoại được ghi lại: Lúc bẩy tám tuổi, khi ra bải biển cửa Tùng tắm, chân tay nhà vua lấm cát, bùn. Thị vệ bưng chậu nước đến để vua rửa, nhìn thấy chậu nước, vua hỏi: Chân tay bẩn thì lấy nước mà rửa, vậy Nước bẩn lấy gì mà rửa?
Quan tháp tùng, thị vệ chưa ai kịp lên tiếng, nhà vua đáp ngay: Thì tìm cách trừ khử những vật ngoại lai lẫn vào trong đó – hiểu không?
Câu đối thời cận đại [4]
… Đến thời cận đại, trong vòng vài ba thế kỉ cuối của thiên niên kỉ thứ 2, câu đối đã phát triển, nâng lên về chất và số lượng. Rất nhiều văn nhân, nho sĩ tham gia thưỏng thức và sáng tác bao gồm cả nam nhân cùng nữ nhân. Người viết bài này không thể kể hết tên những tác giả, tác phẩm câu đối đã đi vào dân gian, được ghi vào sử sách. (hẹn một dịp khác). Bài viết này chỉ giới thiệu một nữ tướng lừng danh Văn chương , Thi phú và Câu Đối: Hồng hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm – người đã dịch Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn từ Hán văn sang chữ Nôm để phổ cập rộng rải trong dân gian.
Theo từ điển Wikipedia: Bà Đoàn có biệt hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, người xã Giai Phạm, huyện Văn giang, tỉnh Bắc Ninh. Sinh dưới triều Lê (1705) cùng thời với cống Quỳnh và Đặng Trần Côn.
Đoàn Thị Điểm – tư chất thông minh, học một biết mười, nổi tiếng văn chương ngay từ khi còn nhỏ. Mới lên sáu, đã học sách sử trung hoa cổ, lịch sử cuộc đời Hán cao tổ – (vị vua nổi tiếng lập ra vương quốc Hán 2 nghìn năm trước , là nước Trung Quốc – hôm nay…)
Anh ruột bà là Đoàn Doãn Luân thấy em thông minh, ra một câu đối để thử xem sức học của em:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
(Rắn trắng chặn đường, ông Quý (tên tục vua Hán cao tổ) tuốt gươm mà chém nó. (1)
Cô em đối ngay:
Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết.
Dịch: Rồng vàng đội thuyền, vua Vũ trông trời mà than rằng…
Năm 15 tuổi, một buổi tối, ông Luân xuống ao rửa chân, thấy em đương soi gương bên cửa sổ, tức cảnh ông đọc vế ra:
Đối kính hoạ my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Dịch: Soi gương kẻ lông mày, một chấm (điểm) hóa ra hai chấm.
Điểm là chấm, là nét vẽ, lại là tên em gái, câu nói của ông anh, có nghĩa: Soi gương vẽ mi – một nàng Điểm thành hai nàng Điểm.
Bà ứng khẩu đối ngay:
Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
dịch: Tới ao ngắm trăng, một vầng trăng hóa hai vầng trăng.
Luân là ví mặt trăng tròn, lại là tên anh trai. Trăng sáng in hình xuống ao. Anh trai dưới ánh sáng của trăng, in xuống nước cũng thành ông Luân khác – (một trên bờ, một dưới nước).
Bấy giờ ở kinh đô có bốn danh sĩ thường được tôn là Tràng an tứ Hổ:
– Nguyễn Duy Kỳ, người Thuỷ nguyên, Kiến an;
– Trần Danh Tân, người Cổ am, huyện Vĩnh bảo, Hải dương;
– Nguyễn Bá Lân, người Cổ đô
– Vũ Toại, người Thiên lộc
Nghe danh nữ sĩ, bốn người rủ nhau tới nhà bà để so tài. Biết đây là những người háo danh, bà suy nghỉ chín chắn rồi ra một câu đối để thử tài “bốn… Hổ”:
Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang.
(Trước sân, thiếu nữ mời ăn trầu).
Tân lang là biểu tượng trầu cau, cùng âm với tân lang là chàng rể mới.
Bốn “hổ” không đối được đành lẳng lặng “chuồn”!
Theo truyền thuyết: Trạng Quỳnh cùng thời với Đoàn Thị Điểm cũng lừng danh về trí thông minh, tài đối đáp “nỡm” thiên hạ từ bé. Khi cha dẫn đến nhà thầy xin cho vào học – thầy đồ chính là cha Đoàn Thị Điểm. Nhìn tướng mạo cậu học trò, thấy biết đây cũng sẽ là danh tài, có ý thử, gọi Quỳnh vào, Quành xưng tên và nói mình là nho sinh muốn theo học nhưng thiếu người tiến dẫn nên không dám đường đột.
Thầy đồ bảo: Anh nhận là nho sinh có lòng hiếu học, nếu quyết muốn học thì ta ra câu đối này, đối được ta sẽ cho nhập môn. Quỳnh xin vâng. Ông đồ đọc:
Thằng quỷ ôm cái đấu đứng cửa khôi nguyên.
Trong tiếng Hán, chữ Quỷ ghép với chữ Đấu, thành chữ Khôi – là khôi nguyên – (trạng nguyên). Quỳnh suy nghĩ rất nhanh rồi đáp liền:
Con mộc tựa cây bàng dòm nhà bảng nhãn.
Tiếng Hán chữ Mộc chắp với chữ Bàng thành chữ Bảng – là bảng nhãn (đọ đứng sau trạng nguyên). Thầy đồ khen ngợi Quỳnh nhận vào học.
Thầy có cô con gái tên là Đoàn Thị Điểm, đẹp người, đẹp nết khiến Quỳnh mê tít, chỉ tìm cách xán lại hòng tán tỉnh người đẹp… Cô Điểm đoan trang luôn ngăn cản “ý xấu” của Quỳnh nên thường chặn Quỳnh bằng những cuộc so tài, đối đáp. Rất nhiều cuộc thi bằng câu đối, Quỳnh thường bị thua. Một ngày từ phòng học Quỳnh nhìn qua cửa sổ sang phòng cô Điểm, thấy nàng vén rèm cửa sổ ngồi trước bàn. Hai cửa sổ trông thẳng sang nhau. Quỳnh mở lời tán xin qua bên ấy chơi. Điểm bảo: Nếu đối được vế này sẽ mở cửa mời qua, Quỳnh nhận lời. Điểm đọc:
Hai người ngồi hai bên cửa sổ song song.
Chữ song tiếng Hán là hai, đồng âm với chữ song tiếng Nôm là chấn song cửa sổ. Song song tiếng Hán có nghĩa là 2 cửa sổ lại đồng âm với “song song” là sóng đôi nhau. Quỳnh lại “tịt”.
Nhân một lần Quỳnh ra phố Mía trở về, khoe gặp cô gái tên Mật, ra vẻ ngầm nói: Ta đây không ”thiếu” gái theo… Nàng Điểm hiểu thâm ý của anh chàng, ”nổi tam bành”, bảo: Gặp người đẹp, vui thế, có dám đối không? Quỳnh đang vui, thách đố. Điểm đọc ngay vế ra:
Lên phố Mía, gặp cô hàng Mật, cầm tay Kéo lại hỏi thăm Đường.
Kéo lại là hành động khi hỏi ai đó mà họ đang bận không có thời gian tiếp, trả lời. Nhưng kéo cũng có nghĩa là đường của Mía làm thành một loại dân gian gọi là Kẹo kéo (2). Vế ra rất ”ác” , khó cả về từ ngữ và ý nghĩa, bởi vì tất cả những từ liên quan đến Mía, nguyên liệu làm ra Mật – đã được người ra vế xử dụng hết: Mía – Mật – Kéo (kẹo) – Đường. Quỳnh nghe xong vã mồ hôi mà vẫn bí… tắc – đành lẳng lặng chuồn ngay.
Một lần khác, thấy Điểm vào buồng tắm, Quỳnh lại chứng nào tật ấy, si tình đến táo tợn: Đòi vào tắm cùng. Nàng Điểm lại cho một bài học khác bằng câu vế thách đối:
Da trắng vỗ bì bạch. (câu này được diễn giải ở nhiều tài liệu, nhiều lần). Quỳnh lại phải chào thua và…“chạy”!
Một lần giáp Tết, Quỳnh đi tới nhà thầy gặp trời mưa ướt lướt thướt. Điểm đang ngồi gói nem, lấy một đĩa mời Quỳnh ăn. Quỳnh đáp: Chả thích nem, chỉ thích giò thôi!
Câu nói ỡm ờ của tay trai lơ si tình ngầm ý: Tôi chả muốn ăn nem, chỉ muốn “ăn”… giò (đùi) – nghĩa là muốn chiếm lấy thân thể của cô gái! Đến câu này thì Điểm thực sự nổi giận, nàng suy nghĩ giây lát, bảo: Nếu đối được câu này thì muốn “ăn” gì cũng cho, đoạn đọc:
Trời mưa đất THỊT trơn như MỠ,
GIÒ, MỌC, NEM, NINH, CHẢ muốn ăn !
“Giò” đồng nghĩa với đi lò dò, đồng âm với Giò Lụa, Giò Thủ và… “giò” (đùi).
“Chả” là chẳng, lại cũng có nghĩa là thức ăn từ thịt lợn (chả nem, chả giò, chả quế). Vế đối có cả “Thịt, Mỡ, Giò, Nem, Ninh, Mọc, Chả”, là những món ăn ngon, qúy trong bữa tiệc của dân ta thời xưa, nhất là bốn món: Giò – Nem – Ninh – Mọc đã được tổng kết đưa vào món bắt buộc của bữa tiệc linh đình (Nem Công – Chả Phượng) của giới giầu sang thời xa xưa….
Câu vế ra của nữ sĩ, các từ đã bị dùng hết. Ông trạng tương lai đành phải chào thua và “lủi” nhanh!
Sau nhiều lần thất bại, Quỳnh căm lắm tìm cách “chơi” lại đối thủ.Nhưng vắt óc mà không ra kế. Tình cờ nhân một tối đi qua phòng “nàng”, thấy cửa không khóa, Quỳnh nghĩ ra một trò tinh quái… hi vọng sẽ làm Nàng xấu hổ – để trả thù…
Đoàn Thị Điểm đi đâu đó trở về, tắt đèn lên giường ngủ. Chợt sửng sốt suýt rú lên vì tay sờ thấy “một vật”… cương cứng, nóng hổi – nghĩ ngay ra đó là của… người và kẻ nằm trên giường kia là ai? Nàng trấn tĩnh lại, lên giọng: Ta biết ngươi. Ta sẽ ra một vế đối, nếu không đối được sẽ mách thầy, đối được thì tha cho. Quỳnh nhỏm dậy run rẩy xin hứa. Nàng đọc:
Trướng nội vô phong phàm tự lập .
Dịch: Trong phòng không có gió mà “cột buồm” lại dựng lên!
Sợ hết hồn, cũng may trước “cửa tử”, Quỳnh đối được :
Hưng trung bất vũ thủy trường lưu.
Dịch: Trong bụng không có mưa mà nước cứ chảy dài.
Sau nhiều lần quan sát, tiếp xúc, nàng Điểm thất vọng về Quỳnh… Nhân một lần thầy sai Điểm mang lễ lên chùa, muốn tạo cơ hội cho trò yêu, Quỳnh được thầy cho theo cùng để bưng lễ. Khi đi trên đường cái quan, thấy rặng cây xương rồng được người mới trồng nhưng khô héo, rũ gục, Điểm chi đám cây, hướng vào Quỳnh, đọc:
Cây xương rồng, trồng đất rắn, long lại hoàn long
Rồng – chữ Hán là Long.
Long – chữ Nôm nghĩa là lỏng lẻo (hỏng).
Điểm có ý bảo Quỳnh: Tính cách ngươi như vậy thì dù có học hành, có được răn dậy, cuối cùng cũng sẽ không chuyển được, hỏng cứ hoàn hỏng thôi !Ý nghĩa của vế ra rất xâu xa, Chữ dùng hầu như đã hết, khóa chặt ở hai đầu. Trước sự chê trách của người đẹp, Quỳnh đã xuất thần đọc được vế đối – vẻ cù nhầy:
Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử
Thử chữ Hán nghĩa là chuột.
Thử chữ Nôm là thử xem. Cả 2 chữ : Chuột (Nôm) – Thử (Hán). thử (Nôm) – con chuột – qủa dưa gang, đã đối rất chỉnh khiến Quỳnh không mất mặt trước cuộc chơi. Câu đối của Quỳnh mang ý nghĩa thách thức: Ừ đấy! Ta cứ thế mà vẫn chẳng sao đâu. Không tin hãy (thử) chờ xem!
Còn có giai thoại kể rằng khi sứ của phương Bắc sang nước ta, sau khi công việc đã xong họ đi dạo thăm thú kinh đô của nước “Man di”, nghe người dẫn đường nói: Có một tửu điếm rượu ngon, thức nhắm tốt, người chủ là một phụ nữ đẹp lại hay chữ. Sứ giả Bắc phương muốn đến thử tài.
Bước vào quán thấy một phụ nữ xinh đẹp (thực ra bà Đoàn được “Cấp trên” bố trí sẵn trong vai chủ quán…). Sứ Tàu vào, bà tiếp khách ân cần niềm nở.Vốn sẵn tính ngạo mạn, khinh thường dân “ngoại bang”, một “chú Sứ” – áng chừng đầu đàn về văn chương – buông câu miệt thị, thăm dò:
An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Dịch: An Nam một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày
Câu đối vế ra mang ý nghĩa tục tĩu, xấc ngạo và chọc ghẹo (3). Biết đây là những kẻ hợm mình, lại quyết tâm giữ thể diện cho quốc gia như “nhiệm vụ” được giao, bằng tài năng trác tuyệt, Bà Đoàn đối ngay không cần kiêng dè, nể nang:
Bắc quốc chư đại phu, giai nho thử đồ xuất.
Dịch: Nước Bắc (Tàu) các vị đại phu, hết thảy đều do chỗ ấy mà chui ra cả.
Câu đối đáp còn tục hơn câu ra đề – như cái tát vào mặt kẻ phàm phu tục tử vô lễ. Các Đại phu bị nhục nhưng phải tấm tắc khen văn tài của nữ chủ quán. Bà Đoàn đã dậy cho bọn ngoại bang láo xược bài học lễ độ, lịch sự khiến chúng bị đau đến độ mất mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. Các đấng “Mày – Râu” ngoại bang tưởng rằng đàn bà nước Nam yếu đuối, sẽ xấu hổ khi họ nhắc đến điều mà nữ nhi thường tình chi dám đối đáp trong phòng the với người đàn ông của mình.
Ai ngờ – họ nhầm to, chuốc lấy thất bâi thảm hại !
Phụ nữ thượng lưu giỏi như vậy đã đi một nhẽ. Nhưng phụ nữ Việt trong dân gian cũng đâu có kém ai. Lấy một thí dụ được dân gian truyền tụng: Một ngày, có hai thầy trò nhà sư – một sư Bác, một chú Tiểu – đi trên đường cái quan qua một làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn ) ngày nay. Họ nhìn thấy một nữ Canh điền (Người đàn bà thợ cầy) cùng một con trâu… cái – đang cặm cụi làm cái việc nặng nhọc (cầy ruộng) mà địa phương khác chỉ dành cho đàn ông (4). Vốn gốc là nho sinh, vẫn còn nặng lòng trần tục nên chỉ có ý khoe tài văn chương chứ không có ý miệt thị người phụ nữ nông dân, Sư Bác tức cảnh đọc:
Nhất ngưu, nhất thửa, nhất canh điền.
Chú tiểu cũng biết chữ, lại mới vừa vào chùa làm Tiểu tăng, vẫn còn đang vương vất mùi trần tục nên vui vẻ, hăng hái nối:
Nhất lôn hướng hậu, nhất lôn tiền.
Dịch nghĩa: Một con trâu, một mảnh ruộng, một người nữ thợ cầy. Một l… hướng về phía sau (con trâu cái), một l… lại hướng về phía trước (Nữ canh điền).
Chị Canh điền mồ hôi nhễ nhại, mồm đang “Vắt” … “Đi” – dục trâu. Thấy hai vị “con Phật” có thái độ khoe khoang văn tài, không đàng hoàng. Vốn là con gái một thầy đồ, cha chết, gia cảnh bần hàn phải tự kiếm sống, nghe họ trêu trọc, chị vội “họ” trâu lại, ngẩng lên, lau mồ hôi trán, nhìn chăm chăm Sư Bác và chú Tiểu. Hai vị chột dạ sợ chị nông dân nổi sùng. Nhưng không – nữ canh điền cất giọng từ tốn đọc vế đối của mình:
Nhất Sư, nhất Tiểu, nhất Chùa chiền
Rồi, ngừng lại giây lát…
Hai thầy trò nhà sư trố mắt nhìn, giỏng tai, chờ đợi – nghe…
Đột nhiên câu thứ hai của vế đối vút lên, vỡ oà ra:
Lưỡng đầu chỉ Địa, lưỡng đầu Thiên!
Hai thầy trò tái mặt vội cúi gằm, bước nhanh như chạy, trong khi Nữ Canh Điền kia cười phá lên. Tiếng cười của chị mới sảng khoái làm sao !…
Berlin – 23 tháng chạp – Ngày tiễn ông Táo chầu trời.
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
——————————————
(1) – Theo sách Đông Chu Liệt Quốc : Hán Cao Tổ – Lưu Bang trước khi khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng – làm chức Đình Trưởng. Một tối ông uống rượu với các bạn, nửa đêm vùng dậy đòi đi về nhà. Bạn bè khuyên không nên về vào giờ này phải qua con đường mà theo dư luận: Ở đấy thường có con rắn trắng thành tinh xuất hiện, gặp người là ăn thịt.
Đang say rượu, Lưu Bang không nghe, cứ quyết đi. Đến giữa đường quả nhiên con rắn trắng nằm chắn lối, Lưu Bang vung gươm chém chết rắn trắng trở về nhà bình an. Tin này loang nhanh, nhân dân trong vùng thán phục , cho rằng Lưu Bang là do trời sai xuống cầm tinh Hồng xà (rắn đỏ)trảm bạch xà trừ hại cho dân. Uy danh đó vang lừng .Khi Lưu Bang hiệu triệu đánh Tần Thủy Hoàng, dân chúng rủ nhau đi theo rất đông. Lưu Bang khởi nghiệp, tiêu diệt nhà Tần tiếp theo diệt “Đồng minh” Hạng Võ, lên ngôi Hán Cao Tổ… lập ra nhà Hán sau này.
(2) – Kẹo Kéo là thứ kẹo được làm từ mật mía. Kẹo nguyên dạng mầu trắng sữa, làm thành một cục rất dẻo, dai. Muốn lấy kẹo, người bán phải véo vào cục đường kéo dài ra rồi dùng kéo cắt. Tất cả trẻ em ở làng quê đều thích ăn kẹo kéo. Cứ nghe thấy người bán kẹo rao : Kẹo kéo vừa dẻo vừa dai… đây ! cùng lúc đó người bán dập cái kéo phát ra những tiếng cách cách… bọn trẻ trong các nhà túa ra mua ăn…
(3) – Nhà thơ Xuân Sách đã vận dụng tích này viết về một tác gỉa – nhà Văn, trong thơ Chân dung nhà văn – của ông :
Đất làng vừa một tấc/ Bao nhiêu người đến cầy/ Thóc giống còn mấy hạt/ Đợi mùa sau hẵng hay.
“ĐẤT CHỈ CÓ MỘT TẤC”” mà nhiều người muốn cầy thì… Thơ rất thanh nhưng ngẫm nghĩ kĩ lại … người nghe cười phá lên!
(4) – Tôi đã sống ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn nhiều năm và công nhận hiện tượng này là có thật. Phụ nữ Đình Bảng rất đảm đang. Công việc ruộng đồng, buôn bán, làm giầu lại đảm việc nhà. các “Đức ông… chồng” thường là ở trong nhà có khi “trông con, đuổi gà” cho… vợ – điều mà tôi đã chứng kiến. Tuy vậy phụ nữ Đình Bảng cũng vẫn bị các Huyện khác của Bắc Ninh liệt vào hàng 1 trong “tứ Bất”, được dân đất Kinh Bắc thời xa xưa tổng kết thành câu ca:
Bất Giao – Phù Lưu, hữu
Bất Phu – Đình Bảng, Thê
Bất Ẩm – Đồng Kị, thủy
Bất Thực – Cẩm Giang, kê.
Theo cách giải thích của các cụ xứ Kinh Bắc;
+ Làng Phù Lưu được dân trong vùng coi là thớ nợ, chỉ nói hay chứ thực chất không có gì, cho nên bị nhận xét – Phù lưu đãi khách – nghĩa là sơ sài, nhạt nhẽo chứ không mặn mà.
+ Gái, Trai Làng Đình Bảng có những đặc điểm riêng; Lấy chồng về – con gái chỉ hầu chồng. Lấy vợ thì bị vợ””Trèo lên đầu”. Cho nên chớ lấy vợ, lấy chồng ở làng này.
+ Làng Đồng Kị xưa nằm ở vùng trũng. Khi mùa mưa, cả làng nằm ở nơi 4 mặt đều là nước. Nước thải từ các nhà không tiêu thoát, uống nước làng này là uống phân người phân súc vật.
+ Làng Cẩm Giang xưa có nghề ăn trộm gà. Ăn thịt gà ở làng này là ăn … tiếng chửi của dân mất của.
(Phù lưu, Đồng Ki, Cẩm Giang là 4 làng nằm ở phía tây, bắc gần giáp Đình Bảng – Từ Sơn.
Tất nhiên đây là câu vè do các cụ đặt từ xa xưa, các đặc điểm của các làng này hiện đã không còn tồn tại…)
Theo từ điển Wikipedia: Bà Đoàn có biệt hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ, người xã Giai Phạm, huyện Văn giang, tỉnh Bắc Ninh. Sinh dưới triều Lê (1705) cùng thời với cống Quỳnh và Đặng Trần Côn.
Đoàn Thị Điểm – tư chất thông minh, học một biết mười, nổi tiếng văn chương ngay từ khi còn nhỏ. Mới lên sáu, đã học sách sử trung hoa cổ, lịch sử cuộc đời Hán cao tổ – (vị vua nổi tiếng lập ra vương quốc Hán 2 nghìn năm trước , là nước Trung Quốc – hôm nay…)
Anh ruột bà là Đoàn Doãn Luân thấy em thông minh, ra một câu đối để thử xem sức học của em:
Bạch xà đương đạo, Quý bạt kiếm nhi trảm chi.
(Rắn trắng chặn đường, ông Quý (tên tục vua Hán cao tổ) tuốt gươm mà chém nó. (1)
Cô em đối ngay:
Hoàng long phụ chu, Vũ ngưỡng thiên nhi thán viết.
Dịch: Rồng vàng đội thuyền, vua Vũ trông trời mà than rằng…
Năm 15 tuổi, một buổi tối, ông Luân xuống ao rửa chân, thấy em đương soi gương bên cửa sổ, tức cảnh ông đọc vế ra:
Đối kính hoạ my, nhất điểm phiên thành lưỡng điểm.
Dịch: Soi gương kẻ lông mày, một chấm (điểm) hóa ra hai chấm.
Điểm là chấm, là nét vẽ, lại là tên em gái, câu nói của ông anh, có nghĩa: Soi gương vẽ mi – một nàng Điểm thành hai nàng Điểm.
Bà ứng khẩu đối ngay:
Lâm trì ngoạn nguyệt, chích luân chuyển tác song luân.
dịch: Tới ao ngắm trăng, một vầng trăng hóa hai vầng trăng.
Luân là ví mặt trăng tròn, lại là tên anh trai. Trăng sáng in hình xuống ao. Anh trai dưới ánh sáng của trăng, in xuống nước cũng thành ông Luân khác – (một trên bờ, một dưới nước).
Bấy giờ ở kinh đô có bốn danh sĩ thường được tôn là Tràng an tứ Hổ:
– Nguyễn Duy Kỳ, người Thuỷ nguyên, Kiến an;
– Trần Danh Tân, người Cổ am, huyện Vĩnh bảo, Hải dương;
– Nguyễn Bá Lân, người Cổ đô
– Vũ Toại, người Thiên lộc
Nghe danh nữ sĩ, bốn người rủ nhau tới nhà bà để so tài. Biết đây là những người háo danh, bà suy nghỉ chín chắn rồi ra một câu đối để thử tài “bốn… Hổ”:
Đình tiền thiếu nữ khuyến tân lang.
(Trước sân, thiếu nữ mời ăn trầu).
Tân lang là biểu tượng trầu cau, cùng âm với tân lang là chàng rể mới.
Bốn “hổ” không đối được đành lẳng lặng “chuồn”!
Theo truyền thuyết: Trạng Quỳnh cùng thời với Đoàn Thị Điểm cũng lừng danh về trí thông minh, tài đối đáp “nỡm” thiên hạ từ bé. Khi cha dẫn đến nhà thầy xin cho vào học – thầy đồ chính là cha Đoàn Thị Điểm. Nhìn tướng mạo cậu học trò, thấy biết đây cũng sẽ là danh tài, có ý thử, gọi Quỳnh vào, Quành xưng tên và nói mình là nho sinh muốn theo học nhưng thiếu người tiến dẫn nên không dám đường đột.
Thầy đồ bảo: Anh nhận là nho sinh có lòng hiếu học, nếu quyết muốn học thì ta ra câu đối này, đối được ta sẽ cho nhập môn. Quỳnh xin vâng. Ông đồ đọc:
Thằng quỷ ôm cái đấu đứng cửa khôi nguyên.
Trong tiếng Hán, chữ Quỷ ghép với chữ Đấu, thành chữ Khôi – là khôi nguyên – (trạng nguyên). Quỳnh suy nghĩ rất nhanh rồi đáp liền:
Con mộc tựa cây bàng dòm nhà bảng nhãn.
Tiếng Hán chữ Mộc chắp với chữ Bàng thành chữ Bảng – là bảng nhãn (đọ đứng sau trạng nguyên). Thầy đồ khen ngợi Quỳnh nhận vào học.
Thầy có cô con gái tên là Đoàn Thị Điểm, đẹp người, đẹp nết khiến Quỳnh mê tít, chỉ tìm cách xán lại hòng tán tỉnh người đẹp… Cô Điểm đoan trang luôn ngăn cản “ý xấu” của Quỳnh nên thường chặn Quỳnh bằng những cuộc so tài, đối đáp. Rất nhiều cuộc thi bằng câu đối, Quỳnh thường bị thua. Một ngày từ phòng học Quỳnh nhìn qua cửa sổ sang phòng cô Điểm, thấy nàng vén rèm cửa sổ ngồi trước bàn. Hai cửa sổ trông thẳng sang nhau. Quỳnh mở lời tán xin qua bên ấy chơi. Điểm bảo: Nếu đối được vế này sẽ mở cửa mời qua, Quỳnh nhận lời. Điểm đọc:
Hai người ngồi hai bên cửa sổ song song.
Chữ song tiếng Hán là hai, đồng âm với chữ song tiếng Nôm là chấn song cửa sổ. Song song tiếng Hán có nghĩa là 2 cửa sổ lại đồng âm với “song song” là sóng đôi nhau. Quỳnh lại “tịt”.
Nhân một lần Quỳnh ra phố Mía trở về, khoe gặp cô gái tên Mật, ra vẻ ngầm nói: Ta đây không ”thiếu” gái theo… Nàng Điểm hiểu thâm ý của anh chàng, ”nổi tam bành”, bảo: Gặp người đẹp, vui thế, có dám đối không? Quỳnh đang vui, thách đố. Điểm đọc ngay vế ra:
Lên phố Mía, gặp cô hàng Mật, cầm tay Kéo lại hỏi thăm Đường.
Kéo lại là hành động khi hỏi ai đó mà họ đang bận không có thời gian tiếp, trả lời. Nhưng kéo cũng có nghĩa là đường của Mía làm thành một loại dân gian gọi là Kẹo kéo (2). Vế ra rất ”ác” , khó cả về từ ngữ và ý nghĩa, bởi vì tất cả những từ liên quan đến Mía, nguyên liệu làm ra Mật – đã được người ra vế xử dụng hết: Mía – Mật – Kéo (kẹo) – Đường. Quỳnh nghe xong vã mồ hôi mà vẫn bí… tắc – đành lẳng lặng chuồn ngay.
Một lần khác, thấy Điểm vào buồng tắm, Quỳnh lại chứng nào tật ấy, si tình đến táo tợn: Đòi vào tắm cùng. Nàng Điểm lại cho một bài học khác bằng câu vế thách đối:
Da trắng vỗ bì bạch. (câu này được diễn giải ở nhiều tài liệu, nhiều lần). Quỳnh lại phải chào thua và…“chạy”!
Một lần giáp Tết, Quỳnh đi tới nhà thầy gặp trời mưa ướt lướt thướt. Điểm đang ngồi gói nem, lấy một đĩa mời Quỳnh ăn. Quỳnh đáp: Chả thích nem, chỉ thích giò thôi!
Câu nói ỡm ờ của tay trai lơ si tình ngầm ý: Tôi chả muốn ăn nem, chỉ muốn “ăn”… giò (đùi) – nghĩa là muốn chiếm lấy thân thể của cô gái! Đến câu này thì Điểm thực sự nổi giận, nàng suy nghĩ giây lát, bảo: Nếu đối được câu này thì muốn “ăn” gì cũng cho, đoạn đọc:
Trời mưa đất THỊT trơn như MỠ,
GIÒ, MỌC, NEM, NINH, CHẢ muốn ăn !
“Giò” đồng nghĩa với đi lò dò, đồng âm với Giò Lụa, Giò Thủ và… “giò” (đùi).
“Chả” là chẳng, lại cũng có nghĩa là thức ăn từ thịt lợn (chả nem, chả giò, chả quế). Vế đối có cả “Thịt, Mỡ, Giò, Nem, Ninh, Mọc, Chả”, là những món ăn ngon, qúy trong bữa tiệc của dân ta thời xưa, nhất là bốn món: Giò – Nem – Ninh – Mọc đã được tổng kết đưa vào món bắt buộc của bữa tiệc linh đình (Nem Công – Chả Phượng) của giới giầu sang thời xa xưa….
Câu vế ra của nữ sĩ, các từ đã bị dùng hết. Ông trạng tương lai đành phải chào thua và “lủi” nhanh!
Sau nhiều lần thất bại, Quỳnh căm lắm tìm cách “chơi” lại đối thủ.Nhưng vắt óc mà không ra kế. Tình cờ nhân một tối đi qua phòng “nàng”, thấy cửa không khóa, Quỳnh nghĩ ra một trò tinh quái… hi vọng sẽ làm Nàng xấu hổ – để trả thù…
Đoàn Thị Điểm đi đâu đó trở về, tắt đèn lên giường ngủ. Chợt sửng sốt suýt rú lên vì tay sờ thấy “một vật”… cương cứng, nóng hổi – nghĩ ngay ra đó là của… người và kẻ nằm trên giường kia là ai? Nàng trấn tĩnh lại, lên giọng: Ta biết ngươi. Ta sẽ ra một vế đối, nếu không đối được sẽ mách thầy, đối được thì tha cho. Quỳnh nhỏm dậy run rẩy xin hứa. Nàng đọc:
Trướng nội vô phong phàm tự lập .
Dịch: Trong phòng không có gió mà “cột buồm” lại dựng lên!
Sợ hết hồn, cũng may trước “cửa tử”, Quỳnh đối được :
Hưng trung bất vũ thủy trường lưu.
Dịch: Trong bụng không có mưa mà nước cứ chảy dài.
Sau nhiều lần quan sát, tiếp xúc, nàng Điểm thất vọng về Quỳnh… Nhân một lần thầy sai Điểm mang lễ lên chùa, muốn tạo cơ hội cho trò yêu, Quỳnh được thầy cho theo cùng để bưng lễ. Khi đi trên đường cái quan, thấy rặng cây xương rồng được người mới trồng nhưng khô héo, rũ gục, Điểm chi đám cây, hướng vào Quỳnh, đọc:
Cây xương rồng, trồng đất rắn, long lại hoàn long
Rồng – chữ Hán là Long.
Long – chữ Nôm nghĩa là lỏng lẻo (hỏng).
Điểm có ý bảo Quỳnh: Tính cách ngươi như vậy thì dù có học hành, có được răn dậy, cuối cùng cũng sẽ không chuyển được, hỏng cứ hoàn hỏng thôi !Ý nghĩa của vế ra rất xâu xa, Chữ dùng hầu như đã hết, khóa chặt ở hai đầu. Trước sự chê trách của người đẹp, Quỳnh đã xuất thần đọc được vế đối – vẻ cù nhầy:
Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử
Thử chữ Hán nghĩa là chuột.
Thử chữ Nôm là thử xem. Cả 2 chữ : Chuột (Nôm) – Thử (Hán). thử (Nôm) – con chuột – qủa dưa gang, đã đối rất chỉnh khiến Quỳnh không mất mặt trước cuộc chơi. Câu đối của Quỳnh mang ý nghĩa thách thức: Ừ đấy! Ta cứ thế mà vẫn chẳng sao đâu. Không tin hãy (thử) chờ xem!
Còn có giai thoại kể rằng khi sứ của phương Bắc sang nước ta, sau khi công việc đã xong họ đi dạo thăm thú kinh đô của nước “Man di”, nghe người dẫn đường nói: Có một tửu điếm rượu ngon, thức nhắm tốt, người chủ là một phụ nữ đẹp lại hay chữ. Sứ giả Bắc phương muốn đến thử tài.
Bước vào quán thấy một phụ nữ xinh đẹp (thực ra bà Đoàn được “Cấp trên” bố trí sẵn trong vai chủ quán…). Sứ Tàu vào, bà tiếp khách ân cần niềm nở.Vốn sẵn tính ngạo mạn, khinh thường dân “ngoại bang”, một “chú Sứ” – áng chừng đầu đàn về văn chương – buông câu miệt thị, thăm dò:
An Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhân canh.
Dịch: An Nam một tấc đất, không biết bao nhiêu người cày
Câu đối vế ra mang ý nghĩa tục tĩu, xấc ngạo và chọc ghẹo (3). Biết đây là những kẻ hợm mình, lại quyết tâm giữ thể diện cho quốc gia như “nhiệm vụ” được giao, bằng tài năng trác tuyệt, Bà Đoàn đối ngay không cần kiêng dè, nể nang:
Bắc quốc chư đại phu, giai nho thử đồ xuất.
Dịch: Nước Bắc (Tàu) các vị đại phu, hết thảy đều do chỗ ấy mà chui ra cả.
Câu đối đáp còn tục hơn câu ra đề – như cái tát vào mặt kẻ phàm phu tục tử vô lễ. Các Đại phu bị nhục nhưng phải tấm tắc khen văn tài của nữ chủ quán. Bà Đoàn đã dậy cho bọn ngoại bang láo xược bài học lễ độ, lịch sự khiến chúng bị đau đến độ mất mặt mà vẫn phải tâm phục, khẩu phục. Các đấng “Mày – Râu” ngoại bang tưởng rằng đàn bà nước Nam yếu đuối, sẽ xấu hổ khi họ nhắc đến điều mà nữ nhi thường tình chi dám đối đáp trong phòng the với người đàn ông của mình.
Ai ngờ – họ nhầm to, chuốc lấy thất bâi thảm hại !
Phụ nữ thượng lưu giỏi như vậy đã đi một nhẽ. Nhưng phụ nữ Việt trong dân gian cũng đâu có kém ai. Lấy một thí dụ được dân gian truyền tụng: Một ngày, có hai thầy trò nhà sư – một sư Bác, một chú Tiểu – đi trên đường cái quan qua một làng Đình Bảng (huyện Từ Sơn ) ngày nay. Họ nhìn thấy một nữ Canh điền (Người đàn bà thợ cầy) cùng một con trâu… cái – đang cặm cụi làm cái việc nặng nhọc (cầy ruộng) mà địa phương khác chỉ dành cho đàn ông (4). Vốn gốc là nho sinh, vẫn còn nặng lòng trần tục nên chỉ có ý khoe tài văn chương chứ không có ý miệt thị người phụ nữ nông dân, Sư Bác tức cảnh đọc:
Nhất ngưu, nhất thửa, nhất canh điền.
Chú tiểu cũng biết chữ, lại mới vừa vào chùa làm Tiểu tăng, vẫn còn đang vương vất mùi trần tục nên vui vẻ, hăng hái nối:
Nhất lôn hướng hậu, nhất lôn tiền.
Dịch nghĩa: Một con trâu, một mảnh ruộng, một người nữ thợ cầy. Một l… hướng về phía sau (con trâu cái), một l… lại hướng về phía trước (Nữ canh điền).
Chị Canh điền mồ hôi nhễ nhại, mồm đang “Vắt” … “Đi” – dục trâu. Thấy hai vị “con Phật” có thái độ khoe khoang văn tài, không đàng hoàng. Vốn là con gái một thầy đồ, cha chết, gia cảnh bần hàn phải tự kiếm sống, nghe họ trêu trọc, chị vội “họ” trâu lại, ngẩng lên, lau mồ hôi trán, nhìn chăm chăm Sư Bác và chú Tiểu. Hai vị chột dạ sợ chị nông dân nổi sùng. Nhưng không – nữ canh điền cất giọng từ tốn đọc vế đối của mình:
Nhất Sư, nhất Tiểu, nhất Chùa chiền
Rồi, ngừng lại giây lát…
Hai thầy trò nhà sư trố mắt nhìn, giỏng tai, chờ đợi – nghe…
Đột nhiên câu thứ hai của vế đối vút lên, vỡ oà ra:
Lưỡng đầu chỉ Địa, lưỡng đầu Thiên!
Hai thầy trò tái mặt vội cúi gằm, bước nhanh như chạy, trong khi Nữ Canh Điền kia cười phá lên. Tiếng cười của chị mới sảng khoái làm sao !…
Berlin – 23 tháng chạp – Ngày tiễn ông Táo chầu trời.
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
——————————————
(1) – Theo sách Đông Chu Liệt Quốc : Hán Cao Tổ – Lưu Bang trước khi khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng – làm chức Đình Trưởng. Một tối ông uống rượu với các bạn, nửa đêm vùng dậy đòi đi về nhà. Bạn bè khuyên không nên về vào giờ này phải qua con đường mà theo dư luận: Ở đấy thường có con rắn trắng thành tinh xuất hiện, gặp người là ăn thịt.
Đang say rượu, Lưu Bang không nghe, cứ quyết đi. Đến giữa đường quả nhiên con rắn trắng nằm chắn lối, Lưu Bang vung gươm chém chết rắn trắng trở về nhà bình an. Tin này loang nhanh, nhân dân trong vùng thán phục , cho rằng Lưu Bang là do trời sai xuống cầm tinh Hồng xà (rắn đỏ)trảm bạch xà trừ hại cho dân. Uy danh đó vang lừng .Khi Lưu Bang hiệu triệu đánh Tần Thủy Hoàng, dân chúng rủ nhau đi theo rất đông. Lưu Bang khởi nghiệp, tiêu diệt nhà Tần tiếp theo diệt “Đồng minh” Hạng Võ, lên ngôi Hán Cao Tổ… lập ra nhà Hán sau này.
(2) – Kẹo Kéo là thứ kẹo được làm từ mật mía. Kẹo nguyên dạng mầu trắng sữa, làm thành một cục rất dẻo, dai. Muốn lấy kẹo, người bán phải véo vào cục đường kéo dài ra rồi dùng kéo cắt. Tất cả trẻ em ở làng quê đều thích ăn kẹo kéo. Cứ nghe thấy người bán kẹo rao : Kẹo kéo vừa dẻo vừa dai… đây ! cùng lúc đó người bán dập cái kéo phát ra những tiếng cách cách… bọn trẻ trong các nhà túa ra mua ăn…
(3) – Nhà thơ Xuân Sách đã vận dụng tích này viết về một tác gỉa – nhà Văn, trong thơ Chân dung nhà văn – của ông :
Đất làng vừa một tấc/ Bao nhiêu người đến cầy/ Thóc giống còn mấy hạt/ Đợi mùa sau hẵng hay.
“ĐẤT CHỈ CÓ MỘT TẤC”” mà nhiều người muốn cầy thì… Thơ rất thanh nhưng ngẫm nghĩ kĩ lại … người nghe cười phá lên!
(4) – Tôi đã sống ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn nhiều năm và công nhận hiện tượng này là có thật. Phụ nữ Đình Bảng rất đảm đang. Công việc ruộng đồng, buôn bán, làm giầu lại đảm việc nhà. các “Đức ông… chồng” thường là ở trong nhà có khi “trông con, đuổi gà” cho… vợ – điều mà tôi đã chứng kiến. Tuy vậy phụ nữ Đình Bảng cũng vẫn bị các Huyện khác của Bắc Ninh liệt vào hàng 1 trong “tứ Bất”, được dân đất Kinh Bắc thời xa xưa tổng kết thành câu ca:
Bất Giao – Phù Lưu, hữu
Bất Phu – Đình Bảng, Thê
Bất Ẩm – Đồng Kị, thủy
Bất Thực – Cẩm Giang, kê.
Theo cách giải thích của các cụ xứ Kinh Bắc;
+ Làng Phù Lưu được dân trong vùng coi là thớ nợ, chỉ nói hay chứ thực chất không có gì, cho nên bị nhận xét – Phù lưu đãi khách – nghĩa là sơ sài, nhạt nhẽo chứ không mặn mà.
+ Gái, Trai Làng Đình Bảng có những đặc điểm riêng; Lấy chồng về – con gái chỉ hầu chồng. Lấy vợ thì bị vợ””Trèo lên đầu”. Cho nên chớ lấy vợ, lấy chồng ở làng này.
+ Làng Đồng Kị xưa nằm ở vùng trũng. Khi mùa mưa, cả làng nằm ở nơi 4 mặt đều là nước. Nước thải từ các nhà không tiêu thoát, uống nước làng này là uống phân người phân súc vật.
+ Làng Cẩm Giang xưa có nghề ăn trộm gà. Ăn thịt gà ở làng này là ăn … tiếng chửi của dân mất của.
(Phù lưu, Đồng Ki, Cẩm Giang là 4 làng nằm ở phía tây, bắc gần giáp Đình Bảng – Từ Sơn.
Tất nhiên đây là câu vè do các cụ đặt từ xa xưa, các đặc điểm của các làng này hiện đã không còn tồn tại…)
Câu đối Việt Nam thời hiện đại [kết]
Những năm cuối thế kỉ 19, bước vào thế kỉ 20, câu đối Việt đã trở thành loại hình phổ cập trong văn học dân gian và văn chương bác học. Rất nhiều trí thức, quan l ại, văn nghệ sĩ , nhân dân – thưởng thức, tham gia sáng tác. Trong đó phải kể những tên tuổi chói sáng trong lĩnh vực sáng tác câu đối: Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương Tản Đà, Nguyễn Công Hoan … các vị đã đóng góp cho kho tàng văn học Việt những tác phẩm không kém gì những tập thơ, cuốn tiểu thuyết, bài biên khảo gía trị.
Đã có qúa nhiều ngưòi viết, nhiều cuốn sách về đề tài này mà điển hình là vào quý 2 năm 2006, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã cho ấn hành tuyển tập gồm 5000 Hoành phi – Câu đối. Trong bài viết nhỏ này chỉ xin nói về một số câu đối của một số ít nhà văn, các ’”hậu bối’’ đã có nhũng câu đối chẳng những không thua kém tiền nhân, ngược lại còn đắc dụng hơn vì đã ’’xông thẳng’’ vào các vấn đề gai góc, nhậy cảm đang bức xúc cả thời đại…
Trước hết, khảo sát câu đối của nhà thơ Chế Lan Viên (CLV):
Lúc sinh thời, Chế Lan Viên – Ngoài vai trò là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng – ông còn làm câu đối rất hay dù ít khi xuất hiện trên những trang báo xuân. Vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỉ 20, CLV từng nghe anh em nhà văn, nhân viên làm việc ở Báo Văn nghệ phàn nàn: Nhà thơ N.Đ, dạo này thường phát biểu rất dài ’’tra tấn’’ anh em, mỗi khi hội họp. Lại thường trích dẫn Lép Tôn xtôi (đại văn hào Xô viết)’’. Chế Lan Viên quyết định tìm cách “nhắc khéo’’ bạn. Nhân dịp năm mới, ông đến chúc tết N. Đ. Rượu, bánh chưng, thịt đông, dưa hành được dọn ra, hai ông vui vẻ thưởng thức hương vị tết cổ truyền. Nhớ tới mục đích… biết N.Đ rất ’’kiêu’’ trong lĩnh vực sáng tác câu đối, Chế Lan Viên ’’nhử mồi’’: Nghe nói ông rât thích câu đối, hay là chúng mình nhân tết cùng nhau thù tạc một đôi câu nhé, ông thấy sao?
Ô kê – N. Đ nói vẻ sảng khoái!
- Ông ra vế đi, CLV giục .
N.Đ trúng kế, hăng hái: Đó là ’’đất’’ dụng võ của tôi. Nhưng ra vế thì dễ, đối lại mới khó. Tôi chưa bao giờ bó tay trước những vế thách của các bạn, ông ra đề, tôi đối lại!
’’Cá đã cắn câu’’ – Chế Lan Viên nghĩ, mỉm cười, đáp: Vậy được. Dứt lời ông đọc:
Chắc tôn ông không bằng Lép Tôn xtôi.
- đoạn dơ tay ra hiệu – Xin mời!
N.Đ tiếp nhận vế ra nhưng ’’toát mồ hôi hột’’. Vì ông đã nghe nhiều phàn nàn của anh em trong cơ quan về mình, về chuyện Lép Tôn xtôi… Vế ra của Chế Lan Viên qúa đặc biệt: Toàn câu có 8 từ chia làm 2 mệnh đề được nối với nhau bằng liên từ làm tính từ so sánh (không bằng). Đây là lời thách thức có ngụ ý răn đe… . Phân tích câu ra đề:
Chắc đối với Lép
Tôn ông đối với Tôn xtôi.
- Tôn ông là đại danh từ khi xưa các trí thức quan trường dùng để xưng hô với nhau tỏ vẻ kính trọng. Còn Tôn xtôi lại là tên của đại văn hào Nga. Câu đối vừa mang nghĩa nhắc nhở, vừa khẳng định: Ông không thể sánh bằng nhà văn L.Tôn xtôi, bởi vậy không nên gắn mình với đại văn hào)!
- Trong dân gian, người ta thường coi hạt mẩy – là tốt, chắc, còn hạt xấu, hỏng – là lép. Thể hiện sự tốt xấu trong chọn lựa ngũ cốc (Lạc mẩy, Lạc lép, Thóc mẩy Thóc lép…)
Chế Lan Viên đã chơi chữ bằng cách dùng hay tính từ so sánh: Chắc – Lép! Người thưởng thức vẫn nhận rõ ý định ‘’nhắc khéo’’ bạn của tác giả…
Ngoài tính chiết tự ra, câu đối còn là lời tuyên bố, khuyên nhủ: Đừng lúc nào cũng dẫn Lep Tôn xtôi làm khổ tai anh em, đồng thời còn là lời cảnh cáo rất chí tình nhưng thâm thúy về trình độ, địa vị của 2 người… (khi đó CLV đã là cán bộ lãnh đạo, đại biểu Quốc hội… là nhà thơ nổi tiếng, còn NĐ chỉ là nhà thơ bình thường…). Rốt cuộc, Ông đồ – nhà văn N.Đ – không đối được vế ra, đành chào thua, cười xòa ’’tâm phục khẩu phục bạn gìa…
xxx
Một câu đối khác của 2 nhà văn – Ông gìa và Cô gái – cũng thú vị được giới văn nghệ sĩ Hà Thành truyền nhau đọc và… cười.
Sự thể như sau:
Nhân một cuộc họp của Ban Văn nghệ đài Tiếng nói Việt Nam mời các cộng tác viên làm Thơ về dự. Nữ thi sĩ H.N đến trước tiên, sau đó đến nhà thơ lão thành Trần Lê Văn. Ông vốn phóng khoáng, vui – nhìn H.N, than phiền: Tệ nạn đến họp chậm của người Việt đã trở thành căn bệnh cố hữu khó chữa. Qúa giờ hẹn họp mà mới chỉ có một ’’Hồng Nhan’’, một ’’Bạch Phát’’.
Trần thi sĩ nhìn H.N, chợt vụt đến… đùa, đọc:
Bạch phát phát hồng nhan.
Tiền bối TLV cứ tưởng câu đối sẽ làm cô gái chịu bó tay hay ít ra cũng phải lung túng, bởi vì câu vế ra chỉ có 5 từ , 4 từ là Hán văn :
- Bạch phát (tóc trắng, ông gìa)
- Hồng nhan (cô gái đẹp), được . Hai cụm từ nối với nhau bằng chữ Nôm – động từ ’’phát’ (đánh vào mông, hoặc ’’bắn’’…). Chẳng ngờ không cần nghĩ lâu Nữ sĩ H.N đọc luôn:
Hồng nhan can Bạch phát.
Vế ra đã hay nhưng hơi bị ’’Lẳng’’: Nghĩa chữ Hán: Bạch là trắng, Phát là tóc. Bạch phát nghĩa là Tóc trắng (ông già).
Phát còn có nghĩa chữ Hán là – bắn (bắn bách phát bách trúng). Còn nghĩa chữ Nôm – Phát là – đánh ( vào lưng, vào mông…) như bố mẹ thường dùng hành động này răn dạy con trẻ khi chúng hư, nhõng nhẽo – ’’Phát cho nó mấy cái vào mông cho chừa khóc nhè’’. Cánh trai trẻ ’’ngổ ngáo’’ dùng tràn cung mây từ ‘’phát’’ – ’’bắn’’ trong mọi lúc kể cả dùng cho chốn ’’phòng the’’ !…
Hồng Nhan là người đàn bà đẹp.
Câu đối ẩn nghĩa Nôm: Ông gìa ’’bắn’’… phát (đánh) vào… mông cô gái. Cũng tưởng chỉ đọc chơi, không nghĩ rằng cô gái trẻ trung xinh đẹp – Nữ sĩ H.N – có phản ứng nhanh, thông minh – đối lại rất chuẩn. (Hồng Nhan can Bạch Phát).
Nữ sĩ dùng nguyên 4 từ của người ra đề, đảo lại chủ từ, chỉ dùng một chữ’’ Can (gián)’’ của mình mà đã hóa giải vấn đề, đập đổ bức tường ngôn ngữ Hán văn của lão tứơng Trần Lê Văn –‘’vây’’, hòng chế ngự Hồng nhan, đánh vào chỗ yếu hay thẹn của nữ giới để – trêu trọc. Câu đối vừa nhanh, vừa chuẩn, chính xác nhưng không chua ngoa đanh đá. Nó như một lời can gián ông già ’’thích chơi trống bỏi’’: Thôi ông (gìa) ơi! ’’cháu’’ xin ông, can ông ! Ông mà ’’Bắn – phát’’, Hồng Nhan thì… quá nguy hiểm, chắc ông sẽ ‘’kềnh’’ sớm…thôi!
Bạch Phát – Trần Lê Văn – cười vang gật gù, tấm tắc: Hay! Bái phục’’hậu sinh khả ố (úy)’’!
xxx
Nhưng ấn tượng nhất về câu đối thời hiện đại phải kể – câu ra đề và đối lại của nhóm những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học: Hữu Loan (thơ) Tú Sót (văn) – Tú Xuân (khoa học) (1): Vế ra của ông Tú Sót như sau:
Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác.
Ðây là thủ pháp chơi chữ Quốc Ngữ thuần túy. Nắm vững nguyên tắc ”bất đảo” của chữ Việt hiện đại, ông Tú Sót đã chọn ra được 3 từ Bác Bôi Tôi để lập ra một ý khác sau khi đảo 2 từ cho nhau thành – Tôi Bôi Bác. Kết qủa của việc đảo này đã cho một tập hợp từ mới mang ý nghĩa mới – có hơi hướng, thoang thoảng giống vế ra bằng hỗn hợp Hán – Nôm của nữ sĩ trứ danh Ðoàn Thị Ðiểm: Da trắng vỗ Bì bạch!
Tiếng Việt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam – dùng rộng rãi Ðại từ nhân xưng Bác (Ngôi thứ hai số ít hoặc thể kính trong), Tôi (Ngôi thứ nhất số ít). Bác – nếu ở vị tri trên thang bậc của bố mẹ mình (xưng là Cháu). Nếu ở vị trí ngang vai phải lứa ở tuổi trung niên tương ứng với mình (xưng là em, tôi). Có lúc giới trẻ cũng ”lạm dụng” đại từ Bác để xưng hô với nhau (xưng là tôi).
Bác bôi Tôi – có nghĩa là Ông, Anh, Mày (Bác) bôi (bẩn) tôi).
Bôi là động từ – làm vai trò vị ngữ. Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít làm vai trò bổ ngữ trực tiếp ở mệnh đề 1. Ðó là một câu đơn giản hoàn chỉnh: Bác bôi (bẩn) tôi, vùi dập tôi, thoá mạ tôi!
Khi đảo vị trí hai chữ Bác – Tôi (câu đơn giản thứ 2) – cho nhau, cấu trúc văn phạm của toàn câu phức tạp không thay đổi nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi – Bác Bôi (bẩn) Tôi – Không thể bằng Tôi Bôi (bẩn) Bác.
Ðây là lời thách đố, răn đe, cũng là lời khuyên chí tình: Ông bôi bẩn, nhục mạ tôi sẽ không thể bằng tôi nhục mạ lại ông đâu. Bởi vì Tôi là thằng mạt hạng, là đất nung – nhưng lương thiện, trong sáng mang bản chất quân tử. Còn ông tự xưng là ‘‘danh gia‘‘, là ‘‘đồ sứ qúy hiếm‘‘, sạch sẽ, sang trọng từ đầu đến chân nhưng lại là Ngụy quân tử, lừa đảo. Bên trong cái vẻ hào nhoáng bề ngoài kia, là sự thối nát, bẩn thỉu – được giấu giếm che đậy. Tôi mà nói huỵch toẹt, vạch ra, rồi bôi (bẩn), thiên hạ biết bác mới thiệt…
Bác có qúa nhiều thói xấu, tôi ”bôi” lên giấy, lên văn, thơ, lên khuôn nhạc, lên khung vải (vẽ), lên phim ảnh…thiên hạ biết… Bác mới ”phiền” ! Bởi vậy bác đừng làm việc dại dột: Bôi bẩn người. gắp lửa bỏ tay người trong khi ‘‘Chân mình thì cứt rê rê. Lại đi đốt đuốc soi lê chân người‘‘. Ðó là việc làm xấu xa bỉ ổi!.
Thậm chi, dân gian còn nói theo cách cường điệu: Tự Bôi, trát (Phân) – ‘‘ lên mặt‘‘ mình…
Ghép thêm chữ Bác vào thành Bôi Bác, lúc này tập hợp từ đã chuyển sang nghĩa khác rộng hơn: Nó chẳng những có nghĩa Ðen là ”bôi” mà còn hàm nghĩa Bóng – Chiết tự – (Bôi bác) – thóa mạ, nhục mạ danh dự đối tượng, trên phạm vi tư tưởng, nhân cách. Vế ra, ngoài việc làm người đọc hứng thú vì nghệ thuật chơi chữ hoàn chỉnh, còn nói lên ý nghĩa xã hội, tính khái quát sâu rộng… Hưởng ứng cuộc đối này có rất nhiều câu hay, xin chọn 2 câu điển hình.
Ông Tú Xuân đối lại như sau:
Nhà Vô địch cứ sợ Ðịch vô nhà.
Cũng bám theo câu của vế thách đối, vế đối của ông Tú Xuân gợi ra cho người thưởng thức suy nghĩ trước một vấn đề xã hội khác: ”Ông” luôn nói rằng ông là Nhất – ‘‘Lăm bơ oan – Nhà vô địch‘‘. Nhưng thực ra không phải vậy. Khi đem cọ sát với thực tế, bộc lộ rõ bản chất, người nghe kết luận: Ông chỉ nói phét !
Vế đối này làm người đọc liên tưởng tới câu chuyện Tiếu lâm: Có một ông kia vốn rất sợ vợ nhưng lại hay sĩ diện trước bạn bè. Một lần thấy ông bạn hàng xóm bị vợ ’’sạc’’ vì tội khi trời mưa, ’’ngại bẩn – sợ xui ’’ – đã không cất cho vợ quần lót. Có một ông thuộc cánh hẩu khác tới chơi, ông kia đem hành động của bạn nói lại, chê trách: Thằng cha thật kém. Nếu phải vào tay mình thi…
Đúng lúc vợ ông ta từ bên ngoài trở về thấy vậy trợn mắt hỏi:
- Nếu vào tay mình… thì sao?
- Thì mình… cất ngay… trước khi mưa – ông kia nói tỉnh bơ. Chị vợ lườm, nguýt… anh chồng ’’cụp’’ tai!
Nhưng – Tú Xuân đã gài ý so sánh… làm người đọc liên tưởng: Vào thời gian ‘’Kháng chiến chống Mĩ’’, người lãnh đạo cơ quan tuyên truyền cho’’lính’’ của mình quảng bá quan điểm: Chủ nghĩa các vị đang theo là Ngọn cờ Bách chiến bách thắng – Vô Địch Thiên Hạ (VĐTH)! Thế nhưng trên thục tế… vị VĐTH này lại (cứ) sợ Địch Vô (vào) trong nhà mình… Thế nhưng buồn thay: Chưa cần ‘’ địch thật’’ vào, chỉ cần’’địch giả’’, thậm chí chẳng có địch nào cả, chỉ có con dân các vị nói năng qúa thẳng… mà các VĐTH đã hoắng lên …run… rồi vội vã thực hiện’’ giết lầm hơn bỏ sót’’… là thế là bi kịch đã xẩy ra!
Như vậy, thực ra lời tuyên bố kia là gỉa tạo, chỉ’’Vô Địch’’ trên lời nói, là một loại võ… miệng !
xxx
Nhà thơ Hữu Loan thì đối lại câu này như sau:
Mày ăn Dân – hết nước – Dân ăn Mày .
Nếu mới nghe, cảm thấy vế đôi có vẻ lảng xa chủ đề. Nhưng liên tưởng tới chi tiết sau đây sẽ thấy vế đối này hoàn chỉnh một cách diệu kỳ: Trên sân khấu Chèo, Cải lương, Tuồng cổ, chúng ta nhìn thấy 2 anh hề. Mặt mũi, trang phục, động tác rất…hề! Hoạ sĩ hoá trang đã làm cho anh hề có cái miệng rộng đến gần mang tai, khi nói, khi làm động tác, miệng ngoác ra , trông anh ta thật hài hước, ngộ nghĩnh. Nhưng nghe họ ”mạn đàm thế sự” mới thấy sướng lỗ nhĩ.
Một anh than phiền bị quan trên chén ép đến ngạt thở, khó sống. Anh kia ngóac miệng cười – miệng rộng ra gần mang tai khiến người xem cũng cười hết cỡ… ”thợ mộc”. Anh kia an ủi bạn: Ðừng sợ. Hôm nay cá còn sống trong nước (ao, hồ), kiên rơi xuống nước – Cá ăn kiến! Ngày mai người ta tát ao, quăng cá lên mặt đất Kiến sẽ tơi thanh toán món nợ – Kiến ăn cá!
Bạn đọc nào đã sống ở nông thôn miền Băc thì rõ: Khi xưa, cứ gần tết nguyên đán, các nhà có ao thường tát ao, bắt cá vừa ăn tết, vừa tranh thủ lấy đáy ao cấy rau cần (vì dịp này có 3 tháng là mùa khô). Cá được bắt lên để trên mặt đất, chủ ao chuẩn bị chia phần cho mình và người tát thuê. Những đàn kiến các loại, đánh hơi thấy mùi tanh của cá, thế là: Kiến đen, Kiến Lửa, Kiến đất, Kiến cánh – ‘‘Bao nhiêu Kiến gió bay ra chia phần‘‘ (2) – Họ nhà kiến kéo nhau đến – ‘‘ăn cá‘‘. Những con kiến len, rúc qua vẩy chui vào ăn thịt khiên bọn cá dẫy đành đạch rồi chết đứ đừ. Khi chết mắt chúng mờ đi, bàng bạc… Dường như trước lúc ‘‘nhắm mắt‘‘, trước lúc cặp mắt chỉ còn đùng đục thủy tinh thể – chúng cố mở to mắt nhìn nhưng đã qúa muộn – chúng đã phải trả báo! Cũng trong cuộc ‘‘Dẫy đành đạch‘‘ này ,‘‘Cá ta‘‘ dùng thân đè nat hàng đàn Kiến, hoặc l àm cho Kíên văng tứ tung… nhưng ‘‘Kiến ta‘‘ không sờn. Trong ‘‘đấu tranh đây là trận cuối cùng‘‘ – Kiến đã thanh toán xong món nợ – chiến thắng!
Ðây hoàn toan là hiện thực khách quan!
Trong câu sấm truyền ”Kiến và Cá” – danh từ ẩn nghĩa đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 đã được đảo, thay nhau bằng đại từ nhân xưng (Dân) và (Mày) – Dân và Mày, đối diện trực tiếp thành cặp mà rất hay ở chỗ tác giả dùng Ðộng từ hết nước – làm vai trò liên từ – để nối với Dân và Mày. Liên từ ”hết nước” mang trọn vẹn hai nghĩa, mà nghĩa nào cũng khúc triết, mach lạc, lại trào lộng: – Mày ăn Dân, làm Dân chết – làm gì còn nước.
- Không còn nước – không có Quốc gia – thì dân làm gì có Nhà.
- Không có nhà thì đứng đường – đi ăn mày !
Nhưng vế đối buộc người nghe, người đọc phải liên tưởng, hiểu cả nghĩa khác:
- Mày ăn Dân (cá), làm Dân chết.
- Dân (cá) chết thì không còn nước (nước thối, ô nhiễm…không có sự sống).
- Không có nước , cá làm sao sống, thuyền làm sao bơi mà…’’đẩy thuyền lên’’ (Thơ Tố Hữu).
- Hết Biển hết Sông, Hồ. Không có Nước, Mày sẽ sống bằng gì – sống với ai? Ai nuôi ? Mày cứ tưởng ”ăn Dân” là ”được”, nhưng đó là hành động tự sát. ”Hết quan toàn dân – Quan nhất thời, Dân vạn đại” – Cái chết của Dân chính là sự ”Dân ăn lại” – Mày đó !
Mày ăn Tao thì đến lượt Tao sẽ ăn lại Mày thôi! Ðó chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa – là lẽ trời! Ðó cũng là lời tuyên chiến của những con Kiến bé nhỏ cần cù nhưng đông đúc, trước những con Cá to lớn – số ít, có chút lợi thế nhưng không bền vững. Thực tế từ ngàn đời đã chứng minh: Tất cả những chính thể tàn ác, hôn quân, bạo chúa – hại Dân, giết Dân, không được lòng Dân, sẽ chẳng tồn tại được lâu, bền. Trên thế gian này, bài học của các bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Hitler, Polpot v.v… – là minh chứng hùng hồn (3).
Cứ Mày (cá) ăn Tao (Dân) – rồi lại Tao (Dân) ăn Mày (cá) – Cá ăn Kiền rồi Kiến ăn Cá – lặp đi lặp lại, hư hư… thực thực… người ra Vế, người đối lại – đã chuyển tải được mục đích, ý đồ của mình và người đọc tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Câu đối hôm nay chỉ thuần ngôn từ Việt Ngữ nhưng nói được rất nhiều… hơn hẳn dùng Hán tự – phải chú giải dài dòng, phiền phức …
Câu đối Việt Nam ở thời Hậu Hiện Ðại không hề bị mai một!
Berlin, Nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
—————————————
Ghi chú:
(1) – Tú Sót tên thật Chu Thành. Tú Xuân tên thật Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sĩ Phu – tiến sĩ Sinh học…
(2) – Ðám ma bác giun – Thơ Trần Ðăng Khoa
(3) – Tần Thủy Hoàng được 1 đời. Hitler và Polpot chưa được một đời…
Đã có qúa nhiều ngưòi viết, nhiều cuốn sách về đề tài này mà điển hình là vào quý 2 năm 2006, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã cho ấn hành tuyển tập gồm 5000 Hoành phi – Câu đối. Trong bài viết nhỏ này chỉ xin nói về một số câu đối của một số ít nhà văn, các ’”hậu bối’’ đã có nhũng câu đối chẳng những không thua kém tiền nhân, ngược lại còn đắc dụng hơn vì đã ’’xông thẳng’’ vào các vấn đề gai góc, nhậy cảm đang bức xúc cả thời đại…
Trước hết, khảo sát câu đối của nhà thơ Chế Lan Viên (CLV):
Lúc sinh thời, Chế Lan Viên – Ngoài vai trò là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng – ông còn làm câu đối rất hay dù ít khi xuất hiện trên những trang báo xuân. Vào khoảng đầu những năm sáu mươi của thế kỉ 20, CLV từng nghe anh em nhà văn, nhân viên làm việc ở Báo Văn nghệ phàn nàn: Nhà thơ N.Đ, dạo này thường phát biểu rất dài ’’tra tấn’’ anh em, mỗi khi hội họp. Lại thường trích dẫn Lép Tôn xtôi (đại văn hào Xô viết)’’. Chế Lan Viên quyết định tìm cách “nhắc khéo’’ bạn. Nhân dịp năm mới, ông đến chúc tết N. Đ. Rượu, bánh chưng, thịt đông, dưa hành được dọn ra, hai ông vui vẻ thưởng thức hương vị tết cổ truyền. Nhớ tới mục đích… biết N.Đ rất ’’kiêu’’ trong lĩnh vực sáng tác câu đối, Chế Lan Viên ’’nhử mồi’’: Nghe nói ông rât thích câu đối, hay là chúng mình nhân tết cùng nhau thù tạc một đôi câu nhé, ông thấy sao?
Ô kê – N. Đ nói vẻ sảng khoái!
- Ông ra vế đi, CLV giục .
N.Đ trúng kế, hăng hái: Đó là ’’đất’’ dụng võ của tôi. Nhưng ra vế thì dễ, đối lại mới khó. Tôi chưa bao giờ bó tay trước những vế thách của các bạn, ông ra đề, tôi đối lại!
’’Cá đã cắn câu’’ – Chế Lan Viên nghĩ, mỉm cười, đáp: Vậy được. Dứt lời ông đọc:
Chắc tôn ông không bằng Lép Tôn xtôi.
- đoạn dơ tay ra hiệu – Xin mời!
N.Đ tiếp nhận vế ra nhưng ’’toát mồ hôi hột’’. Vì ông đã nghe nhiều phàn nàn của anh em trong cơ quan về mình, về chuyện Lép Tôn xtôi… Vế ra của Chế Lan Viên qúa đặc biệt: Toàn câu có 8 từ chia làm 2 mệnh đề được nối với nhau bằng liên từ làm tính từ so sánh (không bằng). Đây là lời thách thức có ngụ ý răn đe… . Phân tích câu ra đề:
Chắc đối với Lép
Tôn ông đối với Tôn xtôi.
- Tôn ông là đại danh từ khi xưa các trí thức quan trường dùng để xưng hô với nhau tỏ vẻ kính trọng. Còn Tôn xtôi lại là tên của đại văn hào Nga. Câu đối vừa mang nghĩa nhắc nhở, vừa khẳng định: Ông không thể sánh bằng nhà văn L.Tôn xtôi, bởi vậy không nên gắn mình với đại văn hào)!
- Trong dân gian, người ta thường coi hạt mẩy – là tốt, chắc, còn hạt xấu, hỏng – là lép. Thể hiện sự tốt xấu trong chọn lựa ngũ cốc (Lạc mẩy, Lạc lép, Thóc mẩy Thóc lép…)
Chế Lan Viên đã chơi chữ bằng cách dùng hay tính từ so sánh: Chắc – Lép! Người thưởng thức vẫn nhận rõ ý định ‘’nhắc khéo’’ bạn của tác giả…
Ngoài tính chiết tự ra, câu đối còn là lời tuyên bố, khuyên nhủ: Đừng lúc nào cũng dẫn Lep Tôn xtôi làm khổ tai anh em, đồng thời còn là lời cảnh cáo rất chí tình nhưng thâm thúy về trình độ, địa vị của 2 người… (khi đó CLV đã là cán bộ lãnh đạo, đại biểu Quốc hội… là nhà thơ nổi tiếng, còn NĐ chỉ là nhà thơ bình thường…). Rốt cuộc, Ông đồ – nhà văn N.Đ – không đối được vế ra, đành chào thua, cười xòa ’’tâm phục khẩu phục bạn gìa…
xxx
Một câu đối khác của 2 nhà văn – Ông gìa và Cô gái – cũng thú vị được giới văn nghệ sĩ Hà Thành truyền nhau đọc và… cười.
Sự thể như sau:
Nhân một cuộc họp của Ban Văn nghệ đài Tiếng nói Việt Nam mời các cộng tác viên làm Thơ về dự. Nữ thi sĩ H.N đến trước tiên, sau đó đến nhà thơ lão thành Trần Lê Văn. Ông vốn phóng khoáng, vui – nhìn H.N, than phiền: Tệ nạn đến họp chậm của người Việt đã trở thành căn bệnh cố hữu khó chữa. Qúa giờ hẹn họp mà mới chỉ có một ’’Hồng Nhan’’, một ’’Bạch Phát’’.
Trần thi sĩ nhìn H.N, chợt vụt đến… đùa, đọc:
Bạch phát phát hồng nhan.
Tiền bối TLV cứ tưởng câu đối sẽ làm cô gái chịu bó tay hay ít ra cũng phải lung túng, bởi vì câu vế ra chỉ có 5 từ , 4 từ là Hán văn :
- Bạch phát (tóc trắng, ông gìa)
- Hồng nhan (cô gái đẹp), được . Hai cụm từ nối với nhau bằng chữ Nôm – động từ ’’phát’ (đánh vào mông, hoặc ’’bắn’’…). Chẳng ngờ không cần nghĩ lâu Nữ sĩ H.N đọc luôn:
Hồng nhan can Bạch phát.
Vế ra đã hay nhưng hơi bị ’’Lẳng’’: Nghĩa chữ Hán: Bạch là trắng, Phát là tóc. Bạch phát nghĩa là Tóc trắng (ông già).
Phát còn có nghĩa chữ Hán là – bắn (bắn bách phát bách trúng). Còn nghĩa chữ Nôm – Phát là – đánh ( vào lưng, vào mông…) như bố mẹ thường dùng hành động này răn dạy con trẻ khi chúng hư, nhõng nhẽo – ’’Phát cho nó mấy cái vào mông cho chừa khóc nhè’’. Cánh trai trẻ ’’ngổ ngáo’’ dùng tràn cung mây từ ‘’phát’’ – ’’bắn’’ trong mọi lúc kể cả dùng cho chốn ’’phòng the’’ !…
Hồng Nhan là người đàn bà đẹp.
Câu đối ẩn nghĩa Nôm: Ông gìa ’’bắn’’… phát (đánh) vào… mông cô gái. Cũng tưởng chỉ đọc chơi, không nghĩ rằng cô gái trẻ trung xinh đẹp – Nữ sĩ H.N – có phản ứng nhanh, thông minh – đối lại rất chuẩn. (Hồng Nhan can Bạch Phát).
Nữ sĩ dùng nguyên 4 từ của người ra đề, đảo lại chủ từ, chỉ dùng một chữ’’ Can (gián)’’ của mình mà đã hóa giải vấn đề, đập đổ bức tường ngôn ngữ Hán văn của lão tứơng Trần Lê Văn –‘’vây’’, hòng chế ngự Hồng nhan, đánh vào chỗ yếu hay thẹn của nữ giới để – trêu trọc. Câu đối vừa nhanh, vừa chuẩn, chính xác nhưng không chua ngoa đanh đá. Nó như một lời can gián ông già ’’thích chơi trống bỏi’’: Thôi ông (gìa) ơi! ’’cháu’’ xin ông, can ông ! Ông mà ’’Bắn – phát’’, Hồng Nhan thì… quá nguy hiểm, chắc ông sẽ ‘’kềnh’’ sớm…thôi!
Bạch Phát – Trần Lê Văn – cười vang gật gù, tấm tắc: Hay! Bái phục’’hậu sinh khả ố (úy)’’!
xxx
Nhưng ấn tượng nhất về câu đối thời hiện đại phải kể – câu ra đề và đối lại của nhóm những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học: Hữu Loan (thơ) Tú Sót (văn) – Tú Xuân (khoa học) (1): Vế ra của ông Tú Sót như sau:
Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác.
Ðây là thủ pháp chơi chữ Quốc Ngữ thuần túy. Nắm vững nguyên tắc ”bất đảo” của chữ Việt hiện đại, ông Tú Sót đã chọn ra được 3 từ Bác Bôi Tôi để lập ra một ý khác sau khi đảo 2 từ cho nhau thành – Tôi Bôi Bác. Kết qủa của việc đảo này đã cho một tập hợp từ mới mang ý nghĩa mới – có hơi hướng, thoang thoảng giống vế ra bằng hỗn hợp Hán – Nôm của nữ sĩ trứ danh Ðoàn Thị Ðiểm: Da trắng vỗ Bì bạch!
Tiếng Việt ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam – dùng rộng rãi Ðại từ nhân xưng Bác (Ngôi thứ hai số ít hoặc thể kính trong), Tôi (Ngôi thứ nhất số ít). Bác – nếu ở vị tri trên thang bậc của bố mẹ mình (xưng là Cháu). Nếu ở vị trí ngang vai phải lứa ở tuổi trung niên tương ứng với mình (xưng là em, tôi). Có lúc giới trẻ cũng ”lạm dụng” đại từ Bác để xưng hô với nhau (xưng là tôi).
Bác bôi Tôi – có nghĩa là Ông, Anh, Mày (Bác) bôi (bẩn) tôi).
Bôi là động từ – làm vai trò vị ngữ. Tôi là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít làm vai trò bổ ngữ trực tiếp ở mệnh đề 1. Ðó là một câu đơn giản hoàn chỉnh: Bác bôi (bẩn) tôi, vùi dập tôi, thoá mạ tôi!
Khi đảo vị trí hai chữ Bác – Tôi (câu đơn giản thứ 2) – cho nhau, cấu trúc văn phạm của toàn câu phức tạp không thay đổi nhưng ý nghĩa của nó đã thay đổi – Bác Bôi (bẩn) Tôi – Không thể bằng Tôi Bôi (bẩn) Bác.
Ðây là lời thách đố, răn đe, cũng là lời khuyên chí tình: Ông bôi bẩn, nhục mạ tôi sẽ không thể bằng tôi nhục mạ lại ông đâu. Bởi vì Tôi là thằng mạt hạng, là đất nung – nhưng lương thiện, trong sáng mang bản chất quân tử. Còn ông tự xưng là ‘‘danh gia‘‘, là ‘‘đồ sứ qúy hiếm‘‘, sạch sẽ, sang trọng từ đầu đến chân nhưng lại là Ngụy quân tử, lừa đảo. Bên trong cái vẻ hào nhoáng bề ngoài kia, là sự thối nát, bẩn thỉu – được giấu giếm che đậy. Tôi mà nói huỵch toẹt, vạch ra, rồi bôi (bẩn), thiên hạ biết bác mới thiệt…
Bác có qúa nhiều thói xấu, tôi ”bôi” lên giấy, lên văn, thơ, lên khuôn nhạc, lên khung vải (vẽ), lên phim ảnh…thiên hạ biết… Bác mới ”phiền” ! Bởi vậy bác đừng làm việc dại dột: Bôi bẩn người. gắp lửa bỏ tay người trong khi ‘‘Chân mình thì cứt rê rê. Lại đi đốt đuốc soi lê chân người‘‘. Ðó là việc làm xấu xa bỉ ổi!.
Thậm chi, dân gian còn nói theo cách cường điệu: Tự Bôi, trát (Phân) – ‘‘ lên mặt‘‘ mình…
Ghép thêm chữ Bác vào thành Bôi Bác, lúc này tập hợp từ đã chuyển sang nghĩa khác rộng hơn: Nó chẳng những có nghĩa Ðen là ”bôi” mà còn hàm nghĩa Bóng – Chiết tự – (Bôi bác) – thóa mạ, nhục mạ danh dự đối tượng, trên phạm vi tư tưởng, nhân cách. Vế ra, ngoài việc làm người đọc hứng thú vì nghệ thuật chơi chữ hoàn chỉnh, còn nói lên ý nghĩa xã hội, tính khái quát sâu rộng… Hưởng ứng cuộc đối này có rất nhiều câu hay, xin chọn 2 câu điển hình.
Ông Tú Xuân đối lại như sau:
Nhà Vô địch cứ sợ Ðịch vô nhà.
Cũng bám theo câu của vế thách đối, vế đối của ông Tú Xuân gợi ra cho người thưởng thức suy nghĩ trước một vấn đề xã hội khác: ”Ông” luôn nói rằng ông là Nhất – ‘‘Lăm bơ oan – Nhà vô địch‘‘. Nhưng thực ra không phải vậy. Khi đem cọ sát với thực tế, bộc lộ rõ bản chất, người nghe kết luận: Ông chỉ nói phét !
Vế đối này làm người đọc liên tưởng tới câu chuyện Tiếu lâm: Có một ông kia vốn rất sợ vợ nhưng lại hay sĩ diện trước bạn bè. Một lần thấy ông bạn hàng xóm bị vợ ’’sạc’’ vì tội khi trời mưa, ’’ngại bẩn – sợ xui ’’ – đã không cất cho vợ quần lót. Có một ông thuộc cánh hẩu khác tới chơi, ông kia đem hành động của bạn nói lại, chê trách: Thằng cha thật kém. Nếu phải vào tay mình thi…
Đúng lúc vợ ông ta từ bên ngoài trở về thấy vậy trợn mắt hỏi:
- Nếu vào tay mình… thì sao?
- Thì mình… cất ngay… trước khi mưa – ông kia nói tỉnh bơ. Chị vợ lườm, nguýt… anh chồng ’’cụp’’ tai!
Nhưng – Tú Xuân đã gài ý so sánh… làm người đọc liên tưởng: Vào thời gian ‘’Kháng chiến chống Mĩ’’, người lãnh đạo cơ quan tuyên truyền cho’’lính’’ của mình quảng bá quan điểm: Chủ nghĩa các vị đang theo là Ngọn cờ Bách chiến bách thắng – Vô Địch Thiên Hạ (VĐTH)! Thế nhưng trên thục tế… vị VĐTH này lại (cứ) sợ Địch Vô (vào) trong nhà mình… Thế nhưng buồn thay: Chưa cần ‘’ địch thật’’ vào, chỉ cần’’địch giả’’, thậm chí chẳng có địch nào cả, chỉ có con dân các vị nói năng qúa thẳng… mà các VĐTH đã hoắng lên …run… rồi vội vã thực hiện’’ giết lầm hơn bỏ sót’’… là thế là bi kịch đã xẩy ra!
Như vậy, thực ra lời tuyên bố kia là gỉa tạo, chỉ’’Vô Địch’’ trên lời nói, là một loại võ… miệng !
xxx
Nhà thơ Hữu Loan thì đối lại câu này như sau:
Mày ăn Dân – hết nước – Dân ăn Mày .
Nếu mới nghe, cảm thấy vế đôi có vẻ lảng xa chủ đề. Nhưng liên tưởng tới chi tiết sau đây sẽ thấy vế đối này hoàn chỉnh một cách diệu kỳ: Trên sân khấu Chèo, Cải lương, Tuồng cổ, chúng ta nhìn thấy 2 anh hề. Mặt mũi, trang phục, động tác rất…hề! Hoạ sĩ hoá trang đã làm cho anh hề có cái miệng rộng đến gần mang tai, khi nói, khi làm động tác, miệng ngoác ra , trông anh ta thật hài hước, ngộ nghĩnh. Nhưng nghe họ ”mạn đàm thế sự” mới thấy sướng lỗ nhĩ.
Một anh than phiền bị quan trên chén ép đến ngạt thở, khó sống. Anh kia ngóac miệng cười – miệng rộng ra gần mang tai khiến người xem cũng cười hết cỡ… ”thợ mộc”. Anh kia an ủi bạn: Ðừng sợ. Hôm nay cá còn sống trong nước (ao, hồ), kiên rơi xuống nước – Cá ăn kiến! Ngày mai người ta tát ao, quăng cá lên mặt đất Kiến sẽ tơi thanh toán món nợ – Kiến ăn cá!
Bạn đọc nào đã sống ở nông thôn miền Băc thì rõ: Khi xưa, cứ gần tết nguyên đán, các nhà có ao thường tát ao, bắt cá vừa ăn tết, vừa tranh thủ lấy đáy ao cấy rau cần (vì dịp này có 3 tháng là mùa khô). Cá được bắt lên để trên mặt đất, chủ ao chuẩn bị chia phần cho mình và người tát thuê. Những đàn kiến các loại, đánh hơi thấy mùi tanh của cá, thế là: Kiến đen, Kiến Lửa, Kiến đất, Kiến cánh – ‘‘Bao nhiêu Kiến gió bay ra chia phần‘‘ (2) – Họ nhà kiến kéo nhau đến – ‘‘ăn cá‘‘. Những con kiến len, rúc qua vẩy chui vào ăn thịt khiên bọn cá dẫy đành đạch rồi chết đứ đừ. Khi chết mắt chúng mờ đi, bàng bạc… Dường như trước lúc ‘‘nhắm mắt‘‘, trước lúc cặp mắt chỉ còn đùng đục thủy tinh thể – chúng cố mở to mắt nhìn nhưng đã qúa muộn – chúng đã phải trả báo! Cũng trong cuộc ‘‘Dẫy đành đạch‘‘ này ,‘‘Cá ta‘‘ dùng thân đè nat hàng đàn Kiến, hoặc l àm cho Kíên văng tứ tung… nhưng ‘‘Kiến ta‘‘ không sờn. Trong ‘‘đấu tranh đây là trận cuối cùng‘‘ – Kiến đã thanh toán xong món nợ – chiến thắng!
Ðây hoàn toan là hiện thực khách quan!
Trong câu sấm truyền ”Kiến và Cá” – danh từ ẩn nghĩa đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 đã được đảo, thay nhau bằng đại từ nhân xưng (Dân) và (Mày) – Dân và Mày, đối diện trực tiếp thành cặp mà rất hay ở chỗ tác giả dùng Ðộng từ hết nước – làm vai trò liên từ – để nối với Dân và Mày. Liên từ ”hết nước” mang trọn vẹn hai nghĩa, mà nghĩa nào cũng khúc triết, mach lạc, lại trào lộng: – Mày ăn Dân, làm Dân chết – làm gì còn nước.
- Không còn nước – không có Quốc gia – thì dân làm gì có Nhà.
- Không có nhà thì đứng đường – đi ăn mày !
Nhưng vế đối buộc người nghe, người đọc phải liên tưởng, hiểu cả nghĩa khác:
- Mày ăn Dân (cá), làm Dân chết.
- Dân (cá) chết thì không còn nước (nước thối, ô nhiễm…không có sự sống).
- Không có nước , cá làm sao sống, thuyền làm sao bơi mà…’’đẩy thuyền lên’’ (Thơ Tố Hữu).
- Hết Biển hết Sông, Hồ. Không có Nước, Mày sẽ sống bằng gì – sống với ai? Ai nuôi ? Mày cứ tưởng ”ăn Dân” là ”được”, nhưng đó là hành động tự sát. ”Hết quan toàn dân – Quan nhất thời, Dân vạn đại” – Cái chết của Dân chính là sự ”Dân ăn lại” – Mày đó !
Mày ăn Tao thì đến lượt Tao sẽ ăn lại Mày thôi! Ðó chu kỳ tuần hoàn của tạo hóa – là lẽ trời! Ðó cũng là lời tuyên chiến của những con Kiến bé nhỏ cần cù nhưng đông đúc, trước những con Cá to lớn – số ít, có chút lợi thế nhưng không bền vững. Thực tế từ ngàn đời đã chứng minh: Tất cả những chính thể tàn ác, hôn quân, bạo chúa – hại Dân, giết Dân, không được lòng Dân, sẽ chẳng tồn tại được lâu, bền. Trên thế gian này, bài học của các bạo chúa Tần Thủy Hoàng, Hitler, Polpot v.v… – là minh chứng hùng hồn (3).
Cứ Mày (cá) ăn Tao (Dân) – rồi lại Tao (Dân) ăn Mày (cá) – Cá ăn Kiền rồi Kiến ăn Cá – lặp đi lặp lại, hư hư… thực thực… người ra Vế, người đối lại – đã chuyển tải được mục đích, ý đồ của mình và người đọc tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Câu đối hôm nay chỉ thuần ngôn từ Việt Ngữ nhưng nói được rất nhiều… hơn hẳn dùng Hán tự – phải chú giải dài dòng, phiền phức …
Câu đối Việt Nam ở thời Hậu Hiện Ðại không hề bị mai một!
Berlin, Nhâm Thìn 2012
© Lê Xuân Quang
© Đàn Chim Việt
—————————————
Ghi chú:
(1) – Tú Sót tên thật Chu Thành. Tú Xuân tên thật Nguyễn Xuân Tụ, bút danh Hà Sĩ Phu – tiến sĩ Sinh học…
(2) – Ðám ma bác giun – Thơ Trần Ðăng Khoa
(3) – Tần Thủy Hoàng được 1 đời. Hitler và Polpot chưa được một đời…
- -
-
-
--
-
Kinh Dịch: có nguồn gốc từ Việt Nam -
Trả lờiXóahttp://vietbao.vn/Khoa-hoc/Kinh-Dich-di-san-sang-tao-cua-Viet-Nam/45126008/188/--