Có những cái nhầm lẫn chết người đâu chỉ đơn giản từ lông chim sẻ thành lông ngỗng trời ... Có những cái không ai hiểu là gì mà ....QĐND - Có chú chim sẻ đứng rỉa lông trên bụi tầm xuân. Một chiếc lông tơ của chú vô tình rớt xuống, đậu trước cổng cung điện của Nhà vua Cóc.
Mấy anh lính Cóc gác cổng nhìn thấy, trầm trồ:
- Tuyệt vời! Tớ chưa thấy thứ gì mềm mại, tinh xảo, đẹp đẽ đến thế!
- Lại phảng phất mùi thơm của nắng gió, hoa cỏ.
- Còn tớ thì cam đoan với các cậu, đây là vật thể lạ rơi xuống từ một hành tinh xa xôi.
Bàn tán mãi, rốt cuộc cũng không ai biết đấy là vật gì. Mấy anh lính bèn đem chiếc lông chim vào dâng lên vua Cóc.
Vua
Cóc ngắm nghía chiếc lông chim hồi lâu. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ,
khi đã trở thành chúa tể của vương quốc Cóc, ngài vẫn chưa từng bước
chân ra khỏi cung điện. Vì thế, ngài cũng không thể đoán ra nguồn gốc
của cái vật lạ lùng dễ thương kia. Ngài bèn cho mời quan Hàn lâm viện
học sĩ Cóc Tía vào để hỏi.
Quan
Hàn lâm viện học sĩ là người thông kim bác cổ nhất trong vương quốc. Cả
vương quốc có 3 bồ sách thì ngài đã đọc hết 2 bồ rưỡi. Vậy mà khi nhìn
thấy chiếc lông chim, ngài cũng không giấu nổi vẻ ngạc nhiên. Ngài ngậm
chặt miệng. Hai bên mang phập phồng. Ngài đang cố gắng nhớ lại những
kiến thức đã học được trong sách vở.
- Muôn tâu bệ hạ - Cóc Tía trịnh trọng tâu lên - Nếu thần không nhầm thì đấy chính là thông điệp của một loài chim.
- Thông điệp à? Có phải nhà ngươi muốn nói… Vua của một đất nước xa xôi nào đó đã gửi thư cho ta?
-
Không hẳn thế, thưa bệ hạ. Ý thần là có một loài chim đã bay qua bầu
trời của vương quốc Cóc, và họ thả vật này xuống thay cho lời chào, lời
chúc mừng tốt đẹp nhất gửi đến bệ hạ và thần dân cả nước.
Vua Cóc nghe nói hài lòng ra mặt. Chỉ còn một điều duy nhất ngài chưa biết:
- Thế theo ngươi, đấy là loài chim gì?
-
Thưa, đấy là loài ngỗng trời - Cóc Tía quả quyết - Bách khoa toàn thư mô
tả loài chim đó cổ dài, có giọng kêu khàn đục, mùa đông bay từng đàn về
phương nam tránh rét. Chúng phải bay qua rất nhiều đất nước, rất nhiều
phố phường, làng mạc, những cánh rừng, những dòng sông…
- Ôi!
Quý hóa quá, quý hóa quá! - Vua Cóc tụt từ trên ngai vàng xuống, không
nén nổi xúc động - Một loài chim cao quý và dũng mãnh như thế đã gửi tới
chúng ta bức thông điệp của tình hữu nghị!
Đức
vua tiếp tục thể hiện niềm phấn khích của mình bằng cách nghiến răng ken
két. Các quan cùng binh lính trong triều đình lập tức nghiến răng theo.
Cả cung điện tràn ngập thứ âm nhạc ghê tai của loài cóc, khiến ông Trời
giật mình trút xuống một trận mưa lớn. Sau đó, Nhà vua Cóc và quần thần
trịnh trọng đưa chiếc lông chim vào đặt trong viện bảo tàng quốc gia.
Chiếc lông chim sẻ đã biến thành chiếc lông ngỗng trời.
Sự nhầm lẫn đáng yêu ấy có thể do quan Hàn lâm viện học sĩ Cóc Tía chưa kịp đọc hết sách.
Đôi khi những điều tương tự như thế vẫn thường xảy ra!
Truyện ngắn của Trần Đức Tiến-Chiếc lông ngỗng trời
No!
Trả lờiXóaChuyện đâu chỉ có dzậy?
Con sẻ đó là một Biệt động của nước Sẻ. Trong khi vua tôi nhà Cóc lo xây cai nhà để “lưu niêm” cái lông vịt trời, bọn Sẻ đã thám thính xong nước Cóc.
Hai năm sau, hàng triệu Sẻ bay rợp trời nước Cóc, ăn sạch cỏ cây, thóc gạo, muỗi, côn trùng…Cóc chết đói, con nào còn sống, bị Sẻ rỉa cho đến khi hát “muôn năm”.