Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Nghệ sĩ cần lên tiếng việc nước?

Lê Diễn Đức

viết cho BBCVietnamese.com từ Warsaw

Liên tưởng tới Việt Nam

Sự kiện Đảng và nhà nước Việt Nam đưa ra đề án cho Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên đã và đang làm chấn động dư luận người Việt.

Hy vọng những người nghệ sĩ Việt Nam hôm nay còn nhớ lời, sẽ biết nói và lên tiếng...

Lê Diễn Đức

Ý thức được hậu quả nghiêm trọng của đề án này đối với môi sinh và an ninh của đất nước, gần một ngàn trí thức Việt Nam trong và ngoài nước đã gửi thỉnh thư lên quốc hội Việt Nam.

Những đề nghị của họ biểu hiện sự quan tâm đặc biệt đến vận mệnh tương lai của dân tộc.

Họ đã làm theo tiếng gọi của lương tri và trách nhiệm.

Như Adam Michnik, một trong những cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan đã nói: "Đối với người trí thức thì chính trị là lựa chọn mang tính đạo đức. Người trí thức bước vào chính trị là để lấy sự thật chống lại dối trá của bộ máy, lấy sức mạnh của niềm tin chống lại thói vô nguyên tắc của bộ máy".

Thế nhưng, điểm qua danh sách những người ký tên phản đối vụ bauxite, tôi thấy vắng bóng hoàn toàn những người thuộc lĩnh vực ca nhạc, điện ảnh, sân khấu, thời trang.

Không có một nghệ sĩ nhân dân hay ưu tú nào. Không thấy những giọng ca vàng. Không có hoa hậu kiều diễm nào với lời hứa hẹn ấn tượng khi nhận vương miện. Không một nhà tạo mode nào trong và ngoài nước.

Theo tôi biết, cho đến giờ này không có cả Đặng Thái Sơn, người đoạt giải nhất cuộc thi International Frédéric Chopin Festival 1980, đồng nghiệp của Zimerman.

Họ không biết hay họ vô cảm trước số phận của mảnh đất Tây Nguyên?

Mới ngày nào trong cuộc kháng chiến họ còn say sưa hát:

"Tây Nguyên hỡi, lòng nhớ anh em chờ, như đá bên bờ suối, dẫu nước cuốn không rời, bến bờ đâu anh ơi, có thương nhau xin nhớ lời..."

Hy vọng những người nghệ sĩ Việt Nam hôm nay còn nhớ lời, sẽ biết nói và lên tiếng, ít nhất không phải với tư cách của nghệ sĩ thì của con người, như Krystian Zimerman đã nói.

Nếu không thì đất nước chúng ta bất hạnh thật.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo Lê Diễn Đức, hiện sống tại Ba Lan. Bài cùng được đăng trên weblog http://ledienduc.wordpress.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét