hongbagai thử tìm hiểu về Malaysai, đây chỉ là bản nháp nên không trích dẫn và đăng lại. Nếu được chỉ dạy thêm thì rất mừng ..
Quá trình hình thành một nước Malaysia hiện đại và sự điều hành của liên minh chính phủ Mặt trận Quốc gia (NF) đã dẫn tới việc Malaysia phát triển thành một hệ thống chính trị lưỡng cực mang đặc tính của cả dân chủ và chuyên chế.
Điều này cũng đã kìm hãm và khiến cho xã hội dân sự tại Malaysia trở nên khá yếu. Các quyền tự do dân chủ như tự do ngôn luận, tự do hội họp và tổ chức chính trị bị hạn chế và bị điều tiết. Chính phủ liên tục hạn chế những quyền công dân giảm nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực giữa các nhóm sắc tộc. Các biện pháp độc tài như tra tấn tuy không được sử dụng, nhưng đôi khi chính quyền cũng bắt giam các nhà hoạt động đối lập để hạn chế những đối kháng chính trị.
Cho dù chính phủ Malaysia đã hạn chế sự phát triển của các lực lượng đối lập, chính phủ cũng không hoàn toàn cản trở sự phát triển của xã hội dân sự.
NGOs vẫn hoạt động tại Malaysia, tiếng nói của các tổ chức này trong một số vấn đề - như tình trạng dân chủ, vi phạm quyền con người, hạn chế tự do báo chí, và phủ nhận các quyền văn hóa có vai trò rất quan trọng. “Phong trào tỉnh thức dân tộc”, “Đạo Hồi Angkatan Belia”, và “Hiệp hội các ban trường học người Hoa” là những ví dụ về các thể chế NGO như vậy. Vai trò của các tổ chức NGO này đã gây được sự chú ý khi những tổ chức này bị chính phủ gắn cho những nhãn hiệu tiêu cực như là ‘chống đối sự phát triển’ hay ‘nhận tài trợ của nước ngoài’ với ‘những động cơ bí ẩn’.
Không giống như những đảng phái đối lập, các tổ chức dân sự đối lập với chính quyền này hoàn toàn không có những phương tiện chính trị chính thức để trực tiếp thách thức sự thống trị của chính quyền.
Nhìn chung, xã hội dân sự tại Malaysia đã không thành công trong việc thách thức vị trí độc tôn của các thể chế nhà nước. Cho dù các đảng chính trị đối lập và chức năng xã hội dân sự trong các khu vực xã hội có khác, những lực lượng này đã tìm được một nền tảng chung trong hoạt động chống đối chính quyền bằng cách ủng hộ và hỗ trợ quyền con người và phát triển một chế độ dân chủ.
Hoạt động của các tổ chức XHDS tại Malaysia và Thái Lan bị giới hạn trong các hoạt động an sinh XH, nhưng bị hạn chế khắt khe trong các hoạt động đấu tranh vì nhân quyền.
Hoạt động của các tổ chức XHDS tại Malaysia bị kiểm soát và bị hạn chế, nhất là trong năm 2007 trước cuộc bầu cử toàn quốc năm 2008. Việc đăng ký hoạt động bị hạn chế. Tháng 6 2007, hai nhà hoạt động của nhóm nhân quyền Suaram đã bị bắt trong khi rải các tờ rơi tại Johor Bahru nhằm mục đích hỗ trợ cho Ủy ban Độc lập Giúp đỡ người khiếu nại và nạn nhân của các hành vi sai trái của cảnh sát - Independent Police Complaints and Misconduct Commission. Luật Phát triển Thanh Niên và Xã Hội Tuổi Trẻ năm 2007 cũng đòi hỏi các nhóm thanh niên phải đăng ký với Bộ Thanh Niên và Thể Thao. Hiệp hội sinh viên cũng bị cấm tham gia các hoạt động chính trị và phải đăng ký hoạt động theo Luật các trường Cao học - University Colleges Act.
Số lượng người lao động tham gia các tổ chức công đoàn tại Malaysia cũng đã giảm, từ 9,3% trong năm 1995 xuống còn 7,8% trong năm 2006 (Freedom House, 2008). Đại Hội Công đoàn Malaysia (MTUC) cũng đã tổ chức một số cuộc mít tinh trong năm 2007 để thông qua luật mức lương tối thiểu, nhưng không thành công. Theo Điều luật Công Đoàn năm 1959, một số người lao động không được phép tham gia công đoàn, như công nhân trong các nhà máy điện tử (ngành công nghiệp lớn nhất của Malaysia) và công nhân thuộc các ngành dịch vụ công cộng.
Những sửa đổi về quyền người lao động đã được đưa ra trong năm 2007 trong cả Điều luật Công Đoàn (TUA) và Quan hệ Công Nghiệp (IRA). Nhưng những sửa đổi trong IRA đã hạ thấp mức trần bồi thường cho các vụ kiện chấm dứt lao động sai trái, và sửa đổi TUA đã đưa ra thêm những đòi hỏi về thủ tục đối với các tổ chức công đoàn.
Theo Điều luật Việc làm 1955, người lao động di cư không được tham gia công đoàn. Điều khoản lao động trói buộc họ với một chủ lao động duy nhất dễ tạo ra những lạm dụng lao động, khiến cho họ lo sợ bị trục xuất nếu họ than phiền về chủ lao động. Những sửa đổi luật pháp năm 2007, tiếp tục trói buộc người lao động vào nơi làm việc và làm tăng tính nhạy cảm trong lạm dụng lao động. Các cuộc biểu tình của lao động di cư trước đây thường khiến họ bị trục xuất. Tháng 2 2006, một vài người lao động di cư Ấn Độ đã bị cảnh sát đánh đập trong một cuộc biểu tình ngoài lãnh sự quán Ấn Độ trong nỗ lực tìm kiếm sự giúp đỡ vì bị lạm dụng lao động và không được trả lương. Tháng 11 2007, Lực lượng hành động vì quyền người Hindu (Hindu Rights Action Force -HINDRAF) đã cố gắng trình một bản ghi nhớ về phân biệt đối xử với người Ấn Độ bản xứ tới lãnh sự quán Anh. Bất ổn gia tăng trong nhiều năm qua trong cộng đồng người Malaysia gốc Ấn, do những phân biệt tôn giáo và đối xử đặc quyền cho người Malays bản xứ trên thị trường lao động. 3 nhà lãnh đạo HINDRAF đã bị bắt và bị kết tội xúi giục nổi loạn. Dù vậy, khoảng 40000 người đã biểu tình tại Kuala Lumpur, và cảnh sát đã phải sử dụng hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. 400 người bị bắt và 99 người bị kết tội tụ tập phi pháp. Thủ tướng Badawi đã đe dọa bỏ tù những người biểu tình mà không cần xét xử, và các nhà lãnh đạo HINDRAF phải rời khỏi Malaysia sau cuộc biểu tình. Cuối cùng, 5 nhà lãnh đạo tổ chức này đã bị bắt vì ảnh hưởng tới an ninh quốc tế.
Có thể thấy tính sắc tộc rõ nét trong XHDS Malaysia, với các đảng phái tôn giáo cũng như các liên minh đảng phái.
------
Ngày 03/04/2009, Malaysia có thủ tướng mới là ông Najib Razak. Nhân vật này được đảng cầm quyền UMNO tín nhiệm, nhưng bị tình nghi dính líu vào nhiều vụ tai tiếng buôn bán vũ khí, tham nhũng và sát nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét