Thứ Hai, 16 tháng 3, 2009

"Hội nhậu" - một vấn đề xã hội nhức nhối

http://www.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2009/3/110359.cand

17:15:00 15/03/2009
Những năm đầu của thế kỷ XXI, những "hội nhậu" của các tỷ phú chân đất ở khu vực quận 9, Thủ Đức thường quanh quẩn ở các quán nhậu, bia ôm ở địa phương. Còn nay, những người giàu có mới đã cảm thấy quán xá ở địa phương đã không còn đủ "đẳng cấp" cho những cuộc chơi của họ. Nơi nhậu phải là những nhà hàng sang trọng ở nội thành, nơi có tiếp viên "chân dài" và sẵn sàng phục vụ "từ A đến Z".

Họ - một bên là tập hợp những người "nghèo rớt mồng tơi", một bên là tỷ phú với số tài sản hàng chục tỷ đồng nhưng họ có cùng điểm chung là lập thành "hội nhậu" say sưa suốt ngày mà chẳng làm gì. Vì sao lại có chuyện lạ lùng như vậy?
ừ "hội nhậu bình dân"

Chỉ hơn 3h sáng, ông Bảy, ngụ ở ấp 5, xã Đông Thạnh (Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) đã thức giấc. Mới bước sang tuổi 53 nhưng trông ông Bảy như một cụ già bảy mươi, người gầy guộc, lưng còng, tay chân run bần bật khi chưa uống rượu.
Ngày trước, ông Bảy có gần 1ha đất trồng lúa nên mỗi sáng ông đều thức dậy để ra đồng. Còn bây giờ, thửa đất của gia đình ông đã trở thành khu "ổ chuột", nhà cửa thấp lè tè, đường sá nắng bụi mưa lầy.

Nguyên do là trước đây vào năm 2000, khi cơn sốt đất lên đến đỉnh điểm, thấy nghề làm nông cực khổ, ông đem đất ruộng phân lô rồi bán hết với hy vọng sẽ được đổi đời từ nhiều tỷ đồng có được từ bán đất. Tự dưng có số tiền lớn trong tay, để bù lại những ngày khổ cực, ông tập tành ăn chơi, nhậu nhẹt như thể một đại gia.

Vợ ông, từ lúc có rủng rỉnh tiền cũng bắt đầu chưng diện quần nọ, áo kia dù tuổi cũng không còn trẻ nữa. Bạt mạng nhất là hai đứa con trai của ông, vòi tiền cha mẹ để mua sắm xe cộ, ăn chơi trác táng.

Chẳng bao lâu sau, gia đình ông tán gia bại sản, một đứa con dính vào ma túy và hiện đã bỏ nhà đi đâu không rõ. Đứa còn lại giờ phải đi làm phụ hồ để tự mình nuôi sống bản thân. Vợ ông thì ngày ngày thức khuya dậy sớm sang chợ đầu mối Hóc Môn mua ít rau về đem bán ở chợ làng.

Riêng ông, vì buồn tình thường xuyên nhậu nhẹt bê tha, sức khỏe sa sút nên chẳng thể đi làm thuê, làm mướn.
...........
Đến "hội nhậu hạng sang"

Tuy cơn sốt đất ở ngoại thành đã hạ nhiệt từ hơn 1 năm nay nhưng những tỷ phú nông dân từ tiền bán đất thì vẫn còn số lượng khá nhiều. Và những "công tử Bạc Liêu" đã tập họp thành những nhóm nhậu "đại gia", tiêu tiền như nước.

Như nhóm nhậu của T.Q. ở Hiệp Thành (quận 12), tập hợp khoảng 5-6 người "có máu mặt" (về đất đai) gần như có mặt hàng ngày ở các quán nhậu có tiếng ở quận 12. Nhóm này thường xuyên uống rượu ngoại hoặc bia Heneiken theo phương thức xoay tua trả tiền nhậu.
.....
Và những vấn đề xã hội nhức nhối

Ở TP Hồ Chí Minh hầu như bất kỳ con đường, ngõ ngách nào cũng có quán nhậu. Người tham gia nhậu thì rất đông đảo và đủ mọi thành phần. Lý do nhậu thì vui cũng có, buồn cũng có và lúc không vui không buồn cũng… nhậu!

Tuy nhiên, "hội nhậu" mà chúng tôi phản ánh ở đây nó cũng hoàn toàn khác với "hội nhậu" là tập hợp những người làm ăn kinh tế, nhậu để ngoại giao, để bàn tính chuyện làm ăn hay "hội nhậu" là các đại gia thực thụ có nhà cửa, văn phòng cho thuê, có vợ con buôn bán ổn định hoặc những người lao động nghèo lai rai sau một ngày lao động mệt nhọc để tìm chút niềm vui bên ly rượu. Mà "hội nhậu" này nó thể hiện nhiều vấn đề xã hội nhức nhối phát sinh trong quá trình đô thị hóa.

Chẳng hạn như ở "hội nhậu bình dân", qua khảo sát thực tế các đối tượng tham gia hội hầu hết thuộc diện KT2 (khoảng hơn 600.000 nhân khẩu), trong đó phần đông là những hộ ở nội thành chuyển đến vùng ven, ngoại thành sinh sống.

Có nhiều lý do của sự di chuyển này, nhưng hai nguyên nhân chính là thuộc diện giải tỏa ở nội thành và có nhà cửa ở nội thành nhưng cho thuê hoặc thích ra ngoại thành sống cho rộng rãi, thoáng mát. Thế cho nên, ở các khu dân cư nằm trong qui hoạch và các biệt thự, nhà vườn nằm rải rác ở vùng ven, ngoại thành phần đông chủ nhân là những người giàu có đến từ nội thành. Ngược lại, người thuộc diện giải tỏa thì tạo thành những khu nhà ổ chuột của hiện tại và tương lai.

Do phần đông các hộ KT2 đều xuất thân từ thành phần lao động nghèo, nhà ở các khu ổ chuột, ven kênh rạch, nguồn sống chủ yếu là làm thuê, mua bán nhỏ nên trình độ văn hóa khá thấp và không có tay nghề. Nên khi nhà bị giải tỏa và trôi dạt về ngoại thành, họ rất khó tìm cho mình một việc làm ổn định. Từ đây, phát sinh ra chuyện nhậu nhẹt, đánh đề và làm những nghề phi pháp.

Còn "hội nhậu hạng sang" nổi lên từ năm 1999, tức vào thời điểm UBND TP Hồ Chí Minh chủ trương cho thí điểm dự án nhà ở phân lô hộ lẻ (chủ trương này sau đó đã bị tạm ngưng và hậu quả mà nó gây ra đến nay vẫn chưa giải quyết xong) vì ngay sau đó đã xảy ra cơn sốt đất ở vùng ven, ngoại thành.

Giá đất từ 1 chỉ vàng/công (1.000m2) bỗng chốc vọt lên hàng chục lượng vàng/công, nông dân thi nhau bán đất và trở thành tỷ phú và lao vào ăn chơi.

Để rồi ngày hôm nay, những S.Q. ở cù lao Long Phước (quận 9) được mệnh danh là "công tử Bạc Liêu" (nổi đình nổi đám ở kiểu chơi ngông là đứa nào ở trong xóm gọi ông là "công tử" ông cho ngay 1 gói thuốc 555); B.H. ở quận Thủ Đức (từng "boa" cho gái bia ôm chiếc Dream Thái), T.Tr. ở quận 12 (có tiền mua ngay cho 4 đứa con trai mỗi đứa 1 chiếc SH màu đỏ)… đều đã tán gia bại sản và phải đi làm thuê làm mướn.

Kết cục ấy nó như một tất yếu - một bài học cho những người đi sau. Đáng buồn là vết xe đổ ấy người sau vẫn chưa tránh được mà có chiều hướng lan rộng ra miệt ngoại thành ở các huyện như Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi…

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, "hội nhậu bình dân" hay "hội nhậu hạng sang" ở đây không chỉ đơn thuần là "nhậu" nữa mà đã là một vấn đề xã hội phát sinh từ quá trình đô thị hóa mà hai "nạn nhân" phải gánh chịu là người nông dân và dân lao động nghèo. Tuy nhiên, trước hết người đáng trách ở đây chính là các "hội viên" vì họ đã thiếu nghị lực để "vượt lên chính mình"; không nghĩ đến tương lai khi ăn chơi bạt mạng.

Nhưng vấn đề ở đây là làm sao để họ thức tỉnh trước khi quá muộn để dành thời gian, tiền bạc lo cho bản thân, gia đình và xã hội?

Đó là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của ban, ngành, đoàn thể địa phương trong việc vận động, tuyên truyền, quan tâm giúp đỡ vốn liếng, việc làm cho người nghèo và kịp thời uốn nắn, chỉ dẫn cách làm ăn cho các tỷ phú nông dân…

Rất tiếc là công tác này từ trước đến nay chưa được các địa phương quan tâm, thậm chí khi chúng tôi đặt vấn đề, lãnh đạo của một phường còn bảo "tiền họ họ xài làm sao mà cản?"!
----------------
Nhớ câu 'dân mình còn ỷ lại lắm'. Vậy chuyện này thì nghĩ sao :
Dân tự lập...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét