Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

Chiếc Lá - Quan Dương

Chiếc xe gã đang lái đi làm hằng ngày là chiếc Honda đời 83 đã over miles. Gã tơi tả, chiếc xe còn tơi tả hơn gã. Thế mà gã và xe cứ lê lết tấm thân tàn hết ngày này qua tháng nọ không hề đau yếu một lần. Không hề đau yếu không có nghĩa là hoàn toàn khoẻ mạnh. Chiếc xe cứ thế mà khật khù mỗi lần gã leo lên, cũng như gã cứ thế mà lừng khừng trôi vào cuộc sống. Ðến độ buồn chán. Ðôi lúc đang trên đường gã mong một chiếc bạt mạng nào tông vào đít xe của gã cho rồi. Biết đâu chừng là cái cớ nằm vạ để bắt đền, và cũng biết đâu chừng nhờ đó gã mới có dịp mua một chiếc xe khác khá hơn.

Vào một buổi chiều trong khi gã đang đợi đèn đỏ ở một góc ngã tư, thì bỗng rầm một tiếng phía sau. Như vậy là xe gã đã được tông. Gã mỉm cười khoái chí, cái ngày này gã đã mong đợi từ lâu. Cuối cùng cũng đã có một con nhạn sa lưới. Không biết con nhạn nào đây? Trẻ, già, trai, gái, lớn, bé? Gã tà tà bước xuống, thầm mong sao chiếc xe mình thật thê thảm để tăng thêm phần gây áp lực về phía đối phương. Chiếc xe quả thê thảm thật, nhưng kẻ gây ra tai nạn không thê thảm chút nào. Cô gái ngồi tỉnh bơ trên chiếc xe của mình.. Dân số người Mỹ trên 200 triệu, dân Việt Nam chiếm chưa đến tỷ lệ 1%, cô gái lại là người Việt Nam. Gã hơi thất vọng, người Việt Nam nổi tiếng liều mạng, gan góc không dễ gì bắt chẹt . Gã chắc lưỡi, trong cái hên vẫn còn cái xui.
- Hình như cô đã tông vào xe tôi?
- Tông rõ ràng chứ còn hình như gì nữa.
- Như vậy là cô phải đền?
- Ðương nhiên!
Cô gái mở cữa bước xuống. Khi cô gái bước xuống xe, không hiểu sao mọi ý đồ của gã tiêu tan trong chớp mắt. Gã trố mắt nhìn. Cô gái đầy khoan thai và hấp dẫn.
- Ông muốn đền bao nhiêu?
Tự nhiên gã lắc đầu:
- Chuyện nhỏ thôi, bỏ qua đi.
- Bỏ qua đâu được, xe ông tan nát thế kia?
- Kệ nó đừng để ý đến. Nó cũng đã cũ lắm rồi.
Gã chép miệng:
- Cũng giống như tôi đến lúc đào thải là vừa.
Cô gái cương:
- Nếu ông không chịu đền tôi gọi cảnh sát
- Người gọi cảnh sát là tôi chứ đâu phải cô. Tôi là nạn nhân mà.
Cô gái phì cười:
- Ờ há!
- Thôi mạnh ai nấy đi trả lưu thông lại cho đường xá.
- Vậy thì cám ơn ông nha.
Gã nói y như thiệt:
- Ơn nghĩa gì người Việt xa xứ với nhau.
Chiếc xe mắc dịch chưa từng đau yếu một lần cả những lần gã mong cho nó đau yếu. Chỉ trừ lần này, nhưng lần này lại đề không nổ. Gã loay hoay một hồi lâu mà vẫn không sai khiến được nó. Hình như chiếc xe giận gã cam tâm phản trắc mượn đao thiên hạ giết mình. Thấy vậy cô gái hỏi:
- Xe ông sao rồi?
Gã đáp cộc lốc:
- Trở chứng. Cô đi đi, để tôi đẩy vào lề rồi đón xe bus về cũng được.
- Bến xe bus có gần đây không?
- Ði bộ quẹo khoảng hai ba góc đường là tới
- Hay là tôi đưa ông về? Nhà ông ở đâu?
- Tận bên West lận.
- Tôi cũng ở bên đó, như vậy là tiện đường rồi.
- Tự ý cô mời chứ tôi không có yêu sách gì hết đó nghe.
- Ðược rồi, được rồi.
Chiếc xe của cô gái trông rất ngon lành tuy thế vẫn còn thua xa chủ nhân của nó. Trong khoảng dung tích thu hẹp của lòng xe đựng hai người, tim gã bỗng nhiên rộn ràng. Cô gái có mùi thơm đặc biệt, có cô gái nào mà chẳng có mùi thơm, vậy mà gã thầm xính quýnh. Chẳng lẽ ngồi im, gã khơi chuyện để giết thì giờ:
- Năm nay cô được bao nhiêu tuổi?
Câu khơi đầu không lịch sự lại điểm trúng vào yếu huyệt của đàn bà. Vậy mà trong khi cô gái im lặng không thèm nói, gã lại yên chí đợi câu trả lời.
- Sao cô không trả lời?
Ðến nước này cô gái buột miệng:
- Hỏi vô duyên thấy mồ sao trả lời.
Gã chợt nhớ, bên Mỹ rất cấn kỵ hỏi tuổi đàn bà con gái.
- Xin lỗi, xin lỗi…
- Lỗi phải gì mà xin. Ông còn câu hỏi nào dở hơn câu hỏi hồi nãy không?
- Cô làm ở đâu?
Lại thêm một câu hỏi vô duyên, cô gái lắc đầu:
- Phải công nhận dở hơn câu hỏi hồi nãy thiệt.
- Dở cũng phải chịu. Ở đời đâu phải cái gì cũng giống như ý mình muốn đâu? Ví dụ như tôi ghét nhất hamburger vậy mà ngày nào cũng phải nhai nó để mà sống. Sống có nghĩa là để chấp nhận.

Cô gái chỉ biết nhìn gã. Không biết thằng cha này có điên hay không, nói chuyện lừng khừng gì đâu. Nhưng rồi cô gái nghĩ thằng chả xem ra cũng có lý, như mình có muốn tông vào xe thằng chả đâu vậy mà vẫn tông. Mình đâu tốt đến nỗi phải chở thằng chả về nhà, vậy mà vẫn phải chở. Ngẫm nghĩ đến đây, quay sang nhìn, cái tướng lùi xùi nhìn kỹ thấy cũng hay hay. Tự nhiên cô gái mỉm cười:
- Bên West nhà ông ở đường nào?
- Terry parkway. Cô cứ giữ lane trái qua khỏi cầu con Cò sẽ thấy Exit Terry Parkway.
- Tôi biết đường Terry Parkway, nhưng nhà ông nằm ở khúc nào?
- Khúc giữa.
Gã trả lời cắc cớ. Cô gái đỏ mặt, ước gì mình không còn chút tình người tấp đại xe vào lề trân trọng mời gã cút xéo cho rồi.

oOo

Vậy mà gã và cô gái quen nhau. Một đêm bên góc quán cà phê DuMont, có ngọn gió từ dưới sông Mississipi thổi lên cuốn theo một chiếc lá rớt trên mặt bàn. Gã cầm chiếc lá đưa cho cô gái:
- Có chiếc lá rụng tức nhiên là mùa thu đang về.
Thấy gã bỗng nhiên lãng mạn ngang xương, cô gái chọc:
- Giống cải lương ghê.
- Ừ giống cải lương thật, tôi vẫn tự thấy mình giống như một kép hát cải lương. Cô biết không mùa thu ảm đạm lắm, cái không gian đó dễ làm chạnh lòng những người xa xứ.
- Giống như ông chẳng hạn?
- Ðúng. Như tôi chẳng hạn. Tặng cô chiếc lá này.
- Tặng tôi?
- Ừ tặng cô, đừng xem thường nó, nó là sứ giả của mùa thu đấy.
- Ðể làm chi vậy?
- Ðể làm kỷ niệm.
- Trời đất, giữa thời buổi điện toán này mà ông muốn em giữ chiếc lá giống như thời lạc hậu để làm kỷ niệm?
- Ðôi lúc cần phải giữ. Người ta trước khi có hiện tại ai cũng đều "bị" có quá khứ hết. Quá khứ nhiều lúc có muốn cởi bỏ nó không phải dễ. Kể cho cô nghe một câu chuyện ngày xưa nghe chơi. Ngày xưa có một con ốc nhỏ sống cô quạnh trong một vũng đầm lầy với chuỗi tháng ngày mà nó cho là buồn thảm. Cứ mỗi một ngày trả một ngày về cho quá khứ, sự buồn thảm vì thế trở thành chất chồng một quá khứ nặng nề trên lưng con ốc. Một hôm nó quyết định mang quá khứ đi chôn. Nó nghĩ chỉ có cách đó nó mới được nhẹ nhàng trong cuộc sống. Nghĩa địa nằm bên kia đường. Khi con ốc chở quá khứ đến được mé đường thì nó mới thấy rằng băng qua không phải dễ. Xe cộ ngược xuôi như mắc cửi, không chừa một khoảng trống thời gian nào để khả dĩ tương xứng với vận tốc chậm như ốc để nó có thể băng qua. Cuối cùng con ốc hiểu rằng nếu nó muốn qua bên kia thì không thể nào thoát khỏi sự cán nát dưới những bánh xe. Vì thế nó đành cõng quá khứ trở về nơi đầm lầy nước đọng xưa kia. Con ốc đã không đủ can đảm làm một cuộc cách mạng hy sinh mạng sống của mình để trút bỏ một quá khứ dẫu quá đau buồn. Con ốc tự nó biết là suốt cả một cuộc đời đành lẩn quẩn ôm một quá khứ của mình và chờ chết.
- Con ốc nằm chờ chết thật hả ông?
- Chẳng lẽ nằm chờ sống. Có một sinh vật nào được trường sinh bất tử đâu?
- Buồn quá nhỉ. Giả dụ như em chận xe lại để giúp con ốc qua đường. Như vậy theo ông, con ốc có hy vọng gì chôn được quá khứ mình không?
- Bên kia đường là nghĩa địa, con ốc còn chậm hơn rùa. Chỉ sợ khi nó cõng được quá khứ đến nơi thay vì chôn quá khứ thì nó lại tự chôn mình.
- Sao kỳ vậy?
- Vì lúc đó con ốc đã già lắm rồi.
- Nhưng em thấy ông chưa già. Ông còn cả một quãng đường dài trước mặt.
- Sao cô biết tôi còn một quãng dài trước mặt?
- Biết chứ sao không vì em đã chận tuổi già ông lại rồi.
- Từ lúc nào?
- Từ lúc em tông vào xe ông.
- Cô quả quyết như thế?
- Quả quyết như thế.
- Quả quyết từ điểm nào?
- Từ điểm ông bước xuống xe. Lúc ông bước xuống xe cái mặt có vẻ muốn ăn thua đủ lắm, nhưng trông thấy em rồi ông lại tiu nghỉu bỏ qua.
- Tôi đâu có bỏ qua, bằng chứng cô đang ngồi đây với tôi trong hiện tại, trong khi cách đây không bao lâu khi còn là quá khứ mình là hai người không hề quen biết.
- Ðó là do cơ duyên.
- Do cơ duyên? Vậy thì cô có dám ngừng xe lại để đưa con ốc qua đường?
- Sợ gì mà không dám. Chỉ sợ quá khứ đã tan thành máu nuôi cơ thể con ốc buồn thảm kia. Nếu rút máu ra thì con ốc chỉ là cái xác khô queo. Ðã là cái xác thì ông đâu còn sống nữa. Giả dụ như còn sống để mà hấp hối thì sống để làm gì?
Gã ngước mắt nhìn cô gái, dường như sau mái tóc ngắn, khuôn mặt gầy gầy, cô gái lớn hơn, hiểm hóc hơn gã tưởng nhiều.

oOo

Khi người đàn ông để ý đến người con gái nào và cảm thấy trong lòng mình có những biến chuyển trên mức tình cảm thì không hiểu sao người đó lại có khuynh hướng che giấu mọi biến chuyển xét ra vô cùng tự nhiên kia. Có thể sợ bộc lộ ra sẽ không tránh khỏi bão táp phũ phàng của dư luận. Dù vậy trong sâu xa trái tim, ai cũng muốn nhanh chóng công khai hóa cảm xúc càng ngày càng mạnh mẽ đối với đối phương. Xét cho cùng đó là một điều nghịch lý, nhưng lại là một điều nghịch lý có thể chấp nhận được. Gã không thoát khỏi điều thường tình đó. Từ lúc quen biết cô gái, cái chất lừng khừng chừng như muốn biến mất đi. Gã đâm ra xao xuyến, cảm thấy mình không còn là mình nữa. Con nhỏ thì cứ nhởn nhơ trước sự đổi khác lạ thường trong con tim gã. Vì muốn che giấu cảm giác của mình, gã đâm ra đau khổ vì sự che giấu đó. Gã loay hoay tìm cách thoát ra nhưng đành bất lực.

Một hôm khổ sở quá, gã rủ thằng bạn người Mỹ làm chung sở đi uống rượu tiêu sầu. Thằng bạn nói:
- Ðể tao dẫn mày đến chỗ này.
Chỗ này của nó là một cái quán " top less" nằm trên đường BourBon. Con đường vẫn giữ y nguyên đặc thù của Pháp, mặc dù thành phố này đã thuộc về Mỹ hơn một trăm năm nay.
- Vào đây đi. Ở đây đa số là người bản xứ của tao, rất ít ngưới đồng hương của mày. Tao biết người Việt Nam mày rất ngại chạm mặt nhau ở chỗ không đáng chạm.

Khi hai đứa bước vào, ban nhạc đang chơi bản "SweetDream". Con nhỏ tiếp viên với hai mảnh vải nhỏ xíu che thân, miệng cười toét đến mang tai dẫn gã và thằng bạn chỉ vào cái bàn nhỏ khuất phía sau sân khấu. Sân khấu là một cái bục gỗ vuông vức được căng dây bốn phía giống như võ đài đấu quyền Anh. Lúc gã vào, trên sân khấu con nhỏ người Spanish đang đánh đu tòn teng trên một sợi dây như hát xiệc, từ từ lột từng mảnh trên người theo tiếng nhạc. Lột cho bằng hết, lột sạch sẽ những gì vướng víu trên người, chỉ trừ quyển sách luật của Tiểu bang Louisiana nhỏ xíu che khiêm nhượng ở điểm cuối cùng. Tiền tip được tặng theo lòng háo tâm, cứ việc tự do vắt vào sợi dây thun cột ngang bắp vế các cô nàng. Khách có quyền hả hê la hét khỏi phải bị thưa về tội quấy nhiễu nơi công cộng hay công xúc tu sĩ. Tất cả đều hợp pháp, bởi vì một phần thuế thu nhập từ những khuôn mặt há hốc kia được dùng làm công tác xã hội. Người Mỹ từ lúc lập quốc đến giờ vẫn là một thực tế lòng vòng khó hiểu.

Gã chơi bảnh, gọi nguyên một chai rượu, vui vẻ đưa đầu cho thiên hạ chặt vào nỗi phiền muộn của mình. Trong khung cảnh ồn ào đầu óc gã mơ màng để tận đâu đâu. Trong lúc gã đang ở trong trạng giác đó, thằng bạn vỗ vào tai gã:
- Ê mày, xem cô kia có phải người Á đông?
Theo tay thằng bạn gã trông thấy cái người đã làm cho gã nhức nhối tâm can mấy bữa nay. Cô gái đang đứng bên sân khấu chờ đến phiên mình để lên biểu diển màn thoát y. Gã không tin vào đôi mắt mình. Ðâu lẽ nào như vậy, nhưng nếu lẽ nào như vậy thì đã sao? Gã trả lời:
- Có thể là người Á đông, nhưng tao không tin đó là người Việt Nam.
- Tại sao mày không tin là người Việt Nam?
- Bởi người Việt Nam tao đã từng đau khổ, mà những nỗi đau khổ đó không xứng đáng hội nhập vào cái xô bồ đất nước mày.
- Ðành rằng vậy, nhưng cá tính mỗi người mỗi khác.
Gã nổi sùng:
- Tao nói không phải là không phải. Còn mày không phải đã nói ở đây toàn dân bản xứ của mày hết đó sao?

Thằng Mỹ chỉ biết nhún vai, lắc đầu. Khuôn mặt cô gái đêm nay diêm dúa đầy tội nghiệp. Ban nhạc đang thổi những điệu kèn thôi thúc, đây là dịp ngàn năm một thuở, gã có thể thoả mãn được lòng hiếu kỳ của mình mà không cần phải tốn một sự năn nỉ ỷ ôi nào hết. Nhưng sao trong lòng gã tức tối vô cớ, gã bỗng tự nổi cơn thịnh nộ đứng dậy bỏ ra về. Cái dáng nhỏ con của gã đang lủi thủi lách qua ánh đèn mờ ảo giữa đám Mỹ to lớn trông thật não lòng. Cô gái bất chợt trông thấy, cô há miệng chưa kịp kêu lên tiếng nào, thì gã đã ra đến ngoài đường.
Gã đi lang thang suốt đêm, ngửa cổ ngước nhìn lên trời cao xem có cơn gió nào lạc lõng thổi về, để rụng trên tay một chiếc lá chứng tỏ rằng mùa thu đang hiện hữu đâu đây..

oOo

Kể từ đêm đó gã không còn gặp cô gái nữa, nỗi buồn không vì thế mà nguôi ngoai. Một năm sau, trong lúc còn đang nẫu ruột thì gã nhận được thư cô gái. Trong thư cô viết:

"Hi. Lâu quá không gặp. Em biết ông đang buồn. Em cũng vậy. Em hiện giờ đang ở miền Bắc, mà ông thì đang ở miền Nam. Như vậy em và ông ở cách xa nhau lắm. Ở đây em chợt nhớ đến có lần ông nói người ta trước khi có hiện tại ai cũng đều phải có quá khứ. Cái lần đó ông còn nhớ? Có một chiếc lá vô tình rụng tấp trên mặt bàn trong quán cà phê DuMont. Chiếc lá rụng được thổi đến bởi cơn gió đầu thu dưới dòng Mississipi. Em và ông, hai người cùng chứng kiến. Khi cùng chứng kiến thì lúc đó rõ ràng là hiện tại. Ông đã tặng chiếc lá cho em. Chiếc lá đó bây giờ rõ ràng thành quá khứ. Mà quá khứ cũng theo lời ông nói, nhiều lúc muốn cởi bỏ không phải dễ. Có một con ốc nhỏ muốn cõng quá khứ đi chôn, nói đúng hơn muốn cõng chiếc lá đi chôn vì không nỡ để chiếc lá nằm chết trần trụi trên đời. Nghĩa địa bên kia đường. Khi con ốc nhỏ đứng bên này đường nhìn qua thì xe cộ ngược xuôi như mắc cửi. Con ốc nhỏ biết rằng muốn qua bên kia đường không phải là dễ, nhưng nó vẫn băng qua vì trên lưng nó còn chiếc lá, còn có một quá khứ muốn đi chôn. Kết quả ông biết sao không? Kết quả giòng xe khổng lồ đã cán chết con ốc nhỏ.


Em đã dám cõng chiếc lá băng qua đường để mong chôn nó. Còn ông? Ông có dám không? Nếu ông không dám thì hãy xem em như người dưng nưóc lã, đừng hơi sức đâu buồn làm chi cho mệt xác."- Theo:

Chiếc Lá - Quan Dương

19 nhận xét:

  1. Dế mèn TP phiêu lưu ký.
    https://www.facebook.com/groups/khoahoa78/permalink/454582897941822/
    https://www.facebook.com/groups/khoahoa78/permalink/458145657585546/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ không cho xem bác ạ.

      Xóa
    2. Vậy hả, tôi dấu cái links này như mèo dấu ...trí thức, thế mà chúng tìm cũng ra. Bọn này nó sợ sự thật như mèo sợ cọp. Mà tôi có ở trong Việt tân hay VNCH đâu mà chúng ghét tôi thế nhỉ :))
      Đúng là cú mèo sợ ánh sáng có khác. Các blogger trong nước cũng ngại cái avatar của tôi, chỉ có Ttngbt là đứt dây thần kinh sợ nên mới dám hiển thị còm của tôi, con cháu bà Trưng bà triệu có khác, hì hì.
      Thôi để tôi cọpbi sang đây nhé, chóan chỗ 1 tí nhưng đỡ mất công Ttngbt trèo tường cao (nhỡ ngã thì chết).

      https://www.facebook.com/groups/khoahoa78/permalink/454582897941822/

      Son Dam Mình rất hiểu tâm trạng Đ Phong như thế nào, khi lần đầu tiên nhìn lại được hình ảnh các bạn trên trang web, sau hơn 30 năm ở xứ người. Mình đã từng có tâm trạng đó hồi năm 2007, khi lần đầu tiên nhìn lại được khá đông đũ các bạn trên trang web. Lúc đó vui lắm, vui thật là vui, nhưng rồi theo thời gian………………………….............

      Phong Tran SD thân mến, mình rất vui khi thấy SD và nhiều bạn có được cuộc sống tự do. Còn VN dù sao cũng là quê hương của mình và còn 1 số bạn sống ở đó, mình mong sao quê hương mình cũng 1 ngày tự do và thanh bình. Điều quan trọng nhất theo mình là sức khỏe và sự hài lòng với cuộc sống của mình. Nếu có dịp ghé Âu châu mời tất cả các bạn ghé qua Áo thăm thành Vienna cổ lỗ sĩ, mình rất hân hạnh được tiếp các bạn tại Áo.

      Thanh Le Chao Phong, rat mung khi nghe lai tin Phong. Hy vong tui minh se co co hoi hop mat lai

      Phong Tran Hi Thanh Le,hy vọng 1 ngày gần đây tụi mình sẽ cùng nhậu 1 trận đã đời. Bạn được mấy cháu rồi?

      Thanh Le Hi Phong, minh co dua con trai hien dang o ben My. Minh cung rat muon nghe chuyen bui doi cua Phong nhu the nao ma troi giat qua ben Ao va noi duoc nhieu thu tieng khac nhau

      Pham Thi Bach Mai cho hoai khong thay hinh D Phong dau ca

      Phong Tran Bụi đời mới gởi SD 2 foto để nhờ SD post lên. Gởi foto lâu kinh khủng, gởi 1 foto có dung lượng khỏang 1.8Mb mà mất 15-20 phút (foto nhỏ hơn thì bụi đời không kiếm đâu ra vì máy ảnh thời nay cái nào cũng 5-10 Megapixel trở lên). Bụi đời cố gắng mỗi ngày gởi 2 tấm, chắc về hưu sẽ gởi xong 1 cuốn album :))

      Phong Tran Hi, Thanh Le. Chắc mọi người còn nhớ thời kỳ 78-80 khó khăn như thế nào, đổi tiền, cấm chợ ngăn thông lưu hàng hóa trong nước, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới...Mình nhớ rõ ràng 75 hàng hóa tràn đầy, gạo thịt cá tôm đầy chợ nhưng đến 78-80 thì tất cả biến sạch như có phép mầu. Kỹ sư đhbk Phú thọ tốt nghiệp 1980 lương 52 đồng chẵn (4-5 năm đèn sách, dùi mài kinh sử), không đủ nuôi thân. Mình thấy tình hình càng ngày càng đi xuống nên mình tìm đường tự mình cứu mình. Mình xin đi Tiệp vì mình không dám vượt biên đường biển (mình bơi kém lắm). Sang Tiệp mới biết, mặc dù Tiệp là số 1-2 trong khối XHCN nhưng nhà máy mình khỏang 7500 người (5000 công nhân+2500 kỹ sư, thư ký, cán bộ đòan đảng...) 1 năm làm ra khỏang 4000 ô tô. Còn tại các nước phương Tây cũng với số lượng người như vậy (nhiều công nhân hơn và ít cán bộ hơn) thì làm ra hàng triệu ô tô (Huyndai, Suzuki, Kia...). Mình rút ra 1 kết luận cha chung thì không ai khóc dù ở chỗ nào cũng vậy và muốn thóat khỏi cảnh này thì phải đi nữa. Để mai mình kể tiếp chuyện "Dế mèn Bụi đời phiêu lưu ký", bây giờ mình phải đi nghỉ để lấy sức sớm mai đi cầy, các bạn thông cảm.

      Xóa
  2. Son Dam Cũng thấy bất ngờ, mãi đến gần 35 năm sau, mình mới biết lúc đó Đ Phong cũng tính chuyện ra đi

    Phong Tran Mình thấy lớp mình có Tạ Mạnh Cường là nhanh chân nhất, trong khi cả lớp vẫn vùi đầu vào môn không bao giờ hiểu nổi là triết học Marx-Lenin và lịch sử đảng thì TMC bỏ hết, bạn Cường chỉ học đúng 1 món Anh văn. Mình đã nghi nghi bạn Cường nhất định sẽ làm "cột đèn có chân" đây thì đùng một cái Cường "mất tích" thật, lúc đó 1979 trèo lên tàu không ai biết sẽ ra sao. Sau đó nghe Hằng nói Cường đã lên đảo mình cũng mừng cho Cường. Sau này thấy hình Cường chụp ngồi cạnh cây đàn piano (không biết Cường chơi có hay không nhưng chụp hình trông oai lắm).

    Phong Tran Ai đã ở đông Âu mới biết, đi không phải dễ. Biết bao dân đông Âu bị trúng đạn quân mình phơi xác đầy biên giới. Người VN sang đông Âu không được giữ hộ chiếu của mình (trừ sinh viên và đại sứ quán). 04/1988 mình có hộ chiếu và sang Hungari, mình qua cửa khẩu rất nhỏ vì tại các cửa khẩu lớn không cho người VN qua Hung mà không có giấy phép của đsqvn. Từ Hung mình sang Nam tư và tìm đường sang Ý nhưng nghe nói trại tị nạn ở Ý đã đóng cửa. Bơ vơ, tiền thì hết mình ngậm ngùi quay lại Tiệp.

    Phong Tran Thất bại là mẹ của thành công, 09/1989 mình lại khăn gói quả mướp lên đường. Lần này mình có thông tin "mật" là nên sang Áo, sau đó từ Áo xin đi đâu tùy mình. Mình từ Tiệp sang Hung, từ Hung sang Nam tư và đến cửa khẩu Maribor Croatia. Theo chỉ dẫn của người đi trước thì mình phải chờ đêm xuống và tìm đến 1 cái cầu sát biên giới. Mình phải chờ tầu chở hàng đi từ Croatia sang Áo (chứ không phải ngược lại) rồi chọn toa không có nóc để nhẩy từ trên cầu xuống. Tầu chạy chậm thôi nhưng nhẩy từ 3-4m xuống thì quả thật mình không dám vì mình sợ gẫy chân hay sợ chết (mình đã nói trước là mình nhát lắm, các bạn đừng cười chê). Thôi hẹn các bạn ngày mai nhé.

    Tuyet-Huong Nguyen Hi Đ Phong, thật không ngờ Đ Phong đã trải qua nhiều gian truân như vậy. H đã nghe nhiều chuyện vượt biển từ VN, bây giờ được nghe Đ Phong kể cuộc hành trình bên đông Âu thật là thú vị. Cám ơn Đ Phong đã chia xẻ với bạn bè.

    Son Dam ĐP nhớ dai thật. Còn chuẩn lắm. Hằng hiện đang sống tại Pennsylvania, US

    Thanh Le Hi Phong, cong nhan tui minh ai cung cau vat va khi roi khoi VN. Chi co chi Mai la an nhan,binh chan nhu vai nen luc nao cung tre. Hy vong tui minh co ngay tu hop de ke cho nhau nghe nhung gi tui minh da trai qua.

    Pham Thi Bach Mai HI HI

    Phong Tran @Thanh Le. Ơn trời, mình thấy các bạn trong lớp mình sống ở hải ngoại ai cũng có khó khăn ban đầu song ai cũng cố gắng vươn lên và trời không phụ lòng người. Còn chị Mai sướng là có số đấy, nhân định không bằng thiên định.

    Phong Tran Như đã hứa, hôm nay mình tiếp tục "Dế mèn Bụi đời phiêu lưu ký". Mình quyết định không chọn phương án nhẩy từ trên cầu xuống tầu mà chọn phương án vượt đường bộ. Lúc còn ở VN mình có nghe nhiều người vượt biên bằng đường bộ sang CPC và từ CPC sang Thái, nay mình bắt chước. Tất cả vốn liếng vượt biên của mình chỉ có mấy tuần tập quân sự lăn lê bò toài tại quân trường Quang trung, bây giờ mình mang ra thực hành. Ban ngày mình đi "thị sát chiến trường" để đêm xuống là mình "hành động". Mình ngắm tóet cả mắt chỉ thấy 1 con đường phẳng duy nhất sang Áo nhưng đầy công an, chắc chắn mình sẽ không qua nổi mắt họ vì mình không biết tàng hình hay biến thành con muỗi. Còn lại tòan núi là núi, núi nào cũng cao vời vợi nhìn phát sợ.

    Trả lờiXóa
  3. Phong Tran Mình chọn quả núi sát con đường dẫn sang Áo vì mình thấy bên kia đèn sáng lung linh (miền đất hứa của mình) và nếu qua được thì mình hy vọng sẽ tìm được người chỉ đường cho mình về trại tị nạn. Trời vừa tối là bọn mình hăng hái khóac ba lô lên đường ngay, mặc dù mình không có những trang bị tối thiểu để leo núi và đi rừng như địa bàn nhưng mình vẫn quyết tâm đi. Mình đi cùng 1 người bạn và chúng mình GO WEST. Nếu ai đã từng leo núi mới biết, nhìn ngọn núi thấp thấp vậy thôi chứ leo từ bên này sang bên kia là cả 1 vấn đề lớn. Từ bé đến lớn mình đã có bao giờ leo núi đâu, mình tòan ở thành phố phẳng lỳ. Lúc mới leo thì chưa thấy gì, nhưng sau khỏang 1-2 tiếng thì chúng mình bắt đầu thở phì phò. Núi thì tối như mực vì chúng mình không dám lậy ông tôi ở bụi này bằng đèn pin.

    Phong Tran Bọn mình vừa leo vừa động viên nhau, sắp đến đỉnh núi rồi đấy, đến đỉnh núi rồi sẽ xuống núi và sẽ đỡ mệt hơn. Nhưng leo mãi không thấy đến đỉnh và bọn mình cũng không còn đủ sức để động viên nhau nữa. 2 thằng bước thấp bước cao đến quá nửa đêm thì gần đến đỉnh núi, nghĩ cũng mừng mừng. Bỗng nhiên bọn mình thấy ánh đèn pin sáng lóe lên và ánh sáng chiếu thẳng vào mắt bọn mình làm bọn mình không nhìn thấy gì nữa cả. Mình nghe tiếng súng lên đạn sọach sọach và tiếng hét "giơ tay lên". Hóa ra là bọn mình đã rơi vào tay công an biên phòng của Nam tư. Thôi mình tạm dừng ở đây ngày mai kể tiếp.

    Tuyet-Huong Nguyen Trời ơi, sao ĐP ngừng ngay khúc gay cấn nhất vậy.

    Son Dam Khi leo núi, chắc ĐP phải mang giầy đặc biệt

    Phong Tran @SD. Sau này mình mới biết quả núi mình leo là 1 phần của dãy Alps. Có nhiều quả dựng đứng và không có cây cối thì phải dùng đồ nghề chuyên dụng của dân leo núi. Còn quả mình leo thì không dựng đứng và có nhiều cây cối mọc thì không cần. Mình đi giầy thể thao nhưng cũng bị trượt ngã vì xung quanh tối om và đường núi khấp khểnh. Mình đi lên núi thì đúng nghĩa hơn là leo núi.

    Phong Tran @Tuyet-Huong Nguyen. Cũng như "Câu chuyện cảnh giác tối thứ bẩy của đài tiếng nói VN", bao giờ cũng dừng ở chỗ gay cấn nhất để câu độc giả tuần sau nghe tiếp. Hì hì.

    Trả lờiXóa
  4. Phong Tran WELCOME IN PRISON MARIBOR. Mặc dù việc họ cho mình đi tù đã xẩy ra cách đây gần 34 năm, nhưng mình cảm thấy như nó vừa mới xẩy ra hôm qua. Mình bị chóa mắt vì ánh sáng đèn pin chiếu vào mắt cho nên không biết họ bao nhiêu chiến sĩ. Họ nhờ mình đeo hộ cái còng số tám, mình lịch sự không từ chối, nhưng xuống núi mà tay cứ chắp sau lưng thì quả thật là khó đi. Họ biết rõ mình bò từ chân núi lên gần đỉnh núi là hết xíu quách rồi, đi bình thường còn vất vả thì sức đâu mà mình có thể chạy trốn nhưng họ vẫn cẩn thận cho mình trang điểm bằng cái còng số tám. Xuống đến chân núi họ mời mình đi taxi bít bùng, mình không đếm nhưng hành khách như mình ngồi chật xe, lúc đi mình đi bộ, lúc về mình có xe đưa đón. Về đến nhà (tù) trời đã gần sáng họ bảo mình kê khai tài sản cá nhân và đưa cho họ giữ hộ, có bao nhiêu mình phải nôn ra hết và không giữ được đồng nào phòng thân vì họ thiếu lòng tin (Gia tài của mình là 600USD), sau khi từ biệt 600USD mình nghĩ rằng tử giờ phút này trở đi mình thuộc về giai cấp vô sản (thành phần chính của các cuộc cách mạng chuyên chính vô sản). Họ cho mình mượn bộ quần áo có sọc dọc, mình vốn đã gầy trông lại càng giống cái sào chọc ... Từ bây giờ trở đi mình có số và mất tên (số của mình không được đẹp cho lắm), bây giờ mình hiểu tại sao thiên hạ nói "con người sống có số". Mệt quá mình thiếp đi. Hôm đó là tối thứ sáu (không biết có phải ngày 13 hay không).

    Phong Tran Cuộc sống có nhiều bất ngờ mà mình không lường trước được, mình đi tìm tự do thì mất tự do (ghét của nào trời trao của đó). Trước khi đi vợ mình có dặn đi dặn lại,

    Phong Tran Trước khi đi vợ mình có dặn đi dặn lại, sang đến nơi mày nhớ đánh dây thép ngay về cho mẹ con tao nhé (vợ mình không biết nói và viết tiếng Việt), mình đã thề sống thề chết với vợ khi đến nơi nhất định mình sẽ alô về cho mẹ con bu nó, thế mà giờ đây mình chui tọt vào nhà đá nghỉ mát (không khéo vợ mình lại nghĩ mình vớ được em chân dài nào trẻ hơn và bỏ bê mẹ con cô ấy mất thôi, thế nào mình cũng bị cô ta đay nghiến vì vụ không alô này đến nhầu nát). Nhà tù Maribor trông mới và đẹp, sau này mình mới phát giác ra nó được xây dựng 1 phần bởi những người tị nạn trên khắp thế giới từ 1946 đến giờ. Áo là 1 nước nhận người tị nạn rất sớm và từ khắp nơi thế giới như từ tất các nước trong phe XHCN của chúng ta, từ các nước Hồi giáo độc tài như Iran, Irak, Lybia, Siria thậm chí cả từ Cu ba, bắc Hàn, Cambodia, Lào... Còn Maribor là các thác cuối cùng để các con cá tị nạn "vượt thác" đến vùng trời tự do. Trong quá trình mấy chục năm vượt thác đám cá tị nạn bị bắt quá nhiều ở Maribor cho nên chúng bỏ tiền ra xây nhà tù Maribor của mình cho đẹp hơn (mình sẽ giải thích sau).

    Phong Tran Sáng hôm sau thứ bẩy mình được xếp hàng đi dạo vòng vòng trong sân, trước đây xem phim của Holywood mình thấy tù nhân nối đuôi nhau đi dạo nay mình cũng được như họ. Đến bữa ăn trưa mình được hẳn 1/4 con gà, ước gì đời sống sinh viên của mình ở VN cũng được như trong nhà tù Maribor này thì mình đâu có ý định trở thành khúc ruột ngàn dặm của đảng như bây giờ. Mình nhớ cơm trưa tại quân trường Quang trung 1 mâm 6 người, 1 nồi canh rau muống hay rau gì đó giống rau muống có 6 miếng tóp mỡ bằng 6 ngón tay út, ai "chậm tay" là ăn chay. Đến bữa tối cũng thịnh sọan như bữa trưa, mình hài lòng với ban giám đốc và nhà bếp của nhà tù này, họ đáng được điểm 10/10. Thế mà các đồng chí lãnh đạo nhà mình cứ bảo Nam tư là bọn "xét lại", nếu xét lại mà được như vậy thì cũng nên xét lại lắm. Trước khi đi mình chủ quan không nghiên cứu bộ luật hình sự của Nam tư, không biết tội mình có nặng lắm không? Mình sợ nhất là họ chụp cho mình cái mũ cối đại loại như "âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng", "âm mưu diễn biến hòa bình", "phản bội Tổ quốc" thì bỏ mẹ mình, rũ tù.

    Trả lờiXóa
  5. Phong Tran Sáng thứ hai họ gọi số của mình và 1 lọat số khác. Mình nghĩ bụng bọn Nam tư này sống cạnh tư bản có khác. Cách làm việc của chúng nhanh hơn hẳn ở phe XHCN mình, mới có 3 ngày mà mình đã được hỏi cung (mà 3 ngày đó tòan là ngày nghỉ thứ sáu, thứ bẩy và chủ nhật), công nhận cách làm của bọn này đúng là tác phong công nghiệp. Mình ngoan ngõan đi theo họ. Vào phòng mình mới ngớ người ra người hỏi cung gì mà mặc áo thụng đen (nhưng mình không dám thắc mắc). Họ hỏi mình tại sao đêm hôm mà mình lại đi dạo lên núi cao vời vợi như thế? Mình có biết đó là biên giới không? Tại sao ở dưới có đường thẳng mà mình không chịu đi? Mình tính tình thật thà nên trả lời rất ruột ngựa : mình không thích sống trên thiên đường XHCN nữa, mình thích xuống địa ngục TBCN sống, mình quen thói "Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét" (Phùng Quán) cho nên mặt thằng hỏi cung mình cứ tím bầm lại. Sau nó bắt mình đứng lên và nó đọc tràng giang đại hải luật này luật nọ bằng tiếng Nam tư mà mình ngọng chả hiểu gì cả. Phiên dịch sang tiếng Anh mình hiểu lóang thóang là chúng phạt mình 100USD (vốn tiếng Anh của mình chỉ đủ để hỏi đường đến trại tị nạn là chấm dứt).

    Phong Tran Sau đó chúng cho mình ra khỏi phòng và chìa cho mình cái phiếu tính tiền, 100USD phạt tội mình qua biên giới không có visum, 150USD tiền ăn tiền ngủ trong tù 3 ngày (50USD/ngày). Tù gì mà đắt kinh, bây giờ mình thấy bọn Nam tư này bị đảng ta kết án là "xét lại" cũng đáng đời. Chúng dắt mình về phòng để trả quần áo sọc lại cho chúng, chúng trả lại ba lô con cóc và 350USD cho mình rồi chúng đuổi mình ra khỏi nhà tù. Mình lại bơ vơ không biết đi đâu. Mấy chục đứa cựu tù nhân mới được trả tự do như mình lại chụm đầu nhau lại hỏi han mày sẽ vượt biên tiếp ở đâu? 1 câu hỏi khó trả lời. Sau này mình mới biết 50USD/ngày tù là quá lời cho chính quyền thành phố Maribor, vì có hàng trăm ngàn tù nhân như mình đóng góp mấy chục năm nên họ mới xây được nhà tù to và đẹp như vậy. Mình vẫn chưa đến được miền đất hứa, hẹn các bạn kỳ sau mình kể nốt, chúc mọi người cuối tuần thật vui vẻ.

    Tuyet-Huong Nguyen ĐP có trí nhớ thật tốt, chuyện mấy chục năm rồi mà Phong vẫn nhớ rõ từng chi tiết như vậy hay ghê. ĐP kể chuyện vui quá, kể chuyện vượt biên bị vào tù mà H vừa đọc vừa cười quá chừng. Như vậy vợ ĐP là người Tiệp Khắc hả? Vậy cái hình profile của ĐP có phải là hình con trai ĐP lúc nhỏ không?

    Son Dam Bên US nầy, cũng kỵ ngày Friday 13. Mình thì tin vào phần số 100% . Hay nói đúng hơn, mình đã bắt đầu tin vào phần số khi bắt đầu đem sinh mạng ra thử thách với định mệnh của nó.

    Phong Tran @Tuyet-Huong Nguyen. Vợ mình đúng là người Tiệp, còn avatar của mình là con bé "khúc ruột ngàn dặm" của đảng tại hồ Tonle Soap tên là Hằng. Lúc nào rảnh mình kể chuyện mình đi du lịch Angkor Wat cho mọi người nghe.

    Phong Tran @SD. Freedom is not free. Mình cũng muốn nghe chuyện đi tìm tự do của tất cả các bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện của bác ly kỳ thật. Vậy ra bác cũng lăn lộn mới sang tới được Áo.

      Cái gì cũng có giá của nó.

      Bác kể chuyện tiếp đi, ttngbt không làm loãng chuyện của bác.

      ttngbt cũng đang hồi hộp đây.

      Xóa
  6. Phong Tran Mình rất muốn kể tiếp nhưng mình thấy mọi người im lặng nên mình nghĩ chuyện của mình không đáng để mọi người theo dõi nên mình biết điều tự dừng. Hôm nay mình sẽ kể nốt để mọi người biết những gì mình đã trải qua, mình sẽ cố gắng không bình luận để mọi người tự đánh giá.

    Trả lờiXóa
  7. Hong Tran Sao PT khong nghi moi nguoi im lang La vi dang nin tho de theo doi, PT khong thay moi Lan co ai dien thuyet cai gi moi nguoi cung bi bat phai im lang sao. Moi doi nguoi La mot quyen sach hay ma, ke tiep di nhe.

    Phong Tran Sau khi bàn bạc với các bạn cựu tù nhân mà không tìm được giải pháp nào khả thi, mình rất chán nản và thất vọng. Ruột mình rối như tơ vò, mình đi vượt biên lần này là lần thứ hai mà vẫn không thành công thì bao giờ mới thành công? Chả lẽ còn lần thứ 3 nữa cho mình? Mình nghiến răng "không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền" và quyết định đi tiếp. Mình chọn quả núi bên cạnh để đi và không chọn quả cũ nữa vì xui quá, nhìn nó cao vời vợi mình không biết mình có đủ sức không nhưng quyết tâm thì mình có thừa. Mình quyết định đi "thị sát chiến trường" thêm 1 lần nữa để đến tối là mình "hành quân"

    Phong Tran Đang trên đường ra núi mình nghe tiếng gọi Hey, you. Mình không để ý vì mình có quen ai ở đây đâu mà người ta gọi mình. Mình lại nghe gọi 1 lần nữa và mình quay lại xem nó muốn gì. Nó hỏi mình mày muốn vượt biên phải không? Mình giật mình và nghĩ thầm trong bụng chắc các đồng chí công an lại lừa mình để bắt đây mà. Mình chối bay không, tao không muốn vượt biên đâu. Tao đi dạo thôi. Nó cười vào mũi mình và bảo, thôi đừng nói phét nữa, tao nhìn thằng nào đeo ba lô con cóc là thằng đó muốn vượt biên. Dân du lịch xách va li chứ không đeo ba lô dã chiến. Mình thấy nó có vẻ không giống các anh công an nhân dân nhà mình nên mình đánh liều ừ tao đang muốn vượt biên đây, mày muốn gì?

    Trả lờiXóa
  8. Phong Tran Nó bảo tao sẽ dẫn mày sang Áo, tiền công là 200USD/người. Mình tính nhẩm trong đầu nhanh như chớp. Nếu mình tự đi thì chưa chắc mình đã thóat khỏi tay đồng chí giám đốc nhà tù Maribor, mà lần này chắc chắn sẽ không có giá "mở hàng" 250 USD cho mình như lần trước mà 4-5 trăm không chừng. Nếu bị bắt 1 lần nữa chưa chắc mình đã đủ tiền trả nhà tù chứ đừng nói gì đến tiền tầu quay về với vợ. Còn đi theo nó nếu có mất mình mất 200USD, mình vẫn còn 150USD làm vốn. Mình gật đầu.

    Phong Tran Nó hẹn mình tối đến thì ra trước ga chờ, nó sẽ đến đón. Mình ra ga sớm hẳn 1 tiếng vì sợ trễ hẹn. Đúng giờ nó đến đón mình và chở mình đến 1 địa diểm cách đó khỏang 20km, sau này mình mới biết các quả núi gần biên giới Maribor đều có các anh ý đứng chờ bọn mình, không có ai đi thóat họ cả. Xuống xe đã có 1 nhóm Iran, Irak chờ việt biên như mình. Cả nhóm khỏang 10 người trong đó có 2 người VN. Nó dẫn bọn mình lên núi nhưng nó biết vùng này không có công an và nó thạo đường nên cả bọn đi 1 mạch đến nửa đêm thì lên đến đỉnh núi. Mình mệt quá tưởng chừng đi không nổi nữa.

    Phong Tran Xuống núi thì đỡ vất vả hơn nhưng hay trượt chân ngã. Cũng may núi có cây cối để bám nên khi ngã không lăn từ đỉnh núi lăn xuống. Đến khỏang 2-3 giờ sáng xuống đến chân núi, ở đó có xe chờ sẵn và bọn nó chở tụi mình về Graz. Mấy thằng Iran yêu cầu nó chở tụi mình về Vienna, nó đòi thêm 100USD/người. Bọn mình đồng ý. Trên xe mình cứ nghi ngờ hỏi đi hỏi lại nó là đã sang Áo thật chưa (mình sợ nó dẫn bọn mình vòng vòng ở Nam tư lấy tiền)? Nó sốt ruột dọa đuổi mình xuống xe, mình ngồi im thin thít cậy mồm cũng không hé môi nữa. Đi ngang Graz nó hỏi mình mày có thấy ở thiên đường XHCN nào mà đèn đóm lập lòe và sáng trưng như thế này không (đèn quảng cáo)? Mình thú nhận là chưa thấy và công nhận nó nói đúng. Mình đã sang được miền đất hứa tràn đầy hy vọng của mình. Sáng hôm đó mình về đến Vienna và vào trại tị nạn.

    Trả lờiXóa
  9. Phong Tran Mình nghĩ rằng con người có số phận, nếu tự mình leo núi thì chắc mình lại vào nhà tù Maribor thăm ông trưởng trại 1 lần nữa rồi. Nếu các bạn muốn nghe nữa thì ngày mai mình sẽ kể bọn tư bản dãy chết này làm mình ngạc nhiên về những điểm gì.

    Tuyet-Huong Nguyen Đọc chuyện ĐP cũng hồi hộp ghê, tuy biết là cuối cùng ĐP sẽ đến được Áo thôi. Đúng là mỗi người đều có số mạng cả, chúc mừng ĐP đã đến nơi bình yên!

    Hong Tran Dế mèn phiêu lưu ký của PT ly kỳ thiệt nhưng cái kiểu kể của PT thấy sao mà dễ ợt à hén, dù có trèo đèo lội núi đó nhưng có vẻ như là họ thả lỏng cho mọi người đi vậy, không như đi vượt biển ở VN. Có lẽ nó không quan tâm lắm tới người nước ngoài chứ nếu dân nó mà đi như vậy chắc khó...?

    Phong Tran Mình có đọc nhiều và nghe kể nhiều về Boatpeople. Mình biết chuyện mạo hiểm của mình chỉ là hạt cát so với 4 triệu thuyền nhân, rất nhiều người trong số họ đã không bao giờ tìm được tự do. Sở dĩ mình đi được là nhờ 3 lý do. Thứ nhất là mình có hộ chiếu VN để có thể đi từ Tiệp sang Hung và từ Hung sang Nam tư (vì mình có vợ tây). Thứ nhì là giữa Nam tư và Áo không có hàng rào kẽm gai và Nam tư không bắn chết người vượt biên như Tiệp, đông Đức, Hungary, Ba lan. Thứ ba là mình nhờ may mắn. Áo và Nam tư có ký hiệp định cho người Nam tư sang Áo lao động, vì vậy người Nam tư đi Áo như đi họp...tổ dân phố. Biên phòng Nam tư chỉ bắt người ngoại quốc vượt biên thôi (để họ có tiền xây nhà tù to và đẹp hơn). Mình đã hỏi rất nhiều người nhưng chưa bao giờ mình nghe có người VN vượt biên bằng đường bộ từ Nam tư sang Áo. Mình chỉ nghe có sinh viên VN đi bằng đường hàng không thôi. Người VN (miền Bắc) sang đông Âu suốt mấy chục năm có hàng triệu người nhưng vượt biên sang thế giới tự do trước khi khối đông Âu đổ chỉ có khỏang vài trăm người là cùng, mà đại đa số là sinh viên (sinh viên được giữ hộ chiếu, còn tụi mình phải nhờ đảng và nhà nước giữ dùm, các đồng chí sợ tụi mình đi lạc sang thế giới tự do). Mình sang Áo được 3 tháng thì khối đông Âu sụp đổ, người VN ào ạt đổ sang Áo, Đức dễ dàng như đi chợ. Mình dỗi bỏ cơm cả ngày.

    Son Dam Đúng là có người gặp quá nhiều gian khổ khi muốn thực hiện một điều gì, nhưng cũng có người đạt được những gì mình mong muốn quá dể dàng. Nhưng khi ĐPhong phải đương đầu với những gian nan, cố gắng vượt qua những thử thách khó khăn. ĐPhong đã vô tình thu nhập được 1 cái rất quí báu mà ĐPhong không biết đó thôi.
    Các bậc cha anh mình thường nói: Chính sự đau khổ, sẽ làm cho con người ta phì nhiêu tâm hồn và khắc sâu cãm giác.

    Trả lờiXóa
  10. Phong Tran Hôm nay mình lại có time để tiếp tục câu chuyện. Mình kể tiếp về nền giáo dục của các nước tây Âu. Trẻ con học hết lớp 8 đứa nào không có khả năng vài ĐH là xin đi học nghề ngay. 14 tuổi vào trường nghề, 3 tháng học tại trường, 3 tháng vào hãng thực tập, lương năm đầu là 500€/tháng, năm thứ nhì 700€/tháng, năm thứ 3 là 900€/tháng, năm thứ tư là hơn 1000€/tháng. Ăn ở bố mẹ bao, bố mẹ vẫn nhận tiền trợ cấp con cái đến khi đứa trẻ vẫn còn đi học và đến khi nó được 28 tuổi ("đứa trẻ" nào 29 tuổi nếu vẫn chưa chịu tốt nghiệp thì xã hội cũng không trợ cấp nữa vì "đứa trẻ" này lười học, năm nào cũng đúp và nhất định không chịu ra trường). Đứa trẻ ra trường năm 17 tuổi, nếu nó biết tiết kiệm thì cũng có 1 số vốn nho nhỏ khỏang 20.000€ dắt lưng quần. Nó có thể tự trả tiền lấy bằng lái xe và mua xe hơi (nhưng đa số là tiêu sạch, chúng còn bòn thêm của bố mẹ ấy chứ, vì vậy người Áo sợ đẻ cũng có lý do của nó). Ra trường năm 17, năm 18 nó phải đi bộ đội 6 tháng. Sau đó phục viên và đi cầy. Khi chọn nghề đứa trẻ đã biết lương tháng của nó khỏang bấy nhiêu, về hưu lương bao nhiêu. Năm 23-25 tuổi chúng thương vay thêm tiền mua căn hộ sống cùng bạn gái. Năm 30-32 chúng thường bán căn hộ vay thêm tiền mua hoặc xây nhà. Năm 40-42 tuổi là chúng đã trả hết nợ nhà cửa, con cái không còn là món nợ nữa vì đã đủ lông đủ cánh và bây giờ là giờ chúng đi du lịch. Ở thành phố lớn trẻ con hay đua đòi hút thuốc, uống bia rượu theo phong trào, còn ở các thành phố nhỏ và làng xã thì trẻ con ngoan lắm. Gặp người lớn dù không quen là chúng chào. Mình đọc báo VN thấy có 416 trường đại học và cao đẳng, 1 năm đào tạo 200.000 kỹ sư, bác sĩ trong khi cả nước chỉ cần 15.000, mình phục VN sát đất (ném hàng tỉ dollar/năm vào sọt rác). Mình xin trích 1 đọan báo Tuổi trẻ VN làm chứng cho những điều mình nói : "ông Lê Duy Lương, giám đốc nhân sự Công ty TNHH điện tử Foster Đà Nẵng, cho biết công ty có 16.000 công nhân thì có tới hơn 1.000 người có bằng cử nhân, kỹ sư. Sau khi tốt nghiệp đại học, do không tìm được việc làm, những cử nhân, kỹ sư này đã phải chấp nhận làm công nhân, trong đó nhiều người do xấu hổ còn không dám khai bằng đại học trong hồ sơ xin việc." Nguồn : http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/548951/thanh-nien-that-nghiep-khong-chi-do-suy-thoai-kinh-te.html

    Phong Tran Mình chuyển đề tài sang xã hội cho các bạn đỡ buồn ngủ nhé. Tại VN và các nước XHCN anh em thường nói xã hội tây Âu "già nua dẫy chết", còn các nước tự do cho là các nước dân chủ tây Âu là 1 dạng của "CNCS". Vậy thì tại sao bên nào cũng chê tây Âu? Theo mình biết sự khác nhau giữa tây Âu và các nước tự do chủ yếu là tiền thuế. Tại Áo, 4 nước bắc Âu, Thụy sĩ, Hà lan, Bỉ chính sách xã hội tương đối giống nhau. Tại Áo người nghèo (thu nhập khỏang =<17.500€/năm) được miễn thuế. Người giầu (thu nhập >=60.000€/năm) thuế từ 50% trở lên. Người siêu giầu (thu nhập >=1.000.000€/năm) thuế 70% trở lên. Còn tại Mỹ người siêu giầu như Warren Edward Buffett thuế thu nhập là 13%. Vì vậy người siêu giầu rất ghét sống các nước xã hội dân chủ tây Âu. Nhưng họ lại thích sang Thụy sĩ và Monaco sống vì các nước này "khôn lỏi" chỉ đánh thuế những người siêu giầu nhập cư 1%-3% thu nhập/năm. Tại Áo bảo hiểm xã hội (giầu nghèo như nhau) 18,2% tổng thu nhập (bảo hiểm XH= bảo hiểm y tế+bảo hiểm thất nghiệp+bảo hiểm hưu trí). Thu nhập=tổng thu nhập-bảo hiểm xã hội.

    Trả lờiXóa
  11. Phong Tran Mình độc thoại có làm các bạn chán không? Bạn Bình đâu rồi sao im lặng thế?

    Phong Tran Bây giờ mình xin kể chuyện du lịch VN để đổi không khí từ Âu sang Á nhé. Sau 20 năm xa "Hà lội" năm 2000 mình mua vé "Tây ba lô" tại phố Quang Trung (HN) đi vịnh Hạ long. Trên xe tòan Tây, chỉ có bác tài, lơ xe và mình là mũi tẹt, da vàng. Đường dài 180-185km, trong quảng cáo xe có máy lạnh nhưng có lên xe rồi mới biết đó không phải là máy lạnh mà là... "lò sưởi", mồ hôi mình vãi ra như tắm, ướt hết cả 1 cái khăn tắm khổ 120x60cm. Bọn Tây sao chịu nóng giỏi thế không biết, chúng cũng tóat mồ hôi nhưng không thê thảm như mình. Chúng cứ chỉ mình rồi ôm nhau cười, mình điên cả tiết. Tốc độ tối đa cho phép trên "highway" Hà nội-Hạ long là 20km/h. Xe chạy "băng băng" từ sáng sớm đến trưa thì đến nơi, nếu không phải tránh trâu, bò, gà và người đi cày thì có lẽ đến sớm hơn (mình nghĩ thế). Thỉnh thỏang bác tài lại cho xe chạy xuống ruộng cho hành khách "tăng cảm giác", đúng là "lên bờ xuống ruộng". 2 bên đường cảnh vợ chồng tát nước "gầu dai, gầu xòng" y như cách đây mấy ngàn năm không hề thay đổi gì hết, mình hỏi bác tài tại sao thế giới vào vũ trụ rồi mà VN vẫn không dùng cái máy bơm nước cho đỡ mệt và năng suất cao thì bác ta trả lời "thế anh vứt vợ chồng chúng nó đi đâu?", mình cứng họng. Vịnh Hạ long đẹp tuyệt vời và người xem "lông lông" như kiến cỏ. Nước biển xanh biếc quả là 1 kỳ quan của thế giới (mình khách quan nhận xét chứ không phải mình "con hát mẹ vỗ tay" đâu nhé). Nhưng khai thì thôi rồi... "mù trời". Mình tìm 1 cái WC để trút bầu tâm sự mà đỏ cả mắt mà không thấy. Mình đánh liều "quay lưng lại với dư luận" làm 1 bãi vào ký quan của thế giới (không hiểu chị em thì đi đâu?) trước hàng vạn con mắt dòm ngó của thiên hạ, không phải chỉ có mình bí mà nhiều người khác cũng bí như mình và cũng "giải quyết" y như mình. Cả đi cả về, ăn ngủ hotel 3 ngày 2 đêm hết có 50 USD, ngay cả trong mơ mình cũng không bao giờ nghĩ tới có thể rẻ như vậy. Lúc về còn cách HN khỏang 120km nóng quá mình xin bác tài tha cho mình xuống để mình kêu xe ôm tự bò về HN thì bác ta bảo "còn 120km nữa ngồi xe ôm thì về đến HN nó chở anh vô bệnh viện luôn vì đau lưng", mình sợ quá ngồi im thin thít.

    Trả lờiXóa
  12. Phong Tran Dọc đường bác tài biết ý cho hành khách nghỉ giữa đường giải nhiệt nhiều hơn, mình uống nước mía. Thấy tội nghiệp thằng bé 10 tuổi quay tay ép nước mía, bố nó đầu đội mũ cối, mặc quân phục chắc là bộ đội phục viên thì dùng tay đẩy mía vào máy, mình bảo nó "cháu để bác quay cho" và mình quay ào ào. Bố nó bảo mình "bác quay nhẹ tay thôi chứ quay mạnh như thế máy gẫy trục thì cả nhà em chết đói" mình tái mặt. Về đến hotel tại bờ Hồ mình mừng hết lớn. Tối ngủ mình lấy cái videocamera mới mua ra quay con gián trong phòng, sáng ra mình xuống reception đòi bớt tiền phòng và chiếu cho cô tiếp tân xem, cô ta mắng mình "anh này buồn cười nhể, hotel nào mà chả có gián". Mình hết cãi và từ bỏ ý định đòi giảm giá tiền gián. Lúc nào rảnh mình kể chuyện mình phiêu lưu tại biển hồ Tonle Soap cho mọi người nghe.

    Hong Tran Nghe DP kể chuyện du lịch Hạ Long mình cũng cười muon bể bụng, thầm nghĩ kỳ này Hoài Linh có kẻ cạnh tranh rồi, DP mà về VN làm tấu hài chắc thằng cha đó thất nghiệp.

    Hong Tran mình cũng làm một chuyến Hạ Long đâu cỡ 2 ngàn lẽ mấy mà đâu đến nỗi kịch tính như vậy, chắc khác DP đi tiêu chuẩn Tây Balo còn mình thì đi tiêu chuẩn Ta vali nên nó khác, xe con 4 chỗ đưa đến tận nơi, du thuyền có chỗ xả đàng Hoàng, ngày 3 bữa toàn Hải sản tươi rói...

    Trả lờiXóa
  13. Phong Tran Mình đi Hạ long do vô tình. 2000 mình ra HN thăm 1 người bạn. Bạn mình khuyên nên đi VHL vì đó là 1 kỳ quan thiên nhiên của VN thuộc Top Ten của thế giới. Buổi tối mình phone hỏi còn chỗ không? Sáng sớm mình ra trả tiền đi luôn. "Du thuyền" của mình là 1 cái thuyền đánh cá dài khỏang 10m, trên thuyền có WC. Nhưng khi vào hang thăm thì không bê thuyền theo được nên đành để WC ngoài biển (mà "bầu tâm sự" của mình thì dính vào người, thế mới chết). Ăn uống đi lại trọn gói là 50USD. Đến buổi cuối cùng mình không ăn theo "tiêu chuẩn" Tây ba lô nữa mà mình "ăn lẻ". Mình ăn con tôm tích, rất ngon và đây là lần đầu tiên trong đời mình được ăn con này. Vào đến SG mình tìm con này để ăn nữa nhưng mình tìm không ra. Từ SG ra HN xuống phi trường mình phải chờ xe hàng không khỏang 1h (vé có 5USD), bọn taxi mời mình đi với giá 100USD nhưng mình không đi vì mình không có máy in tiền, chúng xúm nhau lại sỉ vả mình đi Tây về mà keo kiệt (mình không hề khoe mình ở đâu về mà trái lại mình tòan nói mình là nội kiều, mình sợ bị chúng "chém"). Chúng không cho taxi khác chở mình với giá phải chăng hơn. Mình đã đi du lịch Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hy lạp, Nam tư, Czech, Ba lan, Hungary, Tunesie (lúc đồng chí Ben Ali còn làm chủ tịch), Ai cập (lúc đồng chí Mubarak còn làm chủ tịch), Trung quốc, Ma cao, Thái lan, Slovakia và tất cả mọi nơi đều đánh giá mình thuộc loại gà đẻ còn trẻ và cần phải chăm sóc để mình quay lại đẻ nữa (trứng của mình không thuộc trứng vàng nhưng là trứng không nhiễm hóa chất và có thể ăn liền). Nhưng về VN mình bị đánh tụt hạng xuống thành gà thịt có nguy cơ bay mất và cần phải cắt tiết ngay. Vì thế đi đâu từ bắc chí nam mình cũng bị chặt chém và mình bị mất tinh thần. Đi du lịch nước ngoài mình rất tự tin chỗ nào cũng dám vào (vì có giá cả rõ ràng). Về VN mình làm gì cũng dón dén và lấm lét như thằng móc túi chợ Bến thành, nhưng dù cố gắng đến mấy mình cũng bị chém tơi tả khi quay trở lại Áo.

    Trả lờiXóa
  14. Phong Tran @Le Tung. Rất vui khi biết bạn LT là rể của AH78. Bạn làm Chef của bản thân mình thì còn gì thích bằng, muốn nghỉ là nghỉ không sợ bị mất việc. Chị Mai cũng đi VHL rồi hả, cách đây 13-15 năm "tiện nghi" chưa có gì mấy nên hơi "bất tiện", bây giờ có lẽ tốt hơn rồi. VHK quả là 1 kho báu trời cho vô hạn mà VN chưa khai thác hết, nhìn bọn Thái lan hốt bạc tại Phu ket mà ham, mà Phu ket đâu có đẹp bằng VHL. Mình kể tiếp chuyến phiêu lưu của mình tại "Hà lội" nơi mình sinh ra cho mọi người nghe. Đến HN mình tìm 1 bác honda ôm và hỏi bác ta làm ăn có khấm khá không? Bác ta trả lời "báo cáo anh ngày tốt thì được 50.000đ, ngày xấu thì 1-2 chục" (dân miền bắc có thói quen gặp ai cũng BÁO CÁO, mình là dân đen nhẻm chứ có phải cán bộ đâu mà báo với chả cáo). Mình bảo bác ta làm taxi cho mình, mình trả 100.000đ/ngày, mình ăn gì thì bác ta ăn nấy. Bác ta mừng quá súyt mọc cánh. Đầu tiên bác ta chở mình ra hồ Tây, đúng bữa trưa mình ghé con tàu nổi dùng bữa. Mình gọi 1 đĩa rau cải xào tỏi (33 năm nay mình được ăn rau cỏ VN đếm được trên đầu ngón tay), nuốt chưa xuống đến ruột non mình nổi cơn đau bụng, mặt mình tái xanh và mồ hôi vã ra như tắm, mình nằm dài trong restaurant. Bác tài sợ quá tính chở mình đi cấp cứu. Mình nghe tiếng tăm của bác sĩ VN đã lâu nên mình thà chết đầu đường xó chợ chứ nhất định không chịu lọt vài tay chúng. May quá sau khỏang 30min mình tỉnh lại. Có gì đâu khổ quá tại mình chưa quen ăn rau trộn thuốc trừ sâu mà thôi. Buổi sáng Hà lội cũng tắc đường y như SG, còi xe bóp thì thôi rồi cứ như là vỡ chợ. Bóp còi đã thành thói quen nên bác tài chở mình đi 1 mình 1 phố mà tay bác vẫn cứ bấm còi liên tục. Mình bảo bác nếu không có ai trên đường mà chỉ có chúng mình thì bấm còi làm gì, bác ta ừ ừ rồi 2 phút sau quên bẵng lời mình dặn bác ta lại bấm tiếp, thói quen đã ăn vào máu rồi thật khó sửa. Ở Thái, Cămpuchia, TQ đâu có bấm còi như VN. Bác ta bảo mình xe mà không có còi thì bác ta không dám đi, nhát như thỏ đế. Mình bảo bạn mình dắt mình đi ăn bún ốc (món ngon nhất và xa xỉ nhất khi mình còn bé), bạn mình dắt đến 1 quán rất đông, chỉ còn 1 bàn có 1 cô gái trẻ ngồi. Mình hỏi "xin lỗi chị chúng tôi có thể ngồi cùng bàn với chị được không?". Cô ta trả lời "mời các anh tự nhiên". Trên nền quán la liệt giấy WC "chùi mồm", mình thì thầm hỏi anh bạn "HN không còn quán nào sạch hơn hay sao?". Cô ta trả lời hộ bạn mình "quán này sạch nhất HN rồi đấy anh ạ, quán sạch hơn không có đâu" (phụ nữ thính giác tốt hơn đàn ông, mình thì thào như muỗi bay thế mà cũng không thóat tai cô ta). Thôi hôm nay kể chuyện HN thế thôi, không mọi người lại bảo mình "mất gốc". Kỳ sau mình kể chuyện SG góp vui.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là chuyện VN chẳng còn cách nào biện minh cả. Bát nháo, không có luật lệ gì sất cả.

      Bác kể chuyện có duyên thật !

      Xóa
    2. Hì hì, "60 năm đời ta có đảng" là vậy đấy. Thế giới có 2 nước VN và "sông Pa".

      Có đi ra ngoài và chịu khó tìm hiểu mới biết VN mình cách xa nhân loại như thế nào. Đảng ta lãnh đạo "tài tình" thật.

      Nhưng dù sao so với đồng chí Pol Pot, anh em Castro và bố con đồng chí Kim thì VN cũng còn may mắn hơn 1 tí.

      Xóa