Chiếc cầu thép bắc ngang sông Hồng gắn bó với Hà Nội hơn một thế kỷ, thoạt kỳ thuỷ mang tên Cầu Doumer (tên của vị Toàn quyền Đông Dương đã quyết định xây cây cầu này như một điểm nhấn quan trọng của công cuộc khai thác thuộc địa gắn với tuyến đường sắt chiến lược Hải Phòng-Vân Nam (Trung Quốc). Dân quen gọi là Cầu Sông Cái; còn sau khi Pháp bị Nhật hất cẳng (3/1945) thì ông đốc lý Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim mới đặt tên là Cầu Long Biên dùng cho đến nay.
Bốn tấm ảnh chọn trong rất nhiều những tấm ảnh mà ngày nay người ta có thể tìm lại được, cho thấy mấy thông tin có ích.
Ảnh 1
Cây cầu có chiều dài 1682m nếu cộng cả đường cầu dẫn để tạo độ cao từ ga Hàng Cỏ lên cầu thì dài 2291m. Vì dài như vậy nên rất khó chụp ảnh. Từ sau năm 1925 tức là thời điểm người Pháp bắt đầu sử dụng máy bay để chụp các không ảnh thì người ta mới hình dung được độ dài của cây câu. Ngay bức không ảnh này cũng không chụp nổi cả cây cầu, nhất là ở phần đầu cầu Hà Nội. Nó có tới 18 trụ cắm xuống sông, 2 mố ở hai bờ sông và 9 nhịp kép hoàn toàn bằng thép kết nối bằng những đinh bùloong được rèn nóng tại chỗ.
Dự án thông qua ngày 4/6/1897 thì 15/12/1897 đã tổ chức đấu thầu, kỹ sư Eiffel danh tiếng đã thua và người thắng thầu là Hãng Daydé &Pillet. Khởi công ngày 12/9/1898 và 8 giờ rưỡi sáng ngày 3/2/1902 đoàn tàu hoả chở Toàn quyền Doumer và Vua Thành Thái từ ga Hà Nội đã vượt qua sông Hồng khánh thành chiếc cầu này đồng thời khai thông tuyến đường sắt từ Hà Nội đến thành phố cảng Hải Phòng.
Đương thời thì Toàn quyền Doumer say sưa môt tả nó giống một dải “đăng ten” hình sóng lượn thêu dệt trên bầu trời. Còn tổng đốc Hà Nội Nguyễn Trọng Hợp thì ca ngợi: “Cây cầu như con rồng xanh bắc ngang dòng nước, như dai cầu vồng đỡ lấy bầu trời ngắm nhìn mà hoa cả mắt...”.
Ảnh 2
Ảnh 3
Ảnh 2 và 3: Là những tấm ảnh rất hiếm hoi ghi lại quá trình thi công công trình hoành tráng và khó khăn này. Hệ thống cần trục đặc biệt để lắp ráp 6000 tấn kết cấu thép và hình ảnh các mố cầu được lợp mái tranh che nắng cho các thợ đào móng trong những ngày nước cạn là phần khó cướp đi mạng sống của không ít nhân công ban đầu do thợ Trung Hoa làm những sau đó chủ yếu do thợ người Việt thay thế khiến người Pháp kinh ngạc vì tài khéo và sự dũng cảm của người bản xứ.
Ảnh 4
Tấm ảnh chụp từ ga đầu cầu phía Hà Nội nhìn hun hút tuyến đường ray và những nhịp cầu hướng sáng bên kia sông. Điều đáng chú ý là phần đướng hai bên cầu rất hẹp chỉ dùng cho người đi bộ và đôi khi là những chiếc xe kéo dành cho những người giàu. Phải hơn hai thập kỷ sau nó mối được mở rộng để có lối cho các loại xe cơ giới qua cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét