Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Lại ám ảnh về sự vô cảm của người tỉnh trước... người điên:

Lại ám ảnh về sự vô cảm của người tỉnh trước... người điên:

Cuộc thi phóng sự ký sự

Ngôi nhà thảm khốc

TT - Một nếp nhà giữa đồi cọ mộng mơ nhưng không yên bình như bao ngôi nhà khác: dưới mái nhà ấy có những con người điên loạn. Thảm cảnh của những con người bạc phận ấy một phần còn do sự nghèo khó, ngu dốt gây nên.

Anh Lê Văn Nga đã bị cùm chân sáu năm nhưng vẫn chưa được công nhận bệnh tâm thần để được chữa trị - Ảnh: L.Q.

Chủ nhà là ông Lê Văn Phiên, ở khu 7, xã Phú Lạc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. 77 tuổi, ông Phiên cùng bà vợ 73 tuổi phải vất vả với ba người con trai điên loạn cùng đàn cháu côi cút tội nghiệp.

Những người con điên loạn

Vừa đến cổng nhà, chúng tôi đã gặp một người đàn ông gào rú kinh sợ. Một người khác lầm lì nhìn khách lạ. Dưới căn bếp vừa khai vừa thối, một giọng lào khào thống thiết: “Tháo cùm cho tôi, tôi bị liệt rồi, không đi được nữa đâu mà sợ!”. Ở đó có một người đàn ông bị cùm chân bởi hai thân gỗ kẹp chặt. Chân anh ta teo tóp, phồng rộp. Anh đã bị cùm trong sáu năm.

Tôi rùng mình.

Ông Phiên buồn bã: “Tháo cùm cho nó thì còn đáng sợ hơn. Nó từng đánh tôi đi viện khâu tám mũi tưởng chết. Nó bảo tháo cùm ra là nó đi giết phó công an xã và chém các công an viên”.

Người đàn ông đó là con trai thứ hai của ông Phiên, tên Lê Văn Nga, năm nay 43 tuổi. Ông Phiên khóc: “Thằng Nga nó điên loạn, thích ăn ngon, nó dỡ cả cột nhà, xà nhà đem bán. Tôi đi vay hàng xóm được 1 triệu đồng tổ chức cưới vợ cho nó, nó đánh vợ toạc máu đầu; đẻ được con thì nó ăn hết phần của con. Vợ nó hãi quá ẵm con bỏ đi biệt.

Xóm này cả chục người bị nó đánh cho thập tử nhất sinh, nào anh Tuấn, anh Tuyên, anh Đức, cả trưởng công an xã cũng bị nó đâm cho mấy nhát phải vào viện điều trị. Đợt ấy tôi đang nằm viện điều trị vì bị nó đánh, tôi làm đơn cầu cứu công an xã, người ta có còng số 8 đến đẵn hai cây gỗ to và dài, khoét lỗ ở giữa rồi cùm nó lại đã sáu năm (từ năm 2003).

Về chuyện chính quyền xã “hỗ trợ” gia đình ông Phiên cùm người bệnh tâm thần Lê Văn Nga suốt gần sáu năm qua, ông Thu, chủ tịch UBND xã Phú Lạc, công nhận: “Gia đình ông Phiên tự nguyện nhờ chúng tôi hỗ trợ”.

Ông chủ tịch xã vẫn chưa quên ký ức hãi hùng về ngày khám nghiệm tử thi của cô Trịnh Thị Tân vào mồng 2 tết năm 1991. Cái chết do người con tâm thần Lê Văn Nghĩa - người con đầu - đã đánh vợ đến chết rồi quẳng xác xuống giếng cạn, sau đó Nghĩa nhảy xuống chết theo. Khi tìm thấy chị Tân đã chết, còn Nghĩa thì thoi thóp. Nghĩa bị bắt về trại tạm giam Phủ Đức bốn tháng thì được... thả về.

Lý do: Nghĩa bị tâm thần, ông Phiên được Viện kiểm sát gọi xuống tỉnh lỵ bảo lãnh đưa con về. Ông bà đói khổ nuôi một nách ba đứa con trai điên loạn hết cỡ, cùng ba đứa trẻ mồ côi suốt 18 năm qua!

Làm người “điên” khó quá thế ư?

Thật khó hiểu khi đại diện chính quyền xã Phú Lạc công nhận và thở than với chúng tôi về tất cả những việc giết vợ, đánh bố, đâm công an... do các người điên nhà ông Phiên gây ra, cùng việc công an xã đã giúp gia đình đóng cùm nhốt bệnh nhân tâm thần tội nghiệp kia suốt 2.000 ngày ròng rã, nhưng chẳng ai tính đến chuyện nên làm nhất là đưa “người điên” đi khám, chữa bệnh hay nhờ các bệnh viện tâm thần nuôi dưỡng.

Lạ kỳ nữa, tại trạm y tế xã, nhân viên y tế thẳng thắn: cả hai người “điên” giết vợ ném xuống giếng, đánh bố đẻ, đâm công an kia không ai có sổ khám bệnh dành cho người tâm thần. Chỉ duy nhất anh Lê Văn Tuấn (sinh năm 1971) đầu tóc bù xù, suốt ngày đêm cười nói khóc than, gào thét là có sổ. Đến năm 2007 Tuấn mới lần đầu tiên được nhận chế độ trợ cấp dành cho bệnh nhân tâm thần theo quy định (mức 180.000 đồng/tháng) sau 22 năm phát bệnh.

Còn đáng sợ hơn: Lê Văn Nghĩa sau 18 năm giết vợ, được cơ quan bảo vệ pháp luật giám định cẩn trọng rồi thả về vì không thể xử người “điên”, bệnh nhân vẫn chưa được công nhận là người tâm thần. Với anh Nga cũng vậy, dù chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình cùm suốt sáu năm qua nhưng vẫn chưa công nhận anh bị bệnh tâm thần!

Ông Phiên than thở luôn miệng về việc ông và gia đình đã nhiều lần “làm đơn xin được đưa các con đi trại tâm thần mà chưa được đoái hoài”. Tâm sự của ông Phiên rất chua xót: lâu nay ông vẫn dùng sổ khám bệnh, xin thuốc điều trị tâm thần của cậu út Lê Văn Tuấn (bệnh nhẹ nhất) để lấy thuốc cho Nga và Nghĩa uống “ké”. Và, người ta bảo muốn được đi trại tâm thần, muốn có sổ cấp thuốc và có tiền trợ cấp thì phải đưa người bệnh vào bệnh viện tâm thần nằm... vài tháng.

“Trời ạ, con ông điên đã đánh ông chết dở sống dở bao nhiêu lần, công an còn chả dám đến gần, huống hồ ông già sắp xuống lỗ! Ngay cả việc đến gần khi nó đã bị công an xã cùm trong bếp ông còn chẳng dám, nói gì tới việc ông và bà cụ nhà ông có thể mở cùm khênh nó đi bệnh viện được?” - ông kêu khổ.

Trước khi tôi ra về, Nga dùng tay rung lắc đôi chân nhão, da thịt hôi thối, lở loét trong cái cùm lớn của mình cho tôi xem, và vẫn van cái câu ấy: “Mở cùm cho tôi đi, tôi bị liệt rồi, chẳng hại được ai đâu mà sợ!”.

Tiễn khách, vợ chồng ông Phiên gạt nước mắt khóc, trừ ba anh chàng “điên” đang... cười.

Thương con nhưng đành chịu

Vợ chồng ông Phiên, hai con người khốn khổ - Ảnh: L.Q.

Có lần thấy chân Nga teo tóp, tê liệt, lở loét, ông Phiên thương con quá, nhưng vừa tháo được 5-7 ngày thì Nga đã vác một thanh gỗ lớn bổ thẳng vào đầu bố mình.


Tây Bắc - ám ảnh trơ trọi…

07:41:45 30-06-2009

(VFEJ)-Tây Bắc, miền đất hoang sơ, kỳ thú, sặc sỡ sắc màu nhất Việt Nam. Tây Bắc, xứ sở của những cánh rừng già bạt ngàn hoa ban trắng như huyền thoại. Nhưng, đó là chuyện của những năm trước đây.

Cuối tháng 6 năm 2009, chúng tôi đã gặp một Tây Bắc trơ trọi, hoang hóa, núi trọc, rừng hết, đường xá tan hoang. Dường như thảm họa thiên nhiên đã và sẽ đến nhiều hơn, nếu chúng ta còn tiếp tục “hành xử” với thiên nhiên như thế.

Đi suốt 10 ngày trời, đi xuyên qua các khu bảo tồn cách nhau hàng trăm cây số như Hang Kia Pà Cò, Thượng Tiến (tỉnh Hòa Bình), Xuân Nha, Sốp Cộp, Tà Xùa (tỉnh Sơn La), nhưng hiếm hoi lắm, chúng tôi mới gặp một cánh rừng còn chút êm đềm xanh non (ảnh)

Ở ngay trước trụ sở Khu Bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò (huyện Mai Châu, Hòa Bình), là một khu vực sạt lở hun hút, một nửa QL6 bị “nuốt chửng” (ảnh ).

Các dãy núi hun hút, đỏ au, trọc lốc, hiếm hoi lắm mới còn xót lại một gốc tre, gỗ đã bị đốt, chặt - không có bóng dáng của một tán cây nào, ngoài cỏ rả lơ lơ… (ảnh chụp trên đường vào huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La).

tay bac

Năm nào còn là cánh rừng già, giờ đây chỉ còn trở khấc đất đá, người ta đi xe máy lên đỉnh núi để trỉa ngô. Sợ cái xe bị nắng, họ chặt nốt vài cành cây dại phủ lên cho khỏi hại… xe - một “hoạt cảnh” khiến những ai từng yêu và hiểu Tây Bắc phải se thắt lòng

tb

Trẻ em đến trường giữa những vách đất bị lở lói tơi bời, đỏ khé. Là người miền rừng, bà con đang phải sống giữa hoang mạc tràn ngập gió lào bỏng rát; đến khi họ hiểu ra giá trị của bầu sữa thiên nhiên, thì đã quá muộn

tb

Bên cạnh đó là dốc Khe Sanh, địa danh khủng khiếp. Bởi người ta phá núi, mở đường, “lấp” sông suối tạo nên những vực sâu hàng trăm mét. Không một rào chắn, không một lời cảnh báo, dẫu đây là con đường độc đạo để vào cả cái huyện Sốp Cộp rộng lớn. Vừa rồi, có 4 người tử nạn vì bị khối đất đá nghìn tấn cuốn xuống cái vực này, sau nhiều ngày tìm kiếm, một nửa thi thể của một người hiện giờ vẫn chưa tìm thấy!

tb

Dẫu là khu vực của Khu bảo tồn Thiên nhiên Sốp Cộp, song trảng cỏ vừa nhú này cũng bị đốt không thương tiếc (ảnh ).

tb

Xe chúng tôi đi giữa những vách đá đang vỡ vạc dở dang, có thể ụp xuống bất cứ lúc nào, mà không một ai nhắc nhở, không một ai điều khiển giao thông, đá vẫn cứ được nổ mìn, khoan bẩy dẫu đã xảy ra quá nhiều tai nạn thương tâm (ảnh ).

tb Dầu hăng hái mở đường như vậy, nhưng chúng tôi vẫn không tài nào vào được đến UBND huyện Sốp Cộp. Lý do là: cây cầu duy nhất để ô tô vào huyện đã bị cấm vì hư hỏng (ảnh ).

tb

Con đường cong quyến rũ như thế này ở Mộc Châu này rồi cũng sẽ biến mất nốt bởi cách đối xử tàn tệ với thiên nhiên của chúng ta (ảnh ).

tb

Tây Bắc, sau nhiều năm quyến rũ, nay đã ám ảnh tôi bởi sự trơ trụi thảm thương đó.

Đỗ Doãn Hoàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét