Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2009

New York Times viết về nỗi khổ của người lao động Việt ở CH Czech


(TT&VH) - Mới đây, báo New York Times đã đăng bài viết của tác giả Dan Bilefsky, trong đó có đoạn: “Với Đinh Văn Triều, 25 tuổi, chuyến đi tới nhà máy hàn xe tải ở CH Czech cách đây 2 năm lẽ ra đã là một cuộc đổi đời. Nhưng hiện nay Triều, con trai một cặp vợ chồng nông dân nghèo, đang thất nghiệp và lâm vào cảnh nợ nần nơi đất khách quê người. Triều nói rằng cha mẹ già của mình đã phải thế chấp ruộng ở nhà để vay khoảng 14.000 USD trả cho một công ty môi giới, nhờ họ lo giúp anh một tấm vé máy bay và visa lao động. Nhưng chưa đầy một năm sau khi Triều tới CH Czech, cuộc khủng hoảng tài chính đã cướp đi của anh công việc mang lại thu nhập 8 euro/giờ ở một công ty chế tạo xe tải. Triều không còn có thể gửi tiền về nhà trả nợ. Anh còn sợ rằng mình sẽ phải xin gia đình trợ cấp để sống.


Cộng hòa Cezch

Anh Triều là một trong số 20.000 lao động Việt Nam đã tới CH Czech từ năm 2007. Họ là một phần trong làn sóng những người nghèo từ Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nơi khác được tuyển dụng tới Đông Âu để tham gia vào đạo quân lao động trình độ thấp, nhưng cần thiết cho các nền kinh tế đang bùng nổ khi đó. Tuy nhiên, khi kinh tế trở nên khó khăn, hàng ngàn người nhập cư đã mất việc. Những người còn giữ được việc thì phải lao động rất vất vả. Julie Lien Vrbkova, một người Czech gốc Việt làm phiên dịch cho vài công ty ô tô tuyển mộ lao động Việt, nói rằng cô rất sốc khi thấy họ phải lao động “như nô lệ”, 12 tiếng/ngày và bị đối xử tàn tệ nếu ngừng làm việc. Theo một chính sách bắt đầu hồi tháng 1, các lao động nước ngoài muốn về nước có thể được cấp vé máy bay và 500 euro tiền mặt. Nhưng với những người đang nợ nần ngập đầu như Triều, anh thà ở lại để chờ cơ hội còn hơn là nhận tiền và về nước”.
--------------
June 5, 2009
Crisis Strands Vietnamese Workers in a Czech Limbo

PRAGUE — For Trieu Dinh Van, 25, the long journey two years ago from the rice paddies of northern Vietnam to a truck-welding factory in eastern Bohemia was supposed to provide an economic lifeline. Instead Mr. Van, the son of poor, peasant farmers, is jobless, homeless and heavily indebted in a faraway land.

Mr. Van said his elderly parents put up the family farm as collateral for a loan of €10,000, or about $14,000, to pay an agent for his plane ticket and a working visa. But less than a year after he arrived in the Czech Republic, the global financial crisis claimed his €8-an-hour job at Kogel, a German truck manufacturer, and he can no longer send money home. Now he fears he will have to ask his family for a handout to survive.

“It would not be good for me to go back to Vietnam,” he said on a recent day, wondering where he would spend the night. “I would return home with empty hands and couldn’t marry or build a house. That would be a great shame for me.”

Mr. Van is one of 20,000 Vietnamese workers who arrived here in 2007, part of an influx of poor from Vietnam, China, Mongolia and elsewhere who were recruited in Eastern Europe to become low-skilled foot-soldiers for then-booming economies. But when economies across the region began to contract earlier this year, thousands became jobless and dispossessed.

In Romania, hundreds of Chinese migrants camped out in freezing temperatures in Bucharest for several weeks to protest against contractors who had stopped paying them.

Czech officials say they fear social unrest as exports plummet and unemployment, which economists say could hit 8 percent by the end of the year, pushes ever more Czechs to seek the low-wage work they once left to foreign laborers.

Although several thousand Vietnamese who came to Communist Czechoslovakia under fraternal work programs in the 1970s have successfully carved out a niche here, friction remains. The Czech government hopes that jobless migrants will go home because it fears that unemployed migrants could aggravate an already simmering backlash against minorities.

Last month, a Roma child and her parents were severely burned after suspected rightist radicals firebombed their home in the northeast town of Vitkov. Some in the Vietnamese community fear they, too, may be targeted.

“The Czechs don’t like us, because we look different,” said Mr. Van, who added that he had already been accosted in Chocen, the small town in eastern Bohemia where he worked, by local residents shouting, “Vietnamese, go home!” Vietnamese laborers, he said, were also denied access to discos and restaurants.

Under a policy begun in February, any unemployed foreign worker who wants to go home is eligible for a free one-way air or rail fare and €500 in cash. In the first two months, about 2,000 Mongolians, Ukrainians and Kazakhstanis took up the offer. But many Vietnamese like Mr. Van, who are saddled with debts, prefer to stay and wait for better times.

Ivan Langer, who as interior minister devised the return policy, said he worried that an estimated 12,000 jobless foreign workers were vulnerable to being drawn into organized crime, or being exploited as slave labor.

According to the National Anti-Drug Center, the police last year uncovered 79 large-scale marijuana grow-shops, 70 of which were run by Vietnamese. A Vietnamese man from the southeast city of Brno, suspected of heroin dealing, was beaten to death by the police in January.

Julie Lien Vrbkova, a Vietnamese expert who has worked as a translator at several automobile factories employing Vietnamese workers, said she had been shocked by “slave-like” working conditions, including 12-hour days during which workers were beaten if they stopped working.

Despite recent tensions, the Vietnamese community in the Czech Republic is one of Central Europe’s most abiding minority success stories. Many own thriving corner shops, speak Czech and send their children to Czech schools, where they are routinely at the top of their classes.

After the overthrow of communism in 1989, thousands more Vietnamese joined those who had arrived in the 1970s. Today, there are an estimated 70,000 Vietnamese in the Czech Republic, the second-largest foreign community after Ukrainians.

Vietnamese leaders here say they fear that the new class of dispossessed workers threatens to disturb a coexistence they have built over decades. In an April survey by Stem, a Prague-based polling firm, 66 percent of Czechs said they would not like to have a Vietnamese person as a neighbor.

Linh Nguyen, 22, a second-generation Vietnamese Czech, who is campaigning for the government to improve its integration policies, said the hard-working Vietnamese preferred to quietly prosper while the Czechs were content to pretend the Vietnamese were not there. He lamented that four decades after the first Asian migrants arrived in the Czech Republic, there were no Asian faces on television, in Czech popular culture or in Parliament.

Mr. Langer, the former interior minister, argued that the Czech Republic, closed off to immigration during the cold war, was ill-equipped to deal with newcomers. “Unlike in France or Germany, people here are still not used to seeing Asian or African faces in schools.”

To try to improve integration, the Czech government recently introduced new rules forcing immigrants who want to acquire a business license to have 120 hours of introductory Czech; but the lessons cost about €200 — which few indebted migrants can afford.

Jiri Kocourek, a sociologist specializing in Vietnam, argued that cultural misunderstandings had been made worse because of Czech ignorance. For example, official Czech grammar does not allow for the tones of the Vietnamese alphabet to be used on official documents such as drivers’ licenses. That, he said, had caused Czech authorities enormous confusion in distinguishing individuals in a community where thousands share the family name Nguyen.

The challenges of assimilation are evident at Sapa, a sprawling Vietnamese market on the outskirts of Prague, where newly arrived migrants can find everything from Vietnamese hairdressers to Vietnamese insurance companies, as well as a thriving business of Czech-speaking Vietnamese “middlemen,” who for fees ranging from €20 to €5,000 can arrange for visas, take fellow Vietnamese to the doctor and attend parent-teacher meetings as surrogates.

Trang Thu Tran, 21, a Vietnamese blogger who came to the Czech Republic when she was 13 — and now calls herself Tereza, after a Czech soap opera star — said the construction of a separate and parallel world meant that many Vietnamese, including those here for decades, couldn’t speak Czech, and were forced to phone a middleman to translate, even when pulled over in their cars by the Czech police.

Tran Qang Hung, the managing director of Sapa, said many migrants were coming to the market in a vain search for work. He said he had proposed to the Czech government that it build a school for the migrants, where they could study Czech and become more employable. But he said he had been turned down.

“Now that the economy is bad, the Czechs don’t want these people here,” he said. “They only want them to go home.”
----------
193.Công nhân VN mắc kẹt tại Czech

Cuộc khủng hoảng làm những

công nhân Việt Nam mắc kẹt vào

một tình thế lửng lơ tại Czech

DAN BILEFSKY

Ngày 5-6-2009

PRAGUE – Đối với Triệu Đình Văn, 25 tuổi, chặng đường dài mà hai năm trước đây từ những vùng lúa gạo miền bắc Việt Nam tới một nhà máy hàn xe tải ở miền đông xứ Bohemia đã được tưởng tượng là cung cấp cho anh một đời sống kinh tế khá hơn. Thay vào đó, anh Văn, đứa con của những nông dân nghèo khổ, đang bị thất nghiệp, không có nơi cư ngụ và nợ nần chồng chất trên một vùng đất xa lạ.

Anh Văn cho biết cha mẹ già của anh đã dùng ruộng đất của gia đình ký thác cầm thế chân để vay một khoản tiền 10.000 bảng Anh, tức khoảng 14.000 đô la, chi trả cho một đại lý để có vé máy bay và thị thực nhập cảnh làm việc cho anh.

Thế nhưng chưa đầy một năm sau khi tới Cộng hòa Czech, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm mất đi chỗ làm việc có mức lương 8 bảng Anh một giờ của anh tại Kogel, một nhà máy sản xuất xe tải của Đức, và anh không còn tiếp tục gửi tiền về nhà được nữa. Giờ đây anh lo ngại sẽ phải xin trợ cấp của gia đình để sống qua ngày.

“Trở lại Việt Nam sẽ không có lợi cho tôi,” anh cho biết vào một ngày gần đây, và tự hỏi không biết mình sẽ ở lại đêm nay ở nhà nào. “Tôi mà về nhà với hai bàn tay trắng thì không thể cưới vợ hay xây nhà được. Đó là một sự quá nhục nhã cho tôi.”

Anh Văn là một trong 20.000 công nhân Việt Nam đã tới đây trong năm 2007 *, một phần của làn sóng nhập cư của những người nghèo từ Việt Nam, Trung Quốc, Monggolia và những nước khác được tuyển mộ đưa vào Đông Âu để trở thành những người công nhân thiếu kỹ năng làm việc dành cho các nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ khi đó. Thế nhưng khi các nền kinh tế khắp trong miền nầy bắt đầu co rút lại vào đầu năm nay, hàng ngàn người đã trở thành thất nghiệp và mất hết nhà ở thuê và của cải.

Tại Romania, hàng trăm người Trung Quốc nhập cư đã dựng trại trong thời tiết băng giá ở Bucharest trong nhiều tuần để phản đối các nhà thầu đã ngừng trả lương cho họ.

Các quan chức Czech cho biết họ đang lo sợ tình trạng rối loạn xã hội trong lúc xuất khẩu sút giảm mạnh và nạn thất nghiệp theo các nhà kinh tế cho biết là có thể vọt lên tới 8% vào cuối năm nay, thúc đẩy càng nhiều người Tiệp hơn đi tìm kiếm những công việc lương thấp mà họ đã từng để dành cho các nhân công người nước ngoài.

Mặc dù hàng ngàn người Việt từng đến nước Tiêp theo những chương trình hợp tác lao động giữa các nước XHCN anh em vào những năm 1970 đã ghi dấu một cách thành công ở đây, song có những mối tranh chấp mâu thuẫn đang hiện diện. Chính phủ Czech đang hy vọng rằng những người nhập cư thất nghiệp sẽ trở về quê nhà bởi vì họ lo ngại rằng những người di dân bị thất nghiệp có thể làm gia tăng trầm trọng một không khí giận dữ đang sôi sục chống lại những sắc dân thiểu số.

Vào tháng trước, một bé gái cùng cha mẹ người Romani đã bị thiêu cháy một cách dã man sau khi những nghi can là những kẻ cực hữu ném bom xăng vào nhà họ tại thị trấn Vitkov đông bắc nước này. Một số người trong cộng đồng Việt Nam đang lo sợ rằng cả họ nữa cũng có thể là mục tiêu (của những người Tiệp cực hữu hung hăng nầy).

“Người Tiệp không thích chúng tôi, bởi vì chúng tôi trông khác họ,” anh Văn nói và thêm rằng, trước đó anh ta đã từng bị những cư dân ở Chocen, thị trấn nhỏ miền đông xứ Bohemia, xáp tới hỏi han, rồi thét lên, “người Việt Nam, cút về nước đi!” Theo anh, các lao động Việt Nam cũng bị từ chối không cho vào các sàn nhảy và các nhà hàng.

Theo một chính sách được bắt đầu vào tháng Hai, bất cứ người lao động nước ngoài nào bị thất nghiệp muốn về nước thì hội đủ điều kiện để nhận được một vé máy bay một chiều không phải trả tiền hoặc được cấp một vé xe lửa một chiều và hưởng thêm một số tiền mặt là 500 bảng Anh (hay 700 đô la).

Trong hai tháng đầu, khoảng 2000 người Mongolia, Ukrainia và Kazakhstan đã chấp nhận đề nghị này. Song nhiều người Việt như anh Văn, người đang chồng chất trên lưng những món nợ, thì ưa thích ở lại và chờ đợi đến thời thế khả quan hơn.

Ivan Langer, bộ trưởng nội vụ đã đưa ra kế hoạch cho chính sách hồi hương này, đã cho biết là ông lo ngại rằng một lượng công nhân nước ngoài thất nghiệp ước lên tới 12.000 người dễ tổn thương sẽ bị lôi kéo vào tội phạm có tổ chức, hoặc bị khai thác như là lao động nô lệ.

Theo Trung tâm Chống Ma tuý Quốc gia Tiệp, vào năm ngoái cảnh sát đã phá 79 cửa hàng trồng cây cần sa có quy mô lớn, 70 cửa hàng trong số đó được điều hành bởi người Việt Nam. Vào tháng Một, một người đàn ông Việt Nam từ thành phố Brno miền đông nam nước này, bị nghi ngờ buôn bán heroin, đã bị cảnh sát đánh đến chết.

Julie Liên Vrbkova, một chuyên gia người Việt đang làm việc như một phiên dịch tại một số nhà máy sản xuất xe hơi có thuê các công nhân Việt Nam, đã cho biết chị đã bị sốc trước những điều kiện làm việc “như nô lệ”, bao gồm những ngày làm việc với 12 giờ đồng hồ một ngày, suốt khoảng thời gian nầy những công nhân đã bị đánh đập nếu như họ ngưng làm việc.

Bất chấp những căng thẳng gần đây, cộng đồng người Việt tại Cộng hòa Tiệp vẫn là một trong những câu chuyện thành công lâu dài nhất của sắc dân thiểu số ở đây. Nhiều người Việt làm sở hữu chủ những cửa hàng tạp hóa nhỏ phát đạt, nói được tiếng Czech và gửi con cái vào trường học của Czech, nơi chúng thường được đứng đầu lớp trong kết quả học tập.

Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1989, có thêm hàng ngàn người Việt Nam gia nhập vào những người Việt khác đã tới đây trước vào những năm 1970. Ngày nay, tại Cộng hòa Czech có một lượng người Việt ước tính tới 70.000, là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai sau cộng đồng người Ukraina.

Những người đứng đầu trong cộng đồng người Việt tại đây cho biết họ lo ngại rằng tầng lớp những công nhân mới bị trắng tay này sẽ đe doạ gây xáo trộn một nếp sống chung mà họ đã xây dựng nên trong hàng mấy chục năm nay. Trong một cuộc khảo sát vào tháng Tư bởi Stem, một hãng thăm dò dư luận đóng tại Prague, có 66% người Czech nói rằng họ không thích có một người Việt Nam như là một láng giềng của mình.

Linh Nguyễn, 22 tuổi, một người Czech gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai, hiện đang vận động chính phủ để cải thiện các chính sách hoà nhập sắc tộc, đã nói rằng những người Việt siêng năng lao động thích lặng lẽ làm ăn phát đạt, trong khi người Czech thì bằng lòng với việc giả bộ như không có người Việt Nam ở đó. Anh than vãn là trong bốn thập kỷ sau khi những người châu Á nhập cư tới Cộng hòa Czech, chẳng thấy có khuôn mặt Á châu nào xuất hiện trên truyền hình, trong hoạt động văn hóa đại chúng hay trong Quốc hội Tiệp .

Ông Langer, cựu bộ trưởng nội vụ, biện minh rằng Cộng hòa Czech, đã ngưng cho nhập cư trong thời gian diễn ra chiến tranh lạnh, nên đã không được trang bị những điều kiện để đối phó với những người nhập cư mới. “Không giống như ở Pháp hay Đức, dân chúng ở đây vẫn chưa quen nhìn thấy những gương mặt Á châu hay Phi châu trong trường lớp của họ.”

Để cố cải thiện cho việc hòa nhập xã hội, chính phủ Czech mới đây đã đưa ra những quy định mới buộc những người nhập cư nào muốn có được giấy phép kinh doanh thì phải có 120 giờ được học hỏi về đất nước và người Czech; thế nhưng chi phí cho những khóa học này là vào khoảng 200 bảng Anh – là mức phí mà ít người nhập cư với những khoản nợ nần có thể đủ khả năng chi trả.

Jiri Kocourek, một nhà xã hội học chuyên nghiên cứu về Việt Nam, đã biện luận rằng những ngộ nhận về văn hóa đã làm tình hình thêm xấu hơn bởi vì sự thờ ơ của người Czech. Ví dụ như trong sách ngữ pháp chính thức của Czech không cho phép những âm trong bảng chữ cái tiếng Việt được dùng trong các văn bản chính thức như các bằng lái xe chẳng hạn. Điều đó, ông phân tích, đã gây cho các giới chức người Czech những bối rối rất lớn trong việc phân biệt những cá nhân trong một cộng đồng mà nơi ấy hàng ngàn người có chung một họ Nguyễn.

Những mối thách thức tương tự thể hiện rành rành tại Sapa, một khu chợ của người Việt nằm tại vùng ngoại ô Prague, nơi những người di trú mới tới có thể tìm thấy mọi thứ từ những người thợ làm tóc gội đầu người Việt cho tới các công ty bảo hiểm Việt Nam, cũng như một loại công việc của “người trung gian” Việt Nam nói tiếng Tiệp, những người nầy lấy lệ phí từ 20-5000 bảng anh để sắp xếp có được giấy nhập cảnh, hoặc dẫn các người VN tới khám bác sĩ và tham dự các buổi họp phụ huynh học sinh với tính cách như những người đỡ đầu cho học sinh (ấy).

Trần thu Trang, 21 tuổi, một blogger người VN, đã đến Cọng Hòa Tiệp khi mới 13 tuổi – và bây giờ tự gọi tên là Tereza, đặt theo tên của một ngôi sao ca nhạc thính phòng Tiệp – đã cho biết rằng sự xây dựng một thế giới sống song song và tách riêng có ý nghĩa rằng nhiều người VN, bao gồm cả những người đã ở đây hàng mấy chục năm, cũng không thể nào nói được tiếng Tiệp, và đã buộc lòng gọi điện thoại nhò một người trung gian để thông dịch, thậm chí ngay cả khi bị cảnh sát Tiệp ra lệnh tắp xe vào lề đường để hỏi giấy tờ.

Trần Quang Hùng, một giám đốc điều hành chợ Sapa, đã cho biết rằng nhiều người di dân đã đến chợ nầy để tìm kiếm việc làm nhưng không được. Ông Hùng nói rằng ông ta đã đề nghị chính quyền Tiệp xây dựng một trường học dành cho người di dân, nơi đây họ có thể học tiếng Tiệp và trở thành có khả năng làm việc được. Nhưng ông ta nói rằng lời đề nghị của ông đã bị chính phủ bác bỏ.

“Giờ đây nền kinh tế đang xuống thấp, những người Tiệp không muốn những người di dân nầy ở đây. Người Tiệp chỉ muốn những người di dân nầy trở về nước,” ông Hùng phát biểu.


Hiệu đính: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

* Trần Hoàng bình: Thật là một món làm ăn có lợi khủng khiếp mà chỉ có các quan chức nằm trong đường dây làm giấy nhập cảnh hốt được một số tiền 260.000.000 đô la trong năm 2007 thật là êm thắm.

Nếu một người VN muốn qua Tiệp làm việc (chừng 10 đô la/ 1 giờ/8 giờ mỗi ngày/5 ngày mỗi tuần), mà phải chi ra 14 ngàn đô, thì với 20.000 người VN nhập cảnh Tiệp năm 2007, các quan chức nằm trong dường dây nầy đã có được trong tay: 20.000 x 14.000 = 280.000.000 đô la. (trước khi trừ tiền vé may bay ra tạm cho là 1000 đô/ 1 vé. Tính tổng cộng 20.000 người thì vé máy bay cũng chỉ khoảng 20 triệu đô mà thôi).

Dịch vụ xuất khẩu người qua Tiệp kiếm tiền đút túi nhẹ nhàng và êm thắm. Các quan chức “ta” nên tiếp tục làm như bao nhiêu năm qua.

Không nên khai thác mỏ bauxite, vì làm cả năm chỉ mới tính trên giấy tờ cũng chỉ thu được 150.000.000 đô, theo ông tổng giám đốc Than Khoáng Sản Kiển cho biết. Nhưng hiện nay, chỉ mới ký hợp đồng mua máy, và máy vẫn chưa lắp đặt được, mà đã bị dư luận phản đối mạnh mẻ suốt hơn 6 tháng qua. So với phi vụ làm ăn xuất khẩu 20.000 người qua Tiệp quá êm thắm. Mà những người nầy qua bển sống, hàng tháng còn gởi về chừng 100-200 đô (hay mỗi năm chừng 1000 đô) vậy là nhà nước có thêm 20 triệu nữa. Nhà nước thu tiền vào mà không mất một giọt mồ hôi (vì chỉ cần in tiền đồng VN ra, đổi lấy tiền đô ấy là xong).

————

New York Times

Crisis Strands Vietnamese Workers

in a Czech Limbo

By DAN BILEFSKY

Published: June 5, 2009

-----------

Châu Âu trục xuất 100 người Việt

Một nhà hàng của người Việt ở Berlin.
Một nhà hàng của người Việt ở Berlin. Ảnh: static1.unlike.net.

Lực lượng biên phòng Liên minh châu Âu sẽ trục xuất khoảng 100 người Việt khỏi Đức và Ba Lan hôm nay, sau khi những người này bị từ chối tị nạn.
> Đoạn trường của một người Việt tìm 'miền đất hứa'

Lần đầu tiên, lực lượng an ninh đường biên của EU là Frontex hỗ trợ tài chính để một nhóm người Việt ở Đức và Ba Lan về nước. Đối với nhiều người trong số họ, cuộc trở về nhà này chấm dứt hành trình dài và gian khổ. Họ đã trả những khoản tiền rất lớn để được sang Đức nhưng đơn xin tị nạn của họ bị bác bỏ.

Bị những kẻ môi giới lừa gạt, nhiều người Việt từ bỏ mọi thứ nơi quê nhà để sang Đức và rồi bị từ chối cho tị nạn. Tại khu ngoại ô Marzahn của Berlin, cộng đồng người Việt được chia thành hai nhóm. Một bên là những doanh nhân thành đạt, đứng sau các quầy hoa và cửa hàng đồ ăn nhanh. Hầu hết những người trong nhóm này từng sang Đức lao động và đã có cuộc sống khiêm tốn trên đất này nhiều năm trời. Khi xe cảnh sát trờ tới, họ rất hài lòng vì có thể đó chính là khách hàng.

Dọc các bãi đỗ xe lại là một nhóm đàn ông Việt Nam khác và câu chuyện của họ khác hẳn. Những người này bán thuốc lá lậu. Sắc phục cùng ánh đèn lóe sáng trên nóc xe của cảnh sát là nỗi kinh hoàng. Họ sẵn sàng liều chết băng qua đường hoặc các thanh ray tàu điện ngầm để chạy trốn.

Những người bán hàng bất hợp pháp này là thế hệ di cư mới sang Đức. Tamara Henschel, người đứng đầu tổ chức giúp đỡ người Việt ở Marzahn, cho rằng khả năng ở lại Đức của họ rất mong manh. Vì đa số không có tiền và giấy phép lao động, những người nhập cư thế hệ mới này phải kiếm sống bằng nghề buôn bán bất hợp pháp.

Hiện có khoảng 85.000 người Việt sống hợp pháp tại Đức. Đa số đến Đức trong những năm 1970, 1980 và đã tạo dựng được cuộc sống tốt tại nước này. Con cái họ được đi học tại các trường sở tại và được xếp vào nhóm có kết quả học tập cao hơn các cộng đồng nhập cư khác, thậm chí cao hơn cả trẻ em sở tại.

Ngọc Sơn (theo Deutsche Welle)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét