Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2009

Núp bóng sân golf để xây biệt thự, khách sạn....

Toquoc Đằng sau các dự án sân golf… 7/5/2009

Xin làm sân golf nhưng trung bình chỉ 30% diện tích dùng đúng mục đích, số còn lại cứ thoải mái…

Sân golf dùng kinh doanh khách sạn

Từ năm 2006 tới 2008, cả nước có thểm 106 dự án sân golf, tăng 13 lần so với 16 năm trước cộng lại và tổng số sân golf được cấp phép lên tới 144 dự án.

144 dự án này nếu trở thành hiện thực thì cần tới hơn 44.500 ha đất. Được biết, trong số 76 dự án đã và đang triển khai thì tổng diện tích “chiếm” tới hơn 23.800 ha trong đó có hơn 10.000 ha là đất nông nghiệp và đất trồng lúa nước.

Theo nhiều chuyên gia, thực tế, mới chỉ có một số sân golf ở Việt Nam đã đi vào hoạt động, số còn lại mới chỉ là… trên giấy hoặc viễn tưởng thôi.

Theo GS Tôn Gia Huyên, Hội Khoa học Đất Việt Nam, hiện chưa có một quy hoạch tổng thể cho phát triển sân golf. Trong số 139 dự án sân golf thì chỉ có 41 dự án là được ghi rõ trong quy hoạch, còn lại là không có trong quy hoạch hoặc lấn vào diện tích dành chung cho hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, cảnh quan môi trường.

“Với tiến độ như thời gian vừa qua thì 144 dự án này không thể hoàn thành trước năm 2050” – GS Huyên nhận xét.

Từ đây, “bộ mặt” thực của các dự án sân golf đã được hé lộ đôi chút. Với 76 dự án đã và đang triển khai thì chỉ có 13 dự án là thuần tuý sân golf, các dự án còn lại đều có tỷ lệ bằng hoặc dưới 30% diện tích đất được cấp làm sân golf. Số diện tích còn lại được sử dụng để xây dựng các công trình kinh doanh dịch vụ thương mại, biệt thự, khách sạn, du lịch sinh thái, công viên cây xanh, vui chơi giải trí...

Golf còn là một loại trò chơi tốn đất, cả nước có 5.000 thành viên chơi golf nhưng bình quân mỗi dự án chiếm tới 203 ha. Một điều đáng báo động nữa khi 76 dự án sân golf đã “ăn” gần 10.000 ha đất nông nghiệp trong đó có hơn 1.800 ha đất trồng lúa nước. Nếu triển khai các dự án tại các tỉnh nông nghiệp thì diện tích này còn bị mất nhiều hơn nữa.

Thượng tá Phạm Mạnh Thông, Phó trưởng phòng 3, cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an còn cho biết, nhiều sân golf đang hoạt động vi phạm luật pháp về bảo vệ môi trường như không tuân thủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, không lập hồ sơ đăng ký có phát sinh chất thải nguy hại…

Ngoài ra, “chúng ta cũng nên duy trì tốc độ phát triển sân golf phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Không thể cứ so sánh Thái Lan có hơn 200 sân golf, gấp hơn hai lần ta, nhưng GDP của họ cao gấp bốn lần Việt Nam. Sân golf như viên thuốc nhân sâm bổ dưỡng, nếu ta dùng liều lượng không phù hợp thì có ngày… chết lăn quay” –---
Dân trí có bài nói về an sinh xã hội, nói không thì nói làm gì, chẳng biết có ai nghe... Đừng có nghe vội... Nhìn xem làm gì ... sân gôn, trường học, biên giới, bauxite, còn cả HS TS...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét