Không rõ hành động cúi xuống, hay thấp mình xuống khi trao quà có phải là nét văn hoá riêng của người Nhật hay không. Nhưng từ cách ứng xử của thầy cô giáo ở trung tâm K. nhìn lại thì thấy lối giáo dục cổ vũ bằng cách khen thưởng thành tích quen thuộc lâu nay ở ta là quá lỗi thời. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những điểm yếu kém nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam là đánh giá các loại năng lực của người học, trong khi xu hướng quốc tế hiện nay xem mục đích chính của việc đánh giá là nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để đánh giá học sinh, giáo viên ở ta nay hầu như vẫn chỉ dùng một phương pháp: ra đề kiểm tra. Đã vậy, cách ra đề kiểm tra đôi khi còn phiến diện, đơn điệu...
Ngày càng hiếm thấy một buổi lễ tuyên dương nào mà ở đó học sinh hiểu rằng mình được tuyên dương không phải vì thành tích mà bởi vì đã nỗ lực vượt qua chính bản thân mình.
Khi người thầy cúi xuống để trao phần thưởng, khi đó người thầy chẳng hề thấp đi, họ cúi xuống để học sinh nhận ra rằng các em đã lớn hơn lên!
Đúng vậy, liệu cha mẹ thầy cô còn nhớ những bước chân chập chững đầu tiên, hay lần đầu tiên bé biết lẫy. Cả nhà cùng vui, vì bé đã tự mình vượt lên từng nấc. Sao lại khi bé lớn, lại cứ so sánh con mình với A B C D nào đó ??? Sao không biết nâng từng bước để bé lớn hơn lên chính mình !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét